Nội dung

Phụ thuộc và lạm dụng thuốc phiện

Đặc điểm chung.

Tác dụng giảm đau và an thần  của  morphin  được  biết  đến  từ  4000  năm  trước Công Nguyên. Cùng với việc  ứng dụng thuốc  phiện  trong  điều  trị,  con  người đã lạm dụng nó. Từ  đầu  thế  kỉ  XVII,  nạn  nghiện  nuốt  và  hút  thuốc  phiện đã phổ biến ở vùng Đông Nam châu Á và đến đầu thế  kỉ  XX thì nạn nghiện hít  heroin và codein ngày càng phổ  biến  và  gia  tăng  ở  nhiều  nước  trên  thế  giới. Đây là một hiểm hoạ và gánh nặng  về  mặt  xã  hội,  kinh  tế  cho  mỗi  quốc  gia và cho toàn nhân loại.

Đặc điểm tác dụng:

Liều chết của morphin cho người lớn tối  thiểu là 0,2 g và liều trung bình là  0,3 – 0,5 g/ngày.

Thuốc phiện  hoặc  morphin đều có tác dụng giảm đau, gây ngủ,  khoái  cảm,  an dịu.

Sau khi sử dụng thuốc phiện xuất hiện thứ tự các triệu chứng như sau:

Cảm giác ấm vùng thắt  lưng,  ấm  bụng,  người   nhẹ  nhõm,  lâng  lâng  như sóng lượn.

Khoái cảm, thoải mái, quá trình liên tưởng nhanh và tái hiện dễ dàng.

Tiếp ngay sau đó là trạng thái  ức chế vận động, ý thức  thu hẹp, cảm giác  đói và khát tan biến, chỉ còn cảm giác yên tĩnh, ngủ lim dim, đầy mơ mộng.

Tiếp theo là ngủ sâu (nếu dùng liều thuốc cao).

Dấu hiệu khách quan khi sử  dụng  thuốc  phiện  là đồng  tử  co nhỏ, mặt  ửng đỏ (xung huyết ở mặt) và giảm tiết nước bọt.

Các giai đoạn của phụ thuộc thuốc phiện:

Giai đoạn 1 (thay đổi tính phản ứng cơ thể và trạng thái phụ thuộc tâm lí):

Sử dụng thuốc thường xuyên, tăng liều gấp 3 – 5 lần, mất cảm giác ngứa.

Thèm ám ảnh.

Thời gian với morphin thường là 2 – 3 tháng, với thuốc phiện là 3 – 4 tháng.

Người nghiện thường giấu không muốn cho ai biết, nhất là người thân.

Giai đoạn 2 (hội chứng thay  đổi tính phản  ứng cơ thể  và  phụ  thuộc  tâm lí tiếp tục phát triển cao):

Thoát ức chế phản xạ ho.

Đại, tiểu tiện dần hồi phục bình thường.

Tiếp tục tăng liều hoặc thay đổi hình thức  sử  dụng  để đạt được  trạng thái thoải mái, dễ chịu. Trong thực tế người ta đã gặp những bệnh nhân hút  100 điếu  thuốc phiện/ngày hoặc dùng 250 g thuốc phiện/ngày (gấp 750 lần liều cho phép).

Rối loạn giấc ngủ nặng (khác với giai đoạn 1  là mất  ngủ  sau sử dụng thuốc, mặc dù đã tăng liều).

Xuất hiện hội chứng phụ thuộc thực  thể  biểu hiện bằng  hội  chứng cai cấp  tính hoặc thèm bắt buộc. Mức độ của hội chứng cai cấp tính là:

Mức 0: thèm, bồn chồn, lo sợ.

Mức 1: ngáp, chảy nước mắt, nước mũi, tăng tiết mồ hôi.

Mức 2: tồn tại các triệu chứng trên và kèm theo  giãn  đồng  tử,  nổi  da  gà, dựng chân lông, chán ăn, run, cơn nóng hoặc lạnh, cơn đau lan toả.

Mức 3 và 4:  tăng  cường  độ  các  triệu chứng trên, tăng nhiệt  độ, tăng huyết áp, mạch nhanh, tăng nhịp thở và có nhiều động tác bối rối.

Giai đoạn 3 (hội chứng phụ thuộc thực thể chiếm ưu thế):

Khả năng dung nạp thuốc giảm, bệnh nhân dùng giảm liều rõ rệt.

Hội chứng cai biểu hiện nặng hơn như: mạch chậm, huyết áp giảm, trụy tim mạch, rối loạn tiêu hoá nặng (ỉa chảy cấp), đau khớp hàm và các cơ nhai và  hội  chứng cai kéo dài 5 – 6 tuần cuối cùng là trạng thái sau cai kéo dài 1,5 – 2 tháng.

Hậu quả do phụ thuộc thuốc phiện.

Về mặt tâm lí – xã hội:

chú ý, nhớ không chính xác và khí sắc không ổn định.

Suy thoái luân lí – đạo đức dẫn đến mất  khả năng đánh giá hành vi  của bản thân, nhân cách biến đổi và suy  đồi,  thèm thuốc  bắt  buộc, thường chịu tác  động của nhóm người xấu, có thái độ thờ ơ với xã hội, có  ý tưởng và  hành  vi  tự  sát (chiếm tỉ lệ 25% người nghiện).

Hình thành và lan truyền các tệ  nạn  xã hội, có  lối sống sa đoạ, trụy lạc, ích kỉ, kí sinh và dựa dẫm vào người khác.

Người nghiện gây ra gánh nặng về kinh  tế  và  căng thẳng về  tâm lí  cho  gia đình và xã hội.

Về mặt thể chất:

Người nghiện có triệu chứng suy nhược thần kinh và cơ thể, sức  đề  kháng  giảm và dễ gây bội nhiễm, rối loạn dinh dưỡng, rụng  tóc, gẫy  móng,  bong  men  răng, sâu răng và thậm chí rụng răng.

Viêm tắc tĩnh mạch do tiêm trích hình thành các ổ abcess.

Tạo ra các ổ lan truyền dịch bệnh lây theo đường sinh dục như: HIV/AIDS, giang mai, lậu.

Có nhiều nguy cơ phát triển các bệnh cơ thể:

Thoái hoá mỡ của tế bào vỏ não chủ yếu ở vùng trán và sừng Amon.

Trong hội chứng cai cấp tính có tăng hồng cầu, bạch cầu, tăng bạch cầu trung tính và giảm bạch cầu ưa axit.

Trong máu thấy giảm Ca++, Cl-, glucose, oxy máu và tăng K+.

Chẩn đoán nghiện thuốc phiện:

Có những bằng chứng sử dụng thuốc phiện thường xuyên.

Có hội chứng phụ thuộc thuốc như: hội chứng phụ thuộc tâm lí và hội chứng  phụ thuộc thực thể.

Say thuốc phiện bệnh lí.

Đặc điểm của say thuốc phiện bệnh lí:

Đặc điểm cơ bản của say thuốc phiện bệnh lí  là những  người  mới  sử dụng  thuốc phiện hoặc đã ngừng mà nay đột ngột  sử dụng trở lại thì có những thay đổi tâm lí và hành vi không thích hợp như: trạng thái lâng lâng, thờ  ơ, lãnh đạm, bồn  chồn, kích thích hoặc ức chế tâm thần vận  động, giảm  suy đoán, giảm  các  chức năng hoạt động nghề nghiệp và xã hội  hoặc  các  lĩnh  vực  quan  trọng  khác  trong một thời gian ngắn khi đang dùng thuốc phiện. Say  thuốc  phiện  đi  kèm  với  co đồng tử (trừ khi quá liều nghiêm trọng do  thiếu oxy gây giãn đồng tử) và các dấu  hiệu sau:

Người nghiện ngủ gà, ngủ gật.

Nói líu nhíu, giảm chú ý và trí nhớ.

Những thay đổi sinh lí  và  hành  vi  do  sử dụng  thuốc  phiện phụ  thuộc  vào  đặc điểm của người sử dụng như: độ dung nạp, tỉ lệ hấp  thu,  mức  độ  sử dụng thường xuyên hay không.

Các triệu chứng thường kéo dài  vài  giờ, phụ  thuộc  vào  thời  gian  bán  hủy  của thuốc phiện.

Sử dụng thuốc phiện quá liều có thể hôn mê, ức  chế  hô  hấp,  giãn đồng tử, mất tri giác và thậm chí có thể tử vong.

Những triệu chứng này không phải  do  một  bệnh  thực  tổn và một rối loạn  tâm thần nào gây ra.

Tiêu chuẩn chẩn đoán cai thuốc phiện:

A/ Có một trong những dấu hiệu sau khi:

Ngừng (hoặc giảm) sử dụng thuốc phiện vài ngày hoặc vài tuần.

Sử dụng một chất đối kháng với thuốc phiện  sau  một  thời  gian  đã  dùng thuốc phiện kéo dài.

B/ Tối thiểu có  3  dấu  hiệu sau diễn ra trong vòng vài  phút  đến vài  ngày sau  tiêu chuẩn “A”:

Bồn chồn.

Buồn nôn hoặc nôn.

Đau cơ.

Chảy nước mặt hoặc nước mũi.

Giãn đồng tử, nổi da gà hoặc ra mồ hôi.

Ỉa chảy.

Ngáp.

Tăng thân nhiệt.

Mất ngủ.

C/ Các triệu chứng ở tiêu chuẩn “B”: gây ra  những  khó  chịu  hoặc  suy  giảm chức năng hoạt động nghề nghiệp và xã hội hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.

D/ Các triệu chứng không phải do một bệnh thực  thể  và  một rối loạn tâm thần nào gây ra.

Xét nghiệm cận lâm sàng:

Xét nghiệm nước tiểu thường là dương tính với thuốc phiện ở những người nghiện. Ngoài ra xét nghiệm  còn dương  tính  với  hầu  hết  các  opioid  khác  trong 12 – 36 giờ sau khi  sử dụng.  Đối  với  methadone  thì  kéo  dài  hơn  thường  trong  vài ngày.

Các rối loạn kết hợp:

Người nghiện thuốc phiện thường đi kèm với  tiền  sử  liên  quan  đến  tội phạm ma túy như: tàng  trữ và  mua  bán  ma túy,  lừa đảo,  trộm cắp,  cướp của và giết người hoặc tiêu thụ của gian.

Người nghiện thuốc phiện thuộc  đủ mọi  tầng  lớp  xã hội  đều có liên quan đến li hôn, thất nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định.

Đa số người  sử dụng  thuốc  phiện lần đầu tiên có triệu chứng bồn chồn hơn  là lâng lâng, có thể buồn nôn hoặc nôn, trầm cảm nhẹ và thoảng qua.

Trầm cảm hay gặp trong say thuốc phiện mạn tính hoặc  liên quan tới các  stress tâm lí-xã hội.

Rối loạn nhân cách chống đối xã  hội  ở  người  nghiện  thường  xuất  hiện nhiều hơn.

Các rối loạn stress sau sang chấn và các  khiếm khuyết  về  hạnh  kiểm ở  trẻ con và tuổi vị thành niên là những yếu tố nguy cơ nghiện thuốc phiện.

Nguy cơ bị các bệnh thực thể:

Người nghiện thường  có  dấu  hiệu  như:  giảm  tiết  nước  bọt gây khô  miệng và khô mũi, giảm nhu  động  dạ  dày và  ruột, táo  bón, giảm thị  lực  do  co đồng tử,  xơ cứng và viêm tắc tĩnh mạch, gây abcess, uốn ván và nhiễm khuẩn huyết.

Viêm gan, viêm màng trong tim, nhiễm HIV/AIDS và lao. Đáng  chú  ý  là nhiễm lao không có triệu chứng chỉ phát hiện bằng test mautoux, đồng thời  với nhiễm lao là nhiễm  HIV/AIDS  chiếm  tỉ  lệ  cao  (60%) đặc  biệt  là nghiện heroin. Tỉ lệ tử vong ước tính khoảng 1%.

Tiên lượng nghiện thuốc phiện.

Người nghiện thường có:

Nhân cách suy đồi, nhân cách kém phát triển.

Trạng thái ổn định sau cai không bền vững, thường xuất hiện trạng thái phụ thuộc tâm lí trong thời gian dài.

Môi trường sống không thuận lợi có ảnh  hưởng  xấu  đến  nhân  cách  của người bệnh.

Dễ bị phụ thuộc và dễ bị lôi cuốn do những người xấu.

Người nghiện tử vong là do các  bệnh cơ thể, ngộ  độc  hoặc  đói thuốc  đột ngột (sốc thuốc) và do trầm cảm hoặc bế tắc trong cuộc sống.

Điều trị.

Điều trị hội chứng cai thuốc phiện:

Tổ chức cắt cơn nghiện cho  những  người  tự nguyện và  bị  cưỡng chế  đúng thủ tục.

Cần phải có sự thông cảm và quan tâm như những người bệnh khác.

Cần loại trừ các chống chỉ định các bệnh cơ  thể  cấp  tính  (bệnh  nhiễm khuẩn, nhiễm độc, hen, tâm phế mạn,…) và rối loạn tâm thần cấp tính.

Có thể khắc phục hội chứng cai bằng các phương pháp sau:

Phương pháp cắt ngang:

Tuần 1: Ngừng thuốc phiện.

Tuần 2: Các biện pháp định hướng tái thích ứng xã  hội để bệnh nhân tự tìm hiểu, làm quen với các phương pháp sẽ áp dụng.

Tuần 3: Lên lớp về tác hại của nghiện thuốc phiện.

Tuần 4: Rèn luyện thể chất như: lao động, thể dục và thể thao nhằm xây dựng  tính kỉ luật, chấp hành nội qui, nâng cao thể lực và củng cố sức khoẻ tâm thần.

Tuần 5: Dạy nghề trong thời gian 2 – 6 tháng có chương trình giảng dạy hàng ngày, tiếp đó 2 năm tự giác làm việc có người quản lí và giám sát.

Phương pháp dùng chất thay thế methadone:

Chống chỉ định với các bệnh nhân suy hô hấp và bệnh nhân dưới 7 tuổi.

Methadone  20 – 25 mg x 2 lần/ngày  x 1 – 3 ngày.

Methadone  15 – 20 mg x 2 lần/ngày  x 1 – 3 ngày.

Methadone 10 – 15 mg x 1 lần/ngày x 1 – 3 ngày (uống trước khi ngủ).

Điều trị các biến chứng:

Trụy tim mạch.

Rối loạn hô hấp.

Hôn mê do phù não.

Trạng thái ĐK.

Ỉa chảy cấp.

Điều trị củng cố:

Khắc phục trạng thái phụ thuộc tâm lí sau cai.

Tái thích ứng xã hội và có chế độ lao động hợp lí sản xuất ra sản phẩm.

Tâm lí liệu pháp.

Cần có thời gian điều trị nội trú ít nhất 3 – 6 tháng mới đạt được yêu cầu.

Điều trị ngoại trú, quản lí theo dõi trong 5  năm  liên tục  có khám sức khoẻ định kì:

Năm thứ nhất: 2 lần/tháng.

Năm thứ 2: 1 lần/tháng.

Năm  thứ 3: 1 lần/3 tháng.

Năm  thứ 4: 1 lần/4 tháng.

Năm  thứ 5: 1 lần/6 tháng.

Nếu có trạng thái “mất bù” bệnh nhân cần được điều trị nội trú hoặc định kì điều trị củng cố tại bệnh viện:

Năm thứ 1 và 2: 1 lần/3 tháng.

Năm thứ 3: 1 lần/6 tháng.

Năm thứ 4, thứ 5 thì tuỳ thuộc vào mức độ ổn định để quyết định có điều trị củng cố tiếp nữa hay không.

Điều trị nội trú tại bệnh viện chỉ tạo tiền đề loại trừ hội chứng cai cấp, phát động ý chí người bệnh chống tái nghiện, còn kết quả có bền vững hay không phụ thuộc vào ý chí người bệnh, môi trường tâm lí – xã hội, thái độ của cộng đồng,…