Định nghĩa
Phẫu thuật cắt chỏm nang gan là phẩu thuật được lựa chọn trong điều trị nang gan lớn đơn độc. Phẫu thuật có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở tủy cơ sở có trang thiết bị và bỏ phẫu thuật viên nội soi hay không. Thực chất của phẫu thuật cắt chỏm nang gan là phẫu chỉ cần mở cửa sổ nang gan đủ rộng (cửa sổ có đường kính 2cm là đủ)
Chỉ định
Nang gan đơn độc có đường kính ≥ 6cm có biểu hiện lâm sàng: đau tức HSF khó chịu vùng thượng vị.
Có ≤3 nang trong đó có nang đường kính > 5 – 6 cm ở sát vỏ gan.
Chống chỉ định
Nhiều nang ≤3 nang, các nang nằm sâu trong nhu mô gan
Nang gan trên người bệnh có ASA từ 2 – 4
Chống chỉ định với gây mê mổ nội soi (nếu mổ nội soi)
Chuẩn bị
Người thực hiện
Phẫu thuật viên gan, mật tiêu hóa.
Bác sỹ phụ 1
Bác sỹ gây mê hồi sức
Dụng cụ viên
Phương tiện
Bộ phẫu thuật đại phẫu
Người bệnh
Người bệnh được giải thích đầy đủ về lợi ích và tai biến có thể (tuy rất nhỏ) khi mô cắt chỏm nang gan bằng mổ mở hay mổ nội soi. Người bệnh ký vào giấy cam đoan mổ sau khi thảo luận với thầy thuốc theo quy đinh
Hồ sơ bênh án:
Đầy đủ theo quy định đặc biệt có biên bản hội chẩn.
Các bước tiến hành
Lần cuối kiểm tra bệnh án tránh nhầm lẫn.
Người bệnh nằm ngửa chân duỗi thẳng tay dang ngang vuông góc với thân. Mê nội khí quản
Kỹ thuật:
Thì 1: mở bụng thăm dò.
Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, phụ mổ 1 đứng đối diện, phụ 2 đứng bên trái phẫu thuật viên. Dụng cụ viên đứng bên trái phụ 1, bàn dụng cụ đặt trên 2 đùi người bệnh.
Mở bụng đường trắng giữa trên rốn từ mũi ức trên sát rốn. Bọc vết mổ thăm dò ổ bụng và tổn thương. Nang gan điển hình là khối nang lổi lên mặt gan. Phần mỏng nhất thường nhìn r là 1 lớp vỏ mỏng màu trắng trong.
Thì 2: cắt chỏm nang gan
Dùng kim chọc dò sẽ hút được dịch trong không màu, không mùi. Qua lỗ kim chọc dò mở rộng và hút xẹp nang. Dùng dao điện cắt hết phần mỏng nhất lồi lên mặt gan của nang (cắt đến phần gianh giới với tổ chức gan) nếu nang to ≥10cm dùng 1 vạt mạc nổi lớn chèn vào nang. Nếu nang nhỏ không cần thủ thuật này.
Thì 3: kiểm tra cầm máu, bơm rửa ổ bụng
(lưu ý vùng dưới gan và Donglas trong trường hợp nang lớn)
Đặt dẫn lưu dưới gan lau sạch bụng, đếm gạc, meche…đóng ổ bụng 2 lớp.
Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi
Ngoài việc theo dõi tim mạch, hô hấp như các cuộc mổ khác, cần theo dõi ống dẫn lưu. Dịch qua ống dẫn lưu không màu, trong và giảm dần. Rút ống dẫn lưu sau 48 giờ. Kháng sinh tốt nhất dùng kháng sinh dự phòng.
Xử trí tai biến
Thường có ít tai biến, biến chứng hiếm khi bị áp xe tồn dự do dẫn lưu bị tắc hoặc dẫn lưu không hiệu quả. Cần xoay ống dẫn lưu nếu không được có thể chọc hút ổ áp xe dưới hướng dẫn của siêu âm.