Đại cương
Hai lipid chính trong máu là cholesterol và triglyceride, chúng được gắn và chuyên chở nhờ protein và tạo thành phức hợp đại phân tử gọi là lipoprotein. Những Lipoprotein chủ yếu là chylomicron, lipoprotein tỉ trọng rất thấp(pre-β)(VLDL), lipoprotein tỉ trọng thấp(β -)(LDL), lipoprotein tỉ trọng cao(α-)(HDL)
Rối loạn lipid máu thường gặp là thứ phát từ rối loạn chuyển hóa khác hoặc do sử dụng thuốc.
Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch, của bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim. Bệnh động mạch vành và các bệnh lý xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây tử vong chính ở các nước phát triển, tỉ lệ tử vong do các dạng bệnh lý này đang ngày càng tăng lên ở các nước đang phát triển.
Từ năm 1998, Hội Tim mạch Việt nam đã có khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu1.
Đánh giá nguy cơ tim mạch là bước đầu tiên trong xử trí rối loạn lipid máu, cần phải xác định là đã có bệnh động mạch vành hay chưa, có các yếu tố nguy cơ tương đương với bệnh mạch vành hay không (đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch cảnh có triệu chứng, nguy cơ động mạch vành trong 10 năm tới >20%). Nếu có ≥2 yếu tố nguy cơ, phải thực hiện đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham.2 Ngoài ra, còn phải đánh giá các yếu tố nguy cơ khác như béo phì, ít vận động thể lực, chế độ ăn dễ gây xơ vữa, tăng lipoprotein (a), tăng Homocystein, …
Xác định yếu tố nguy cơ và bệnh lý nền giúp xác định LDL-C mục tiêu khi điều trị.
Nguyên nhân
Rối loạn lipid máu là hậu quả tử sản xuất quá nhiều hoặc khiếm khuyết thanh thải VLDL-C hoặc tăng chuyển đổi từ VLDL-C thành LDL-C hoặc thứ phát sau rối loạn chuyển hóa khác.
Rối loạn lipid máu thứ phát sau rối loạn chuyển hóa khác là dạng thường gặp nhất
Béo phì: tăng TG, giảm HDL-C
Lối sống tĩnh tại: giảm HDL-C
Đái tháo đường: tăng TG, tăng cholesterol toàn phần
Nghiện rượu: tăng TG, HDL-C
Nhược giáp: tăng cholesterol toàn phần
Cường giáp: giàm cholesterol toàn phần
Hội chứng thận hư: tăng cholesterol toàn phần
Suy thận mãn: tăng cholesterol toàn phần, tăng TG
Bệnh gan(xơ gan): giảm cholesterol toàn phần
Bệnh gan tắc nghẽn: tăng cholesterol toàn phần
Bệnh ác tính: giảm cholesterol toàn phần
Bệnh cushing ( sử dụng steroid) tăng cholesterol toàn phần
Thuốc ngửa thai: tăng TG, cholesterol toàn phần
Lợi tiểu: tăng TG, cholesterol toàn phần
Ức chế beta: tăng cholesterol toàn phần, giảm HDL-C
Rối loạn lipid nguyên phát:
Ít gặp, liên qua đến rối loạn gen
Tăng cholesterol gia đình:
Tăng cholesterol gia đình đồng hợp tử, tần suất khoảng 1/1triệu trường hợp, là tình trạng không có hoặc có rất ít thụ thể của LDL trên bề mặt tế bào dẫn đến tổng hợp LDL bất thường, bệnh tim xuất hiện sớm tử niên thiếu và đa phần tử vong do bệnh tim ở tuổi 20-30.
Tăng cholesterol gia đình dị hợp tử, tần suất khoảng 1/500 trường hợp, người bệnh có 50% lượng thụ thể LDL so với bình thưởng, tăng LDL-C và cholesterol toàn phần, bệnh tim mạch sớm có thể có xanthoma.
Khiếm khuyết apolipoprotein B 100 gia đình: biểu hiện giống trường hợp tăng cholesterol gia đình dị hợp tử
Tăng cholesterol gia đình kết hợp tăng triglycerides: tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
HLD-C thấp
Rối loạn nguyên phát gồm giảm alphalipoprotein gia đình, tăng triglycerides nguyên phát..
Nguyên nhân thứ phát gồm hút thuốc, béo phì, ít vận động, thuốc,..
Tầm soát và phân loại rối loạn lipid máu
Theo NCEP khuyến cáo nên tầm soát rối loạn lipid máu ở người ≥20 tuổi mỗi 5 năm, nhưng theo đề nghị của American College of Physcians và the United States Preventive Services Task Force thì nên bắt đầu tầm soát rối loạn lipid máu ở nam từ 35 tuổi và ở nữ từ 45 tuổi, trừ khi có tiền sử gia đình hoặc có biểu hiện có biểu hiện rối loạn chuyển hóa khác.3
Xét nghiệm Lipoprotein phải được thực hiện sau bữa ăn từ ≥12 giờ, gồm xét nghiệm cholesterol toàn phần, triglycerides, HDL-C, LDL-C, lipoprotein.
Có nhiều cách phân loại rối loạn lipid máu, hai phân loại thường dùng: Phân loại của Fredrickson ( có bổ sung của Tổ chức Y tế Thế giới)
Nhóm |
Tăng Lipoprotein |
Tăng lipid |
I |
Chylomicron |
TGs |
IIa |
LDL-C |
Cholesterol |
IIb |
LDL-C và VLDL-C |
TGs và cholesterol |
III |
VLDL-C và chylomicron |
TGs và cholesterol |
IV |
VLDL-C |
TGs |
V |
Chylomicron và VLDL |
TGs và cholesterol |
Phân loại theo EAS (European Atherosclerosis Society)
Loại |
Tăng cholesterol |
Tăng triglycerides |
Thể tăng kết hợp |
Thành phần lipoprotein tăng |
LDL |
VLDL |
LDL+VLDL |
Thành phần lipid tăng |
Cholesterol toàn phần |
Triglycerides |
Cholesterol toàn phần + triglycerides |
Điều trị
Không dùng thuốc
Thay đổi lối sống
Hạn chế thực phẩm chứa cholesterol và axit béo bão hòa là biện pháp hiệu quả nhất làm giảm LDL-C và TG, khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa kỳ và NCEP lượng chất béo trung bình ở người lớn ≤30% tổng calori nhập vào trong 24h, hạn chế thức ăn chiên xào,…
Giảm cân nặng càng gần BMI
Hoạt động thể lực: ngồi tại chỗ60p/ngày, 3-4 lần/tuần
Ngừng hút thuốc lá,…
Điều trị với thuốc:
Các thuốc
Thuốc |
Cơ chế |
Tác dụng trên lipid |
Tác dụng phụ |
Liều |
Nhóm statin |
Ức chế HMG- CoA reductase, ngăn chận tổng hợp cholesterol |
Giảm LDL-C 18- 55%, giảm TG: 7- 30%, tăng HDL-C 5- 15% |
Đau cơ, nhức đầu, chướng bụng, nổi mẩn đỏ, tăng men gan,.. |
Simvastatin: 5-80mg/ngày Atorvastatin: 10-80mg/ngày Rosuvastatin: 10-20mg/ngày… |
Tách acid mật |
Tăng oxyt hóa cholesterol thành axit mật |
Giảm LDL-C: 10- 30%, tăng HDL-C: 3- 5%, không ảnh hưởng TG |
Táo bón, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn,.. |
Cholestiramine: 8-32g/ngày Colestipol: 10-40g/ngày |
Fibrate |
Là chất đồng vận cho yếu tố chuyển nhân, kích thích sự tổng hợp các men oxyt hóa axit béo làm giảm TG |
Giảm TG: 20-50%, giảm LDL-C:5-20%, tăng HDL-C:10-20% |
Khó tiêu , đau bụng, tiêu chảy |
Gemfibrozil: 600 mg x 2/ngày Clofibrate: 1g x 2/ngày Fenofibrate: 200-300 mg/ngày |
Nicotinic axit |
Chưa rõ ức chế ly giải mỡ ở mô mỡ, giảm ester hóa TG tại gan,.. |
Tăng GDL-C:15- 35%,giảm LDL-C:5- 25%, giảm TG:20- 50% |
Đỏ bừng da, rối loạn tiêu hóa, viêm gan,… |
1-3 gx3/ngày |
Ezetimibe |
ức chế hấp thu cholesterol tại ruột non |
Giảm LDL-C:18%, giảm nhẹ TG và tăng nhẹ HDL-C |
|
10mg/ngày |
Tăng lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL-C), giảm lipoprotein tỉ trọng cao (HDL-C), tăng triglycerides (TG) là những yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh động mạch vành, mức độ LDL-C càng cao thì nguy cơ bị bệnh động mạch vành càng lớn4.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy LDL-C là mục tiêu hàng đầu trong điều trị rối loạn lipid máu, khi đưa LDL-C 4,5
Mức LDL-C (mg%)
Nguy cơ |
mục tiêu |
mục tiêu non HDL |
thay đổi lối sống |
dùng thuốc |
Cao |
≥100 |
|
||
Cao-Trbình |
≥130 |
|
||
Trung bình |
≥130 |
≥160 |
||
Thấp |
≥160 |
≥190 |
Việc điều trị nên tiến hành lúc đang nằm viện vì cơn mạch vành cấp nếu bệnh nhân chưa điều trị trước đó, kèm theo chế độ ăn kiêng theo NCEP là lượng mỡ bão hòa khoảng 7% tổng lượng calori và lượng cholesterol hàng ngày
Mức Triglycerides (mg%)
≥500 |
200-499 |
150-199 |
Dùng thuốc giảm TG |
Dùng thuốc |
Thay đổi lối sống |
Thay đổi lối sống |
Đưa LDL-C về mục tiêu |
|
|
Giảm non HDL-C |
|
|
Thay đổi lối sống |
|
Theo dõi
Lần 1:
Đánh giá bước đầu, đánh giá nguy cơ tim mạch & nguy cơ bệnh mạch vành trong 10năm tới.
Điều trị không dùng thuốc nếu yếu tố nguy cơ tim mạch ≤1 và nguy cơ bệnh mạch vành trong 10năm tới ≤10%
Lần 2: xét nghiệm lại 6 tuần sau lần 1
Lần 3: xét nghiệm 6 tuần sau lần 2
Bắt đầu điều trị nếu không đạt mục tiêu
Khi điều trị: xét nghiệm định kỳ
2-3 tháng/lần
4-6 tuần/lần nếu có nguy cơ tim mạch, bệnh mạch vành
Khi đạt mục tiêu: xét nghiệm 3-6 tháng/lần
Phòng ngừa
Chủ yếu là tác động lên lối sống:
Giảm ăn mỡ bão hòa và cholesterol
Tăng cường hoạt động thể lực
Kiểm soát cân nặng
Điều trị rối loạn lipid bằng thuốc khi LDL-C quá cao hoặc có quá nhiều yếu tố nguy cơ
Lưu đồ chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu:
Bảng 1
Các khái niệm
Yếu tố nguy cơ chính theo ncep (national cholesterol education program adult treatment panel iii guidelines)
Hút thuốc
Tăng huyết áp( huyết áp≥140/90mmHg hoặc đang sử dụng thuốc hạ áp)
Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm( nam
HDL cholesterol thấp
Tuổi nam≥ 45t, nữ ≥55t
Ước tính nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham
Dựa vào 5 yếu tố: tuổi, mức HDL-C, mức cholesterol toàn phần, hút thuốc lá, trị số HA tâm thu
Tuổi |
Điểm số |
|
Nam |
Nữ |
|
20-34 |
-9 |
-7 |
35-39 |
-4 |
-3 |
40-44 |
0 |
0 |
45-49 |
3 |
3 |
50-54 |
6 |
6 |
55-59 |
8 |
8 |
60-64 |
10 |
10 |
65-69 |
11 |
12 |
70-74 |
12 |
14 |
75-79 |
13 |
16 |
HDL-C (mg%) |
Điểm số nam (nữ) |
≥60 |
-1(-1) |
50-59 |
0(0) |
40-49 |
1(1) |
2(2) |
Cholesterol toàn phần |
Điểm số nam (nữ) |
||||
20-39 |
40-49 |
50-59 |
60-69 |
70-79 |
|
0(0) |
0(0) |
0(0) |
0(0) |
0(0) |
|
160-199 |
4(4) |
3(3) |
2(2) |
1(1) |
0(1) |
200-239 |
7(8) |
5(6) |
3(4) |
1(1) |
0(1) |
240-279 |
9(11) |
6(8) |
4(5) |
2(3) |
1(2) |
≥280 |
11(13) |
8(10) |
5(7) |
3(4) |
1(2) |
Thuốc lá |
Điểm số nam (nữ) |
||||
20-39 |
40-49 |
50-59 |
60-69 |
70-79 |
|
Không hút thuốc |
0(0) |
0(0) |
0(0) |
0(0) |
0(0) |
Hút thuốc |
8(9) |
5(7) |
3(4) |
1(2) |
1(1) |
Huyết áp tâm thu (mmHg) |
Chưa điều trị nam (nữ) |
Đang điều trị nam (nữ) |
0(0) |
0(0) |
|
120-129 |
0(1) |
1(3) |
130-139 |
1(2) |
2(4) |
140-159 |
1(3) |
2(5) |
≥160 |
2(4) |
3(6) |
Tổng số điểm |
Nguy cơ 10 năm (%) nữ |
9 |
1 |
10 |
1 |
11 |
1 |
12 |
1 |
13 |
2 |
14 |
2 |
15 |
3 |
16 |
4 |
17 |
5 |
18 |
6 |
19 |
8 |
20 |
11 |
21 |
14 |
22 |
17 |
23 |
22 |
24 |
27 |
≥25 |
≥30 |
Tổng số điểm |
Nguy cơ 10 năm (%) nam |
0 |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
3 |
1 |
4 |
1 |
5 |
2 |
6 |
2 |
7 |
3 |
8 |
4 |
9 |
5 |
10 |
6 |
11 |
8 |
12 |
10 |
13 |
12 |
14 |
16 |
15 |
20 |
16 |
25 |
≥17 |
≥30 |
Bảng 1:
Tài liệu tham khảo
Xử trí rối loạn lipid máu. Khuyến cáo số 06 của Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam (1998)
Xử trí rối loạn lipid máu. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu của Hội Tim mạch học quốc gia Việt nam (2008)
Executive Summary of The Third Report of The National Cholesterol Education Program Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III). JAMA 2001; 285:2487-2497.
Heart Protection Study Collaborative Group. MRC/BHF Heart Protection Study of cholesterol lowering with simvastatin in 20,536 high-risk individuals: a randomised placebo controlles trial. Lancet 2002:360:7-22
Randomised trial of cholesterol lowering in 4444patients with coronary heart disease: the Scandinavian Simvastatin Survival Study(4S). Lancet 1994;344:1383-1389.