Nội dung

Nội soi bơm rửa bàng quang, bơm hóa chất

Đại cương

Nội soi bàng quang và bơm hóa chất là một thăm dò bàng quang qua đường niệu đạo bằng máy soi, từ đó có thể nhìn thấy rõ nhất bên trong niệu đạo, bàng quang. Khi phát hiện tổn thương cần điều trị bằng hóa chất (ung thư bàng quang, đái máu sau điều trị xạ trị của ung thư vùng tiểu khung) thì tiến hành bơm hóa chất vào trong bàng quang. Hóa chất được dùng tùy theo bệnh lý bàng quang và mục tiêu điều trị.

Chỉ định

Bơm hóa chất trong điều trị ung thư bàng quang, điều trị triệu chứng trong đái máu sau xạ trị ung thư vùng tiểu khung…

Chống chỉ định tương đối (cho một số hóa chất)

Phụ nữ có thai và cho con bú.

Chuẩn bị 

Người thực hiện

Bác sĩ: 01

Điều dưỡng: 01

Phương tiện 

Máy nội soi bàng quang ống cứng và nguồn sáng phù hợp. Bàn nội soi bàng quang

Vật tư tiêu hao: 

Dung dịch sát khuẩn: betadin 10% hoặc thuốc đỏ.

Gel xylocain và chlorhexadin.

Gạc vô trùng: 05 miếng

Panh vô trùng: 01 chiếc

Găng vô trùng: 02 đôi        

1000- 2000 ml nước vô trùng (nước cất hoặc natriclorua 0,9%).

Quần dành cho người bệnh soi bàng quang.

Hóa chất bơm bàng quang.

Người bệnh

Người bệnh được giải thích rõ về chỉ định, quá trình diễn ra cũng như biến chứng của thủ thuật.

Hồ sơ bệnh án

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra người bệnh

Thực hiện kỹ thuật

Tư thế người bệnh

Người bệnh nằm ở tư thế sản khoa.

Người bệnh được mặc quần dành cho người bệnh nội soi bàng quang.

Tiến hành

Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng gạc thấm dung dịch sát trùng.

Ống soi được bôi trơn bằng dung dịch xylocain và chlorhexadin. Bác sĩ đưa từ từ ống soi qua lỗ niệu đạo vào bàng quang.

Trong quá trình đưa ống soi vào bàng quang, cần để nước vô trùng chảy liên tục qua ống soi để giảm tổn thương cho niệu đạo và bàng quang. 

Sau khi rửa sạch bàng quang, bơm hóa chất vào bàng quang (loại hóa chất, số lượng, thời gian lưu tùy theo mục đích điều trị).

Ghi hồ sơ bệnh án

Ngày giờ tiến hành thủ thuật.

Tên hóa chất, số lượng hóa chất bơm vào bàng quang.

Tình trạng của người bệnh trong và sau khi tiến hành thủ thuật.

Tên người tiến hành.

Theo dõi 

Trong 24- 48 giờ:

Nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng.

Theo dõi tính chất, màu sắc, số lượng nước tiểu.

Tình trạng bụng (đau, phản ứng thành bụng).

Theo dõi tác dụng phụ của hóa chất và phản ứng dị ứng.

Tai biến 

Chấn thương bàng quang niệu đạo, nặng có thể gây thủng bàng quang, rách niệu đạo.

Xử trí tai biến 

Tùy theo tai biến xảy ra có biện pháp xử trí phù hợp.

Tài liệu tham khảo

Chundamala J,Wright JG (2007). The efficacy and risks of using povidoneiodine irrigation to prevent surgical site infection: an evidence-based review. Can J Surg, 50 (6), pp. 473-81.

Fong IW (1995). The value of a single amphotericin B bladder washout in candiduria. J Antimicrob Chemother, 36 (6), pp. 1067-71.

P.J. Van Den Broek TD, R.P. Mouton (1985). Blader irrigation with  povidoneiodine in prevention of urinary- tract infection associated with intermittent urethral catheterisation. The Lancet, 325 (8428), pp. 563.

Riedl CR, Daniltchenko D, Koenig F, et al. (2001). Fluorescence endoscopy with 5-aminolevulinic acid reduces early recurrence rate in superficial bladder cancer.  J Urol, 165 (4), pp. 1121-3.