PHẪU THUẬT CẮT CHÉO THÂN ĐỐT SỐNG CỔ ĐƯỜNG TRƯỚC
Đại cương
Được mô tả lần đầu cách đây 2 thập kỷ dùng trong điều trị các bệnh lý chèn ép tủy và rễ (1992)
Một số nghiên cứu cho rằng kỹ thuật này an toàn, hiệu quả và duy trì lâu dài độ vững của cột sống vì đường mổ tiếp cận trực tiếp với vị trí gây triệu chứng
Chỉ định
Hội chứng chèn ép rễ hoặc chèn ép tủy rõ nguyên nhân do chèn ép tuỷ từ phía trước, áp dụng cho các trường hợp cốt hóa dây chằng dọc sau.
Quan sát được mức độ hẹp tương ưng trên CT hoặc MRI
Cột sống cổ trung gian hoặc ưỡn, không có dấu hiệu mất vững trên XQ động
Chống chỉ định
– Cột sống cổ mất vững (di lệch trên 2mm)
Chuẩn bị
Người thực hiện:
Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa PTCS, giải thích kỹ tình trạng bệnh của người bệnh cho gia đình.
Phương tiện:
Giá đỡ đầu, khoan mài, dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa, Carm dùng trong mổ
Người bệnh:
Vệ sinh vùng mổ, nhịn ăn 6 giờ trước phẫu thuật
Hồ sơ bệnh án
Theo quy định, ký cam đoan hồ sơ phẫu thuật
Thời gian dự kiến phẫu thuật: 120 phút
Các bước tiến hành
Tư thế:
Nằm ngửa cố định đầu trên khung Mayfield, đầu được xoay về phía đội diện.
Vô cảm:
Gây mê NKQ
Kỹ thuật:
Xác định vị trí phẫu thuật trước mổ sử dụng Carm
Đường rạch: dọc theo bờ trong có ức đòn chũm
Phẫu tích bộc lộ: cắt cơ bám da cổ, xác định ranh giới giữa cơ ức đòn chũm và bó mạch cảnh trong; dùng kéo phẫu tích đi vào ranh giới đó, sử dụng bộ vén vén toàn bộ cơ ức đòn chũm ra ngoài trong khi các mạch lớn, khí quản vả thực quản được giữ nguyên không phẫu tích và được che bảo vệ bằng dụng cụ. Bộc lộ mỏm ngang và phần bên của thân đốt sống
Xác định vị trí đĩa cần phẫu thuật bằng Carm – Giải ép lỗ liên hợp
Cắt chéo thân đốt sống: sử dụng dao 11mm tách đĩa đệm trên và dưới khỏi thân đốt càn thao tác. Dùng khoan mài cắt từ trước ra tới giới hạn sau của thân đốt sống, phần còn lại của diện mài và đĩa đệm sử dụng Kerrision 1mm để lấy bỏ. Tiếp tục sử dụng khoan mài, mài chéo thân đốt sống sang bên đối diện cho đến giới hạn của cuống bên đối diện. lấy bỏ tối đa dây chằng dọc sau.
Cầm máu kỹ bằng sáp xương và dao điện lưỡng cực.
Đặt 01 dẫn lưu
Đóng các lớp theo giải phẫu
Điều trị sau phẫu thuật
Chăm sóc hậu phẫu:
Thay băng cách ngày
Kháng sinh đường tĩnh mạch 7 ngày
Rút dẫn lưu sau 48h
Đeo nẹp cổ cứng trong 4 tuần
Phục hồi chức năng
Hướng dẫn lăn trở, thay đổi tư thế dự phòng loét tỳ đè, viêm nhiễm
Ngày thứ 2: tập ngồi và tập vận động thụ động và chủ động
Ngày thứ 3: tập đi lại
Tai biến và xử trí
Tổn thương các mạch
Mạch máu nhỏ: Cầm máu bằng dao điện lưỡng cực
Mạch máu lớn: Băng ép chặt vết mổ, khâu cầm máu
Mạch máu quanh lỗ liên hợp: Dao điện lưỡng cực, surgicel cầm máu
Tổn thương rách màng cứng và rò dịch não tủy
Theo dõi và điều trị nội khoa
Nhiễm trùng
Thay băng điều trị kháng sinh