Đại cương
Sử dụng kim chỉ nhỏ khâu nối ống tuyến nước bọt
Chỉ định
Vết thương có tổn thương ống tuyến nước bọt
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định tuyệt đối
Chuẩn bị
Người thực hiện
Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
Người bệnh:
Bệnh án ngoại khoa
Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
Phương tiện:
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ vi phẫu thuật
Kính lúp hoặc kính hiển vi phẫu thuật.
Thời gian phẫu thuật: 01 – 02h.
Các bước tiến hành
Tư thế:
Nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương.
Vô cảm:
Gây mê nội khí quản, tốt nhất là đường mũi
Thực hiện kỹ thuật
Bộc lộ vết thương, kiểm tra ống tuyến bằng kim luồn đưa từ lỗ đổ vào khoang miệng của tuyến nước bọt mang tai
Bộc lộ 2 đầu ống tuyến
Nối ống tuyến bằng chỉ liền kim nylon 8.0
Đặt dẫn lưu vào khoang miệng
Khâu vết thương bằng các mũi khâu rời ở phần da phía ngoài. Đóng bao tuyến.
Khâu bằng chỉ tự tiêu nhanh ở phần niêm mạc phía trong miệng.
Theo dõi các tai biến, biến chứng và nguyên tắc xử trí
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong 24h đầu.
Rút dẫn lưu sau 07 ngày.
Chảy máu:
Hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu.
Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
Nhiễm trùng:
Chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng.
Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
Rò nước bọt qua vết mổ do tổn thương tuyến nước bọt:
Băng ép, uống thuốc giảm tiết nước bọt, dẫn lưu nước bọt vào khoang miệng.