Ở trẻ em, ngộ độc xảy ra như là 1 tai nạn không cố ý, đặc biệt ở trẻ em dưới 12 tuổi, chủ yếu xảy ra qua đường tiêu hoá (do ăn uống phải chất độc).
Chẩn đoán
Trước một trẻ nghi ngộ độc cấp cần xác định.
Trẻ có bị ngộ độc thật sựhay do một nguyên nhân bệnh lý khác
Mức độ nặng của ngộ độc.
Chất độc đó là gì.
Thời gian bị ngộ độc, lượng chất độc mà trẻ ăn uống phải.
Trong thực tế các tình huống có thể xảy ra là.
Dễ chẩn đoán: gia đình đứa trẻ đến với lời khai rõ ràng các tang chứng đưa theo cụ thể (thuốc, chai lọ đựng thuốc, củ, quả…)
Khó chẩn đoán: phải dựa vào nhiều yếu tố (hỏi bệnh, khám lâm sàng và xét nghiệm độc chất), có thể nghi nghờ trẻ bị ngộ độc khi:
+ Các triệu chứng bất thường xảy ra đột ngột (hôn mê, co giật, nôn, tiêu chảy, tím tái…) ở trẻ trước đó hoàn toàn khoẻ mạnh hoặc chỉ những bệnh nhẹ thông thường (sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi…)
+ Thường không sốt cao (ngoại trừ một số chất độc nhất định).
+ Hỏi những người xung quanh (đi theo) về các chất độc (thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu…) hoặc thuốc điều trị mà gia đình hiện đang dùng.
Khám lâm sàng toàn diện:
Để xác định tình trạng của trẻ, đặc biệt phải chú ý xác định được: tuổi, cân nặng, các chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn, tinh thần kinh, thân nhiệt).
Đồng thời phát hiện các dấu hiệu chỉ điểm đặc hiệu, ví dụ:
.Hôn mê, không có dấu hiệu thần kinh khu trú kèm theo: ngộ độc thuốc ngủ (barbituric) hoặc các loại an thần khác.
.Co giật: Ngộ độc strychnine, atropin, theophylin, long não…
.Co đồng tử: Ngộ độc atropin, imipramin, thuốc mê, rượu…
.Mạch chậm: Ngộ độc digitalis, quinine, muscarin…
.Mạch nhanh: Ngộ độc atropine, xanthin, theophylin…
.Sốt cao: Ngộ độc nhóm xanthin, theophylin…
.Hạ thân nhiệt: Ngộ độc barbituric, phenothiazin…
.Tăng thông khí: Ngộ độc salicylat (aspirin)…
.Xuất huyết: Ngộ độc chất chống vitamin K…
Xét nghiệm độc chất:
Phải lấy các chất nôn, dịch dạ dầy, phân, nước tiểu, máu của bệnh nhân và các chất vật phẩm nghi ngờ mà gia đình đưa đến để xác định độc chất.
Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ và các rối loạn mà một số xét nghiệm sau đây cần phải làm để giúp cho việc theo dõi và điều trị:
Công thức máu, urê, creatinin máu, điện giải đồ, đường máu, khí máu, chức năng gan, điện tâm đồ…
Xử lý
Đảm bảo và duy trì các chức năng sống
Phải đảm bảo bệnh nhân thở tốt: làm thông đường thở, thở oxy, đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ nếu cần.
Đảm bảo chức năng tuần hoàn: cấp cứu ngừng tim (nếu có). Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốc thì phải truyền nhanh dung dịch có điện giải, dung dịch keo hoặc máu (tuỳ theo trường hợp cụ thể, không được dùng ngay thuốc vận mạch nếu chưa được truyền dịch thỏa đáng.
Điều trị và ngăn ngừa co giật hay rối loạn thân nhiệt.
Loại trừ chất độc
*Những chất độc qua da, niêm mạc
Cởi bỏ quần áo.
Rửa sạch cơ thể bằng nước hoặc dung môi thích hợp.
*Những chất độc qua đường uống: Các biện pháp loại bỏ chất độc là:
Gây nôn, rửa dạ dày, tẩy ruột, bài niệu mạnh, lọc máu ngoài thận (thẩm phân phúc mạc, thận nhân tạo), hô hấp hỗ trợ.
Gây nôn, rửa dạ dày – Gây nôn: Chỉ định khi chất độc ở dạng thức ăn, lá, thuốc viên, thực hiện trong vòng một giờ đầu sau khi trẻ ăn uống phải chất độc mà vẫn còn tỉnh táo.
+ Có thể làm tức khắc bằng cách cho ngón tay vào họng để kích thích nôn.
+ Uống sirô Ipeca 7- 10%: trẻ em 6 – 12 tháng uống 1 lần 10ml, 1-10 tuổi uống 15ml, trên 10 tuổi uống 30ml. Sau khi uống xong cho trẻ uống nhiều nước, nếu sau 20 phút trẻ không nôn thì uống liều thứ hai.
+ Tiêm apomorphin liều 0.07mg/kg sau 2 đến 5 phút trẻ sẽ tựnôn (nếu có dấu hiệu suy thở thì tiêm naloxon (Narcan) liều 0.01mg/kg.
Rửa dạ dày
+ Chỉ thực hiện trong 6 giờ đầu sau khi uống phải chất độc và trẻ vẫn còn tỉnh táo hoặc đã được đặt ống nội khí quản nếu trẻ bị hôn mê.
+ Đặt ống thông vào dạ dày, cho bệnh nhân nằm đầu hơi thấp nghiêng về một bên. Dùng nước ấm thêm natriclorua (1 lít nước thêm 4g natriclorua) hoặc dùng luôn dung dịch huyết thanh mặn đẳng trương 0.9% để rửa và làm sạch dạ dày. Phải chú ý chất dịch chảy ra xem có các mẩu thuốc, thức ăn, máu. Về nguyên tắc là rửa cho đến bao giờ nước lấy ra trong (thực tế là lượng dịch để rửa dạ dày khoảng 100ml/kg cân nặng ở trẻ em. Chất dịch thu được cần gửi đi xét nghiệm độc chất. Sau khi rửa xong nên bơm than hoạt vào dạ dày.
Chống chỉ định gây nôn và rửa dạ dày:
Không gây nôn và rửa dạ dày khi bệnh nhân đang co giật và hôn mê.
Chất độc là chất ăn mòn (acid, kiềm, thuốc tẩy), chất bay hơi (xăng, dầu hoả, nước hoa), chất dầu không tan (chất bôi trơn, chất làm bong).
Than hoạt:
Lấy khoảng 30gam than hoạt pha với nước thành 1 thứ hồ, liều dùng 1g/kg cân nặng cho 1 lần. Cho bệnh nhân uống trực tiếp hoặc bơm vào dạ dày sau khi rửa dạ dày, có hiệu quả tốt nhất một giờ đầu sau khi bệnh nhân ăn, uống phải chất độc. Than hoạt không có hiệu quả đối với các chất độc là: rượu, acid boric, sắt, alcan, thilium, muối acid, cyanid, các chất có hydrocarbon.
Thuốc tẩy ruột: Sử dụng magê sulphat 250mg/kg cân nặng hoặc dầu paraphin 5ml/kg cân nặng, Khi dùng thuốc tẩy phải theo dõi tình trạng mất nước, điện giải. Không dùng thuốc tẩy có magiê cho người có suy thận.
Tanin:
Làm biến tính một số alcaloid và có thể kết hợp với muối kim loại nặng, ngăn cản sựhấp thu của chúng. Liều dùng 2-4g/ một lần.
Bài niệu mạnh:
Chỉ định khi chất độc được đào thải qua thận.
f.Kiềm hoá máu: ngộ độc thuốc ngủ Barbiturate
g.Lọc máu ngoài thận:
Chỉ định trong những trường hợp ngộ độc nặng với lượng lớn các chất độc có khả năng qua được màng lọc.
h.Đào thải chất độc qua đường hô hấp:
Chỉ định trong những trường hợp ngộ độc chất bay hơi (Rượu, benzene, ether,ceton, oxydcarbon, xylem…)
Kỹ thuật: đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ.
Giải độc
Giải độc không đặc hiệu:
+ Hấp thụ: than hoạt, tanin, sữa.
+ Trung hoà hoá học: dùng oxyd magiê để trung hoà acid, dùng dấm pha loãng, chanh để trung hoà chất kiềm…
Giải độc đặc hiệu:
Chỉ dùng khi biết chắc chắn chất gây độc và chỉ phát huy hết tác dụng khi chất độc còn lưu thông trong hệ tuần hoàn.
Ví dụ: Methemoglobin Dùng xanh methylen
Opi Narcan
Phospho hữu cơ Conthrathiol + Atropin
Paracetamol N. Acetyl – systein
Heparin Protamin
Dicoumarin Vitamin K1,PPSB