Nội dung

Rút sonde dẫn lưu tụ dịch – máu quanh thận

Đại cương

Thủ thuật dẫn lưu dịch – máu quanh thận được tiến hành khi có nhiều dịch hoặc máu quanh thận gây đè ép thận và ảnh hưởng chức năng thận. Tuy vậy cũng cần thiết phải rút sonde dẫn lưu khi có chỉ định hoặc khi đã hết dịch – máu quanh thận.

Chỉ định

Nhiễm trùng vị trí dẫn lưu quanh thận.

Rò dịch hoặc máu qua chân dẫn lưu quanh thận.

Đã hết dịch hoặc máu chảy qua dẫn lưu.

Chống chỉ định

Khi vẫn còn chảy nhiều dịch qua dẫn lưu.

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sĩ: 01 người

Điều dưỡng: 01 người

Phương tiện

Dung dịch betadine sát trùng: 01lọ

Bộ dụng cụ cắt chỉ: 01 bộ

Bông băng, gạc vô trùng: 02 gói

Găng tay vô trùng: 02 đôi

Săng vô khuẩn loại có lỗ: 01 chiếc

Bàn thủ thuật: 01 bàn

Người bệnh

Người bệnh được nghe bác sĩ giải thích về cách rút sonde dẫn lưu để người bệnh có thể phối hợp tốt với bác sĩ.

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra các xét nghiệm đã được làm. 

Kiểm tra người bệnh 

Đối chiếu tên, tuổi, chẩn đoán bệnh.

Thực hiện kỹ thuật   

Người bệnh được theo dõi mạch, huyết áp trước khi tiến hành thủ thuật. 

Người bệnh được nằm sấp hoặc nghiêng tùy vị trí sonde dẫn lưu.

Bác sĩ rửa tay, đi găng vô trùng.

Sát trùng da vùng có sonde dẫn lưu. 

Trải săng vô trùng loại có lỗ ở vị trí sonde dẫn lưu.

Cắt chỉ khâu cố định sonde dẫn lưu.

Rút ống dẫn lưu khi người bệnh nhịn thở. 

Sát trùng betadine lại vị trí rút sonde dẫn lưu.

Băng vô khuẩn vị trí rút sonde. 

Cho người bệnh về giường bệnh. 

Theo dõi

Người bệnh cần được theo dõi xem có rỉ dịch hoặc máu sau rút sonde dẫn lưu hay không.

Tai biến và xử trí

Chảy máu tại chỗ dẫn lưu: băng ép hoặc khâu lại vị trí dẫn lưu nếu cần thiết.

Tài liệu tham khảo

Howard M. Richard, III, M.D (2004).Perirenal Transplant Fluid Collections. Semin Intervent Radiol. December 21(4), 235-237.

Pollak R, Veremis SA, Maddux MS and al (1988). The natural history of and therapy for perirenal fluid collections following renal transplantation. JUrol. Oct 140(4),716-20.

Rajani Gorantla, Anusheela Yalapati, Bhawna Dev and al (2010). Case report: Perinephric lymphangiomatosis”.Indian J Radiol Imaging.  August 20(3), 224-226.