Định nghĩa
Sử dụng các phương pháp chuyển vạt lân cận để che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng bàn tay do vết thương.
Chỉ định
Khuyết hổng phần mềm bàn tay do vết thương lớn hơn không thể đóng kín trực tiếp hoặc sử dụng được các vạt tại chỗ vùng bàn tay để che phủ.
Chống chỉ định
Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
Tổn thương phối hợp vết thương bàn tay và các vùng lân cận không cho phép sử dụng vạt.
Chuẩn bị
Người thực hiện:
Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
Người bệnh:
Làm đầy đủ các xét nghiệm máu, bilan trước mổ
Chụp Xquang bàn tay
Siêu âm Doppler xác định cuống vạt trước mổ và trong mổ
Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
Kí hồ sơ bệnh án
Phương tiện:
Thuốc gây mê,
Băng gạc, thuốc sát trùng
Chỉ dự kiến: Chỉ tự tiêu 15 sợi, chỉ không tiêu 10 sợi
Bộ dụng cụ: Phẫu thuật tạo hình, Phẫu thuật bàn tay
Dụng cụ vi phẫu thuật -Kính hiển vi, kính lúp -Dao lấy da.
Siêu âm Doppler (Hand-dopper) -Clip bạc cầm máu hay silk 4.0
Thời gian phẫu thuật: 3 – 5 giờ
Các bước tiến hành
Vô cảm:
Mê NKQ hoặc tê đám rối
Tư thế :
Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
Cách thức mổ:
Bước 1: Cắt lọc
Cắt lọc tổ chức dập nát, bơm rửa, làm sạch vết thương bàn tay
Kết hợp xương (KHX) xương bàn tay
Nối gân, mạch máu, thần kinh nếu tổn thương
Bước 2:
Xác định khuyết tổn bàn tay sau khi cắt lọc: kích thước, mức độ
Bước 3:
Thiết kế vạt da lân cận tương ứng để che phủ khuyết tổn (thường là vạt có cuống mạch liền để xoay, chuyển che phủ tổn thương như các vạt Trung quốc, vạt trụ, vạt liên cốt sau…).
Bóc vạt theo thiết kế, phẫu tích cuống vạt dài nhất có thể để xoay xuống che phủ toàn bộ tổn khuyết và vạt không bị căng.
Trong quá trình bóc vạt chú ý bảo tồn không gây tổn thương các nhánh mạch, thần kinh.
Bước 4:
Chuyển vạt xoay xuống che phủ hoàn toàn tổn khuyết của vết thương bàn tay.
Khâu vạt da 1 lớp mũi rời
Đặt lam dẫn lưu dưới vạt
Bước 5: Đóng kín nơi cho vạt
Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da
Da ghép có thể lấy ở vùng đùi, b n (không nên lấy ở cổ tay).
Ghép da dày lấy ở bẹn hay bụng (vì phải khâu khép nơi cho vạt trước nên chắc chắn đủ da ghép).
Chuyển da ghép khâu vào chỗ cho vạt, độ ẩm.
Cố định da ghép bằng gối gạc
Bước 6: Theo dõi vạt sau mổ
Theo dõi màu sắc, sức sống của vạt, hồi lưu mao mạch của vạt
Siêu âm doppler kiểm tra cuống vạt
Theo dõi biến chứng, di chứng
Theo dõi
Màu sắc da ghép 30’/Lần trong ngày 24h đầu, 2h/lần trong các ngày tiếp theo.
Nếu da trắng lạnh, tiến hành nhỏ Xylocain nguyên chất vào cuống mạch. Nếu không cải thiện có thể đưa lên nhà mổ kiểm tra cuống mạch.
Nếu mảnh ghép tím do tĩnh mạch thông kém: cắt bớt mối chỉ, cắt mép vạt, nhỏ heparin pha loãng. Nếu không cải thiện phải đưa lên phòng mổ kiểm tra.
Biến chứng
Gây mê hồi sức: Sốc, phù phổi cấp, dị ứng…
Chảy máu: theo dõi công thức máu, đông máu, nếu thiếu máu tiến hành truyền máu
Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần: cắt lọc hoại tử.
Di chứng
Vạt da che phủ vết thương sẹo xấu, co kéo, biến dạng bàn tay
Hạn chế chức năng vận động của bàn tay
Sẹo xấu nơi cho vạt