Đại cương
Để khỏi lúng túng trước cấp cứu cho một hay nhiều nạn nhân trước tai nạn giao thông chúng ta cần nắm và tiến hành các bước cấp cứu theo nguyên tắc sau:
A – Airway ( đường thở)
B – Breathing (hô hấp)
C – Circulation ( tuần hoàn)
D – Disability ( thần kinh)
E – Exposure (bộc lộ toàn thân)
Khi thăm khám để tránh bỏ xót các tổn thương phối hợp việc thăm khám tổng thể cần tiến hành nhanh chóng trong vòng 5 phút song song với việc đưa ra những chỉ định xử trí các thương tổn đe dọa tính mạng bệnh nhân trước.
Trình tự tiến hành
Đường thở
Xem bệnh nhân thở bình thường hay không
Đường thở có tắc nghẽn không:
Có nói được không
Có tụt lưỡi không
Có đờm rãi, gẫy răng, máu cục cùng các dị vật khác không? Nếu có phải lấy tay móc họng để lấy hết các dị vật ra.
Dùng kanyl đặt vào miệng chống tụt lưỡi.
Giữ đầu ở tư thế trung gian, không ngửa quá và cũng không gập quá.
Cần chú ý khi chấn thương vùng đầu hay phối hợp với các chấn thương cột sống.
Giữ tư thế bệnh nhân thông thoáng đường hô hấp
Hô hấp
Khám xem bệnh nhân có khó thở không
Nhịp thở bình thường từ 18-22 lần/ phút
Lớn hơn 30 lần/ phút là khó thở
Nhỏ hơn 10 lần/ phút là thở chậm, dễ tím tái
Để bệnh nhân nằm ở tư thế Fouler chống khó thở
Tìm nguyên nhân khó thở:
Chấn thương ngực kín
Do gẫy xương phải tìm mảng sườn di động.
Gẫy xương ức phải cố định xương ức.
Chấn thương ngực hở:
Vết thương ngực hở có phì phò phải bịt lại lỗ phì phò.
Nếu vết thương do dị vật đâm vào thì không được rút ra tại hiện trường, phải băng quanh chân dị vật và chuyển về tuyến sau.
Thở oxy nếu có.
Hô hấp nhân tạo khi thở chậm hoặc ngừng thở.
Tuần hoàn
Dấu hiệu của sốc:
Mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp thấp.
Chân tay lạnh, mũi lạnh, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, khát nước.
Da xanh, niêm mạc nhợt.
Lơ mơ, vật vã, khó thở.
Xử trí:
Cho bệnh nhân nằm ngửa,đầu thấp.
Nằm nơi thoáng mát khi mùa hè và ấm áp khi mùa đông.
Tư thế của BN và thầy thuốc khi làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim
Tìm nhanh các nguyên nhân để xử trí kịp thời:
Có dấu hiệu chảy máu ra ngoài:
Đứt các mạch máu ở chi hoặc chỗ nào chảy máu thành tia phải làm ngay lập tức bằng băng ép hoặc garo khi ở các chi hay mỏm cụt.
Nếu không thấy dấu hiệu chảy máu ra ngoài phải xem ngay:
Có mất máu do chảy máu vào bên trong:
Ổ bụng do vỡ tạng hoặc gan, lách, tụy, thận
Trong khoang ngực
Gẫy kín các xương lớn: gẫy xương đùi, cẳng chân, xương chậu…v.v.
Thần kinh
Xem bệnh nhân tỉnh hay mê ?
Bệnh nhân tỉnh:
Hỏi trả lời
Đúng
Chậm
Không trả lời
Có đáp ứng khi có cảm giác đau?
Cấu véo có gạt không?
Khám xem có chấn thương sọ não không?
Vết thương sọ não
Vết thương sọ não hở: thấy não lòi ra thường bệnh nhân tỉnh, nếu mê thì rất nặng.
Chú ý: Nếu vết thương do dị vật đâm vào thì không được rút ra tại hiện trường, phải băng quanh chân dị vật và chuyển về tuyến sau.
Chấn thương sọ não kín:
Hỏi người đi cùng xem bệnh nhân có khoảng tỉnh hay không
Khám: các dấu hiệu thần kinh cư trú không
Dãn đồng tử cùng bên và liệt chi bên đối diện với khối mãu tụ trong sọ.
Nếu liệt tứ chi: có tổn thương tủy cổ
Nếu liệt hai chi dưới, bí đái, bí ỉa: tổn thương tủy, vùng lưng và thắt lưng.
Có rối loạn thần kinh thực vật: mạch chậm, huyết áp tăng, thở nhanh, nông, khò khè do tăng tiết đờm rãi, sốt cao, luôn vã mồ hôi.
Bộc lộ toàn thân để thăm khám tránh bỏ xót tổn thương phối hợp.
Chú ý: Riêng với trường hợp có mũ bảo hiểm mà ghi tổn thương đốt sống cổ thì đừng bỏ mũ bảo hiểm vội.
Nới quần áo, khám toàn trạng một cách hệ thống để thống kê đầy đủ các thương tổn tránh bỏ xót các thương tổn phối hợp. Nếu trên người có xây xước hoặc bầm tím thì tương xướng với tạng phía dưới hay bị tổn thương. Thí dụ:
Chấn thương bụng kín: theo dõi để phát hiện kịp thời hai hội chứng điển hình thường gặp, cụ thể: hội chứng chảy máu trong do vỡ tạng đặc như gan, nách, tụy.
Hội chứng viêm phúc mạc do vỡ các tạng rỗng: dạ dày, ruột non, đại tràng, bàng quan
Vết thương bụng: khi có thấu bụng thì thấy ruột non hoặc ruột già lòi ra, hay mặc nối hoặc dịch ruột và giun cùng nước phân chảy ra qua vết thương. Khi ruột lòi ra phải dùng bát úp ngay lại chống lòi ra tiếp.
Chú ý: Nếu vết thương do dị vật đâm vào thì không được rút ra tại hiện trường, phải băng quanh chân dị vật và chuyển về tuyến sau.
Xử lý: Mùa nóng đặt bệnh nhân nằm nơi thông gió, thoáng mát. Mùa lạnh đặt bệnh nhân nơi kín gió, ấm áp.
Tiến hành song song việc khám và xử lý kịp thời các thương tổn thấy được theo nguyên tắc A, B, C trên cùng các tổn thương phối hợp khác như: phải cố định, bất động chi và cột sống khi có dấu hiệu chắc chắn gẫy xương, các mảng sườn di động, vết thương ngực thở phì phò phải được bít lại, phải làm dừng các vị trí chảy máu bằng băng ép hoặc garo ở các mỏm cụt, tổ chức não lòi ra phải được băng sạch và che lại nhưng không được băng ép.
Đa chấn thương do tai nạn giao thông
Vết thương bụng: lòi ruột.
Tài liệu tham khảo
Dawm, R- & G Branh Gmb- ROAD ACCIDENTS: PENETRATION INJURIES AND CONTUSIONS OF THE THORAX AND STOMACH- P. 3599- Publisher: G Branh GmbH- Germany-1971
Jessica M. Intravia, Thomas M. DeBerardino -Evaluation of Blunt Abdominal Trauma-Clinics in Sports Medicine Vol. 32, Issue 2, Pages 211-218-April 2013
Stephen Smith- Disruptive technology in the treatment of thoracic trauma– Pages 826-833- Edgar J. Poth Memorial Lecture, presented at the 65th Annual Meeting of the Southwestern Surgical Congress, Santa Barbara, California, March 26, 2013