Đại cương
Nội soi bàng quang gắp dị vật bàng quang là một thủ thuật dùng dụng cụ để lấy dị vật qua đường nội soi bàng quang.
Chỉ định
Dị vật bàng quang.
Chống chỉ định
Nhiễm trùng đường niệu thấp đang tiến triển.
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có kích thước to.
U vùng tiểu khung có chèn ép tắc nghẽn đường niệu.
Chuẩn bị
Người thực hiện
01 bác sĩ, 01 điều dưỡng.
Phương tiện
Máy soi bàng quang cứng (kim loại) hoặc mềm(sợi).
Bộ cáp quang dẫn truyền hình ảnh và màn hình video.
Nguồn ánh sáng lạnh.
Nguồn nước vô trùng và hệ thống dẫn nước vào máy.
Dụng cụ gắp sỏi, dị vật bàng quang: dùng kẹp hoặc dùng rọ dormia: 01 bộ.
Giường kiểu khám phụ khoa có thể điều chỉnh lên xuống tự động.
Găng vô trùng: 02 đôi
Cồn betadin sát trùng: 01 lọ
Gạc vô khuẩn: 02 gói
Kẹp vô trùng: 01 cái
Quần áo mổ: 02 bộ
Mũ, khẩu trang: 02 bộ
Thuốc giảm đau (Felden, mobic,…), gây tê tại chỗ (Xylocain)
Người bệnh
Cần được giải thích kỹ trước khi làm thủ thuật, tiêm thuốc giảm đau trước khi tiến hành thủ thuật (Felden, mobic…) và cần được gây tê tại chỗ bằng Xylocain (thường dùng loại gel) bơm qua đường niệu đạo.
Hồ sơ bệnh án
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Thực hiện kỹ thuật
Giảm đau cho người bệnh: tiêm thuốc giảm đau trước khi tiến hành thủ thuật (Felden, mobic..), gây tê tại chỗ bằng xylocain (thường dùng loại gel) bơm qua đường niệu đạo.
Tư thế người bệnh: nằm theo tư thế sản khoa hay tư thế bàng quang.
Soi kiểm tra: đặt máy soi bàng quang, cho nước và bàng quang kiểm tra tình trạng bàng quang, xác định vị trí, kích thước của sỏi, dị vật.
Đưa kẹp để gắp dị vật bàng quang.
Tai biến và xử trí
Thủng bàng quang
Rất ít xảy ra, xử trí ngoại khoa.
Chảy máu
Theo dõi, dùng thuốc cầm máu, truyền máu trong trường hợp mất quá nhiều máu.
Nhiễm khuẩn
Do có nhiễm khuẩn cũ hoặc nhiễm khuẩn do làm thủ tục kéo dài và không vô khuẩn tuyệt đối. Điều trị kháng sinh và theo dõi.
Tài liệu tham khảo
Choe JH, Kwak KW, Hong JH, et all (2008) Efficacy of lidocaine spray as topical anesthesia for outpatient rigid cystoscopy in women: a prospective, randomized, double-blind trial. Urology; 71(4): 561-6.
Karabacak OR, Cakmakci E, Ozturk U, et al. (2011) Virtual cystoscopy: the evaluation of bladder lesions with computed tomographic virtual cystoscopy. Can Urol Assoc J.; 5(1): 34-7.
Wolf JS Jr, Bennett CJ, Dmochowski RR, et all. (2008) Best practice policy statement on urologic surgery antimicrobial prophylaxis. J Urol.; 179(4):1379-90.