Nguyên lý
Não sử dụng glucose để sản xuất năng lượng, glucose đi vào các nơron thần kinh và các tế bào hình sao và chuyển hoá qua quá trình phosphoryl hoá thong qua hexokinase. Quá trình giải phóng năng lượng xảy ra tại các synnap thần kinh thông qua con đường tricacbonxylic axit yêu cầu oxy và sinh năng lượng ATP cao (aerobic glycolysis). Con đường này là rất hiệu quả nhưng có thể không đáp ứng kịp thời nhu cầu năng lượng trong não hoạt động. Ngược lại tế bào hình sao chủ yếu sử dụng glucose qua con đường kỵ khí, cung cấp năng lượng thấp hơn nhưng tốc độ nhanh hơn đáp ứng nhu cầu năng lượng của các tế bào đệm. Sự chuyển hoá glucose của các tế bào thần kinh phản ánh chặt chẽ chức năng của các tế bào thần kinh khi nghỉ cũng như khi hoạt động. Gắn glucose với 18F flouorin cho phép định lượng hoặc bán định lượng quá trình trao đổi chất tại các khớp nối tế bào thần kinh. Chất xám thần kinh sử dụng 40- 60 mmol glucose/ 100gram mô não, chất trắng sử dụng glucose bằng 25- 30% so với chất xám.Các giá trị cao nhất được tìm thấy trong hạch nền, dưới đồi, vỏ não thuỳ chẩm, trong khi đó sừ chuyển hoá thất nhất được ghi nhận tại tiểu não, vỏ não thuỳ thái dương.
18FDG PET đã được chứng minh là có độ nhạy rất cao trên người bệnh sa sút trí tuệ biểu hiện sự giảm chuyển hoá tại một số vùng của mô não. Điều này đồng nghĩa rằng 18FDG PET như là marker chỉ điểm cho chẩn đoán bệnh lý sa sút trí tuệ cũng như theo dõi đánh giá tiến triển của bệnh theo thời gian.
Chỉ định
Đánh giá tình trạng sa sút trí tuệ: bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu v.v…
Chống chỉ định
Phụ nữ có thai
Phụ nữ đang cho con bú nếu cần thiết phải chụp PET/CT thì phải ngưng cho con bú trong vòng 24 giờ sau khi chụp.
Người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc cản quang, suy thận. Trong những trường hợp này chụp PET/CT không dùng thuốc cản quang.
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
Điều dưỡng Y học hạt nhân
Cán bộ hóa dược phóng xạ
Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
Cán bộ an toàn bức xạ
Phương tiện, thuốc phóng xạ
Máy ghi đo:
Máy PET/CT; máy chuẩn liều phóng xạ positron; hệ thống chia liều phóng xạ; máy đo rà phóng xạ; máy tiêm thuốc cản quang.
Thuốc phóng xạ:
Thuốc phóng xạ 18FDG. Liều dùng: 0,14-0,15 mCi/kg cân nặng cơ thể (5,185,55 MBq/kg). Tiêm tĩnh mạch.
Tùy theo trường hợp cụ thể, có thể dùng hoặc không dùng thuốc cản quang khi chụp CT.
Dụng cụ, vật tư
Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.
Kim lấy thuốc, kim tiêm.
Bông, cồn, băng dính.
Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng y tế.
Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.
Người bệnh
Giải thích, tư vấn trước cho người bệnh và thân nhân về phương pháp và các bước tiến hành chụp PET và PET/CT.
Người bệnh nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi được tiêm thuốc chụp PET và PET/CT.
Người bệnh được thăm khám, khai thác tiền sử bệnh, tình trạng thai nghén hay đang cho con bú, lập hồ sơ cho mỗi người bệnh.
Kiểm tra đường huyết trước khi tiêm 18FDG (đường huyết phải thấp hơn 150 mg/dl hoặc 8,0 mmol/l).
Kiểm tra chức năng thận, nếu có chỉ định sử dụng thuốc cản quang. – Lập đường truyền tĩnh mạch.
Các bước tiến hành
Kiểm tra kỹ thuật và chuẩn máy PET và PET/CT theo quy định để đảm bảo máy PET và PET/CT hoạt động tối ưu.
Tiêm thuốc phóng xạ theo đường truyền tĩnh mạch.
Sau khi tiêm 18FDG, người bệnh uống nhiều nước (ít nhất 1/2 lít nước) trước khi chụp hình.
Người bệnh nằm nghỉ tại phòng theo dõi trước khi chụp hình 45 – 60 phút, hạn chế tối đa việc đi lại, nói chuyện, vận động trước khi chụp.
Người bệnh đi tiểu hết trước khi chụp hình.
Tư thế người bệnh và chụp hình:
Người bệnh được đặt vào khuôn máy (khung tròn), nằm ngửa thẳng, hai tay để xuôi dọc theo cơ thể.
Chọn Protocol chụp PET/CT não.
Chụp CT não.
Chụp PET não.
Người bệnh sau khi chụp được theo dõi trong phòng chờ riêng. Bác sĩ kiểm tra lại hình ảnh thu được, bảo đảm hình ảnh thu được đã đạt yêu cầu mới cho người bệnh về nhà.
Hướng dẫn người bệnh đi tiểu sạch vào bể thải trước khi ra về và tiếp tục uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Người bệnh hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh trong vòng 3 giờ, tránh tiếp xúc trong vòng 24 giờ với phụ nữ đang mang thai và trẻ em.
Đánh giá kết quả
Hình ảnh bình thường
Hấp thu FDG sinh lý đồng đều tại nhu mô não, đối xứng.
Hình ảnh bệnh lý
Chẩn đoán bệnh Alzheimer (AD) giai đoạn sớm của bệnh, khi người bệnh chưa sa sút trí tuệ gọi là suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) qua các test chẩn đoán.
Chụp hình não trên người bệnh điển hình MCI nghi ngờ bị AD bằng 18FDG PET sẽ phát hiện các tổn thương có thể gặp: giảm chuyển hoá glucose ở một trong các vị trí: dưới vỏ não, ở vùng đỉnh bên sau, cả hai bên, kết hợp vỏ não bên trán. Phân tích chi tiết các thay đổi hấp thu FDG trên các lát transaxial ở các vùng dưới đồi, thùy thái dương;
Các vùng: vỏ não cảm giác, vỏ não thị giác, đồi thị, hạch nền, tiểu não không bị ảnh hưởng.
Một đặc điểm nổi bật trong các giai đoạn sớm của bệnh là tổn thương không đối xứng.
Sa sút trí tuệ thuỳ trán- thái dương:
Giảm chuyển hoá ở thuỳ trán có tính chất bất đối xứng, kèm theo tổn thương giảm chuyển hoá ở trước bên thuỳ thái dương, insula và cingulate gyrus phía trước.
Giảm chuyển hoá ở thuỳ trán và tiểu não đối bên trong bệnh cảnh tổn thương thuỳ trán nặng.
Hai thuỳ trán giảm chuyển hoá trong biến thể: ‘thoái hóa thùy trán (FLD).
Sa sút trí tuệ với thể Lewy:
Sa sút trí tuệ với thể Lewy chiếm khoảng 10-15% các trường hợp sa sút trí tuệ.
Tổn thương não giảm chuyển hoá tương tự như trong AD, nhưng giảm chuyển hoá thường gặp và nặng hơn ở thuỳ chẩm, giảm chuyển hoá mức độ nhẹ hơn ở thuỳ thái dương giữa.
Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu:
Giảm chuyển hoá nổi bật trong hạch nền, trong đồi thị, patchily, ở một số khu vực vỏ não, thường là vỏ não thuỳ thái dương.
Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi người bệnh trong suốt quá trình ghi hình.
Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ: rất hiếm gặp. Xử trí: dùng thuốc chống dị ứng, tuỳ mức độ.