Nội dung

Phẫu thuật mở bụng bóc u xơ tử cung

Đại cương

Phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung đường bụng nhằm mục đích lấy hoàn toàn nhân xơ nằm trong cơ tử cung, bảo tồn tử cung và hai phần phụ.

Chỉ định

Tử cung có nhân xơ phát triển nhanh

Nhân xơ phát triển gây chèn ép làm cho người bệnh đau.

Nhân xơ thoái hóa, gây đau (phát hiện qua siêu âm)

Nhân xơ phát triển vào niêm mạc gây chảy máu, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bóc nhân xơ khi phẫu thuật lấy thai.

Điều kiện

Có nhân xơ rõ, các lớp xơ cơ đồng tâm, xung quanh là các tổ chức lỏng lẻo, dễ tách. Trên hình ảnh siêu âm tạo bờ rõ nét, khác biệt với tổ chức cơ.

Không có quá nhiều nhân vì bóc tách nhiều sẽ gây chảy máu.

Nhân xơ rõ trên tử cung không có dấu hiệu nhiễm trùng (đặc biệt là khi phẫu thuật bóc nhân xơ dưới niêm mạc).

Vị trí nhân xơ cách xa sừng tử cung.

Nhân xơ không quá to, kẹt vào vùng tiểu khung.

Trong các trường hợp cần bảo tồn khả năng sinh sản cần thận trọng trong chỉ định vì có thể thất bại mà phải cắt tử cung.

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sỹ : 01 bác sỹ mổ chính, 02 bác sỹ phụ

Điều dưỡng: 01 dụng cụ viên, 01 phụ dụng cụ

Kỹ thuật viên: 01 bác sỹ vô cảm: 01. Phụ gây mê, vô cảm : 01

Phương tiện

Bộ dụng cụ cắt tử cung

Người bệnh

Chuẩn bị như các trưởng hợp mổ có chuẩn bị, được vệ sinh thụt tháo và sử dụng an thần trước mổ.

Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ

Theo quy định của Bộ Y tế

Kiểm tra người bệnh 

Thăm khám, xét nghiệm để tiên lượng trước phẫu thuật vì có những tử cung to, xơ hóa mà không có nhân xơ tách biệt rõ ràng.

Phát hiện các bệnh kết hợp, đặc biệt là nhiễm trùng phụ khoa để điều trị trước phẫu thuật.

Chọn thời điểm sau khi sạch kinh để phẫu thuật.

Các bước thực hiện kỹ thuật

Thì 1: mở thành bụng

Rạch thành bụng theo đường ngang nếu có nhân xơ nhỏ, dễ bóc tách, hoặc đường dọc giữa dưới rốn.

Thì 2: bộc lộ khối u để bóc tách

Thì 3: dùng dao điện hoặc dao thường

Rạch TC ở vị trí khối xơ đảm bảo yêu cầu

Đường rạch gọn, gần chỗ lồi nhất của khối xơ.

Đường rạch càng gần đường giữa càng đỡ chảy máu

Đường rạch càng xa sừng tử cung càng đỡ dính tắc vòi tử cung

Đường rạch ở vị trí có thể bóc được nhiều nhân xơ.

Đường rạch đủ độ sâu đến vỏ ngoài nhân xơ mới có thể bóc tách được dễ dàng.

Thì 4: bóc tách khối u

Dùng cái kẹp  hoặc sợi chỉ to khâu sâu vào khối u để giữ chắc khối u, vừa kéo vừa tách vỏ khối u bằng mũi kéo. Dùng ngón tay trỏ thăm dò các vùng dính và tách hẳn khối u ra ngoài.

Có thể sử dụng vết rạch này để bóc các khối u khác. Động tác bóc tách cần nhẹ nhàng, tránh thủng buồng tử cung.

Cầm máu bằng các mũi khâu chữ X hoặc bằng kẹp khi thấy rõ mạch máu. Không nên cặp ngang cơ tử cung vì sẽ làm cho cơ rách, gây chảy máu nhiều.

Thì 5: khâu  kín khoang bóc tách

Khâu từng lớp bằng các mũi chữ X bằng chỉ Vicryl

Lớp đầu tiên đảm bảo lấy hết đáy khoang bóc tách

Các lớp sau đảm bảo khâu chồng qua lớp trước

Đóng các lớp ngoài cùng bằng mũi khâu vắt và lộn méo rạch vào trong.

Thì 6: đóng bụng

Lau sạch ổ bụng 

Kiểm tra niệu quản

Theo dõi và xử trí tai biến

Chảy máu

Tai biến hay gặp nhất

Sử dụng các mũi chữ X cầm máu hoặc bằng kẹp máu tạm thời hoặc chèn gạc tạm thời.

Chảy máu nhiều tiên lượng không cầm máu được phải cắt tử cung bán phần.

Thủng khoang bóc tách u xơ thông với buồng tử cung

Nguyên nhân:

Động tác bóc tách thô bạo làm rách lớp cơ sâu, kéo theo niêm mạc tử cung.

Do mũi khâu sâu thủng qua niêm mạc tử cung

Trong ca này cần mở rộng buồng tử cung và dùng chỉ khâu lại niêm mạc tử cung.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Đảm bảo sạch máu cục trong âm đạo, tránh nhiễm trùng từ âm đạo ngược lên.

Ngồi dậy sớm để tránh biến chứng tắc mạch và nhiễm trùng, gây dính buồng tử cung và vô sinh.

Theo dõi chu kỳ kinh sau phẫu thuật, nếu kinh trở lại là biểu hiện sự cân bằng hoạt động nội tiết và niêm mạc tử cung hồi phục bình thường.