PHẪU THUẬT CẮT – KHÂU KÉN KHÍ PHỔI
Đại cương
Kén khí là những túi chứa khí có kích thước lớn hơn 1cm nằm trong nhu mô phổi, kén khí khổng lồ được định nghĩa là kén khí có kích thước lớn hơn 30% một phế trường.
Nguyên nhân của kén khí thường do: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, những nguyên nhân khác thường do thiếu alpha 1 antritrypsin, hội chứng Marfan, hội chứng Ehler Danlos, hút thuốc, Sarcoidose…
Kén khí làm tăng khoảng chết sinh lý và gây chèn ép tổ chức phổi lành xung quanh.
Chỉ định
Khó thở do kén khí lớn.
Tràn khí màng phổi tái phát.
Tràn khí, tràn máu màng phổi.
Kén khí cả hai bên (phẫu thuật từng bên một).
Đau ngực.
Nhiễm trùng tái phát nhiều lần.
Ho ra máu.
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định tuyệt đối.
Chống chỉ định tương đối:
+ Kén khí khó xác định trên chẩn đoán hình ảnh.
+ Tăng áp động mạch phổi.
+ Chức năng hô hấp kém FEV1
+ Người bệnh lớn tuổi nhiều nguy cơ phẫu thuật.
Chuẩn bị
Người thực hiện:
Bác sỹ được đào tạo về phẫu thuật lồng ngực.
Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh về tình trạng bệnh và các nguy cơ có thể xảy ra khi vận chuyển hoặc phẫu thuật.
Phương tiện:
Các phương tiện dụng cụ đầy đủ của một phòng mổ chuyên khoa lồng ngực.
Người bệnh:
Được giải thích rõ về bệnh, các nguy cơ rủi ro trong và sau phẫu thuật.
Đồng ý phẫu thuật và ký giấy cam đoan phẫu thuật.
Hồ sơ bệnh án: Theo quy định của Bộ Y tế.
Dự kiến thời gian phẫu thuật: 120 phút.
Các bước tiến hành
Tư thế:
Người bệnh nằm nghiêng có kê gối dưới lưng.
Vô cảm:
Gây mê nội khí quản thông khí chọn lọc một phổi.
Kỹ thuật:
Mở ngực bên khoang liên sườn V hoặc mở ngực đường nách (nếu kén khí nằm ở đỉnh phổi).
Đánh giá tổn thương: kích thước kén, số lượng kén, nhu mô phổi còn lại…
Cặp cắt khâu kén khí bằng chỉ tiêu chậm (Monosyl hoặc Vicryl) mũi khâu vắt.
Gây dính màng phổi bằng cách bóc màng phổi là thành.
Phối hợp với bác sỹ gây mê bóp bóng nở phổ.
Đặt hai dẫn lưu màng phổi: một dẫn lưu khí, một dẫn lưu dịch.
Đóng ngực.
Theo dõi các tai biến, biến chứng và nguyên tắc xử trí
Theo dõi:
Lượng máu, khí ra theo dẫn lưu.
Chăm sóc dẫn lưu, đẩm bảo “vô khuẩn, kín, một chiều, hút liên tục”.
Theo dõi các biến chứng.
Tai biến – biến chứng và các xử trí:
Rò khí: Rò khí nhiều, kéo dài, phần phổi còn lại không nở được cần phải mổ lại để khâu chỗ rò khí.
Chảy máu: Hay gặp trong trường hợp kén khí lớn dính nhiều vào thành ngực, khi gỡ dính gây chảy máu ở diện bóc tách. Nếu chảy máu nhiều phải mổ lại cẩm máu.
Nhiễm trùng.
Xẹp phổi.
Suy hô hấp sau mổ.