Đại cương
Sai khớp vai là chỏm xướng cánh tay trật ra khỏi ổ chảo của xương bả vai.
Tỷ lệ thường gặp 50-60% trong các loại sai khớp , có thể sai khớp hoàn toàn hoặc bán sai khớp , sai khớp vai thường gặp ở lứa tuổi trẻ khoẻ.
Đặc điểm giải phẫu của khớp vai có liên quan đến lâm sàng :
Chỏm xướng cánh tay to hơn ổ chảo của xướng bả vai hõm khớp lại nông cho nên dễ trật khớp .
Các dây chằng bao khớp phía trước có điểm yếu.
Khớp vai có sự vận động rộng rãi các phía cho nên có thể sai ở các phía khác nhau nhưng hay gặp nhất là sai khớp ra trước vào trong , do ngực cơ khoẻ kéo vào trong và ra trước .
Cơ chế bênh sinh
Chấn thương trực tiếp : lực từ sau ngoài vào trước trong.
Chấn thương gián tiếp : ngã chống tay khi cánh tay xoay ngoài
Cơ khoẻ co rút đột ngột : ném tạ , lao , lựu đạn …
Phân loại
Sai khớp ra trước vào trong : hay gặp nhất , chiếm tỉ lệ 75% của sai khớp vai ,có thể ngoài mỏm quạ , dưới, trong mỏm quạ thể dưới đòn , càng vào trong càng nặng nề hơn
Sai khớp xuống dưới : chiếm tỉ lệ 23% của sai khớp vai.
Sai khớp lên trên : chiếm tỉ lệ 1% của sai khớp vai.
Sai khớp ra sau : chiếm tỉ lệ 1% của sai khớp vai .
Triệu trứng lâm sàng :
Đau bất lựa vận động khớp vai
Mỏm cùng vai dô
Nhát rìu dưới mỏm cùng vai
Cánh tay giạng chi ở tư thế bắt buộc
Có dấu hiệu lò xo
Sờ thấy chỏm ngoài hõm khớp, ổ chảo trống rỗng cần chụp X-quang để chuẩn đoán chính xác .
Diễn biến và biến chứng :
Bình thường :
Nắn chỉnh sớm , đúng kĩ thuật sau 4-5 tuần hồi phục chức năng
Biến chứng :
Nếu nắn chỉnh không tốt hoặc không nắn được nắn chỉnh sẽ để lại các di chứng và biến chứng sau :
Hạn chế vẫn động khớp do xơ hoá dây chằng.
Đau , viêm quanh khớp .
Sai khoép tái diễn
Sai khớp cũ
Điều trị :
Phương pháp gót , nách ( hyppoerate ) :
Bệnh nhân nằm ngửa bàn chỉnh hình , người nắn chỉnh ngồi cạnh bệnh nhân , ấn gót chân của mình vào hõm nách của bệnh nhân , 2 tay cầm cổ tay của bênh nhân kéo theo trục. Khi nghe tiếng khục là được.Lưc nắn chỉnh phải từ từ tăng dần , không dật cục , đề phòng gãy xướng.
Phương pháp 4 thì ( kocher ) :
Thì 1 : Khuỷu gập 90° , kéo cánh tay theo trục .
Thì 2 : Xoay cánh tay ra ngoài .
Thì 3 : Khép và đưa cánh tay ra trước ngực .
Thì 4 : Xoay cánh tay vào trong , bàn tay sang vai lành .
Yêu cầu : Các thì liên tục , khi làm thì 4 vẫn còn kéo cành tay
Phương pháp dùng đai da ( mother ) :
Áp dụng cho sai khớp đến muộn khó nắn chỉnh .
Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chỉnh hình . dùng đai da quàng qua dưới nách bị sai khớp , cố định đai da vào bàn hoặc vào tường .
Phụ 1 : cầm cổ tay bệnh nhân kéo giạng ( càng giạng càng tốt )
Y sinh trực tiếp đẩy chỏm vào ổ khớp
Phương pháp ( dfanelidfe )
Bệnh nhân nằm ngửa , tay sai khớp buông thông ra ngoài mép bàn chỉnh hình, để trọng lượng chi tự kéo dãn sau 20-30 người nắn chỉnh đẩu chỏm vào hõm .
Sau nắn chỉnh :
Dù thực hiện phương pháp nào , sau khi nghe tiếng khục , phải kiểm tra gẫp duỗi dạng , khép khớp , nếu vẫn động dễ dàng là đã vào khớp , sau đó cho nẹp bột cố định khớp vai ở tư thế khớp , thời gian cố định từ 3 tuần , sau đó cho tập vẫn động từ từ , tăng dần.Ngay sau khi cố định cũng phải chụp phim kiểm tra .