Nội dung

Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh: các bất thường trong thai nghén sớm

Đại cương

Những bất thường thai nghén sớm là nguyên nhân chủ yếu của bệnh nhân nhập viện cấp cứu, chiếm khoảng ¾ số bệnh nhân phụ khoa. Sẩy thai là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh lý liên quan thai nghén, chiếm khoảng 50%.  Triệu chứng lâm sàng sẩy thai thường xảy ra đột ngột bao gồm đau bụng hạ vị và ra máu âm đạo. Thông thường bệnh nhân sợ bị sẩy thai nên thường nhập viện ngay khi có triệu chứng.

Trong những thập kỹ qua, tần suất thai lạc chỗ gia tăng đột biến trên toàn thế giới. Các dấu chứng và triệu chứng lâm sàng của thai lạc chỗ (TLC) rất giống với sẩy thai, do đó bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác hơn. Hơn nữa, thai lạc chỗ là một bệnh có nguy cơ đe doạ tính mạng bệnh nhân nếu không được chẩn đoán sớm trước khi các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Siêu âm là một phương pháp không xâm nhập áp dụng để chẩn đoán các bất thường trong thai nghén sớm. Dù vậy, việc áp dụng siêu âm trong thực hành lâm sàng một cách thường qui đôi khi bất cập vì độ chính xác chẩn đoán còn hạn chế khi siêu âm qua đường bụng, máy siêu âm không đầy đủ chức năng lạc hậu và đặc biệt là thiếu các nhà siêu âm chuyên khoa được đào tạo tốt. 

Trong những năm cuối của thập kỹ 1980, siêu âm đường âm đạo được áp dụng và đã trở thành một công cụ chính trong chẩn đoán thai nghén sớm. Ngay sau đó siêu âm đường âm đạo chính thức đưa vào áp dụng trong những trung tâm chẩn đoán thai nghén ở các quốc gia phát triển trong những năm đầu thập kỹ 1990.

Đánh giá hormon trong thai nghén sớm

Human chorionic gonadotrophin (hcg)

Các test xét nghiệm nước tiểu trên thị trường hiện nay phát hiện hCG ở mức trên 25 IU/L tương ứng với ngày thứ 24-25 của chu kỳ kinh 28 ngày nếu có thụ thai. 

Trong giai đoạn sớm thai kỳ, bình thường mức hCG huyết thanh tăng gấp đôi trong mỗi 2 ngày. Trong thực hành lâm sàng, định lượng hCG huyết thanh được dùng để chẩn đoán thai lạc chỗ, giúp chọn lọc bệnh nhân để tiếp tục theo dõi hay điều trị nôi hay ngoại khoa trong động thai giai đoạn sớm, và cũng để khảo sát tính hiệu quả của điều trị.

Theo cổ điển, thai lạc chỗ được nghi ngờ khi trên siêu âm không thấy hình ảnh túi thai trong tử cung. Trong những trường hợp như vậy, nhiều thầy thuốc đã cho làm xét nghiệm hCG huyết thanh hàng ngày để theo dõi tiếp tục. GEU được nghi ngờ khi lượng hCG không tăng  gấp đôi trong 2-3 ngày. Một phương pháp chẩn đoán GEU khác là dùng một ngưỡng định trước (cut-off) hCG và phối hợp siêu âm đường âm đạo. Siêu âm đường âm đạo được thực hiện khi mức hCG ngang mức 1000UI/L (Tiêu Chuẩn Quốc Tế đầu tiên). Tuy nhiên, sự tăng gấp đôi của hCG và một mức ngưỡng hCG cũng không đủ độ nhạy và độ đặc hiệu để chẩn đoán GEU.  

 Định lượng hCG cũng được xem như một tiêu chuẩn để chọn lựa bệnh nhân điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Điều trị bảo tồn thai lạc chỗ sẽ có tỷ lệ thành công cao nếu mức hCG đầu tiên ở mức 15.000UI/L do nguy cơ thất bại cao và các biến chứng của nó.

Thai nghén sớm bình thường

Hình ảnh siêu âm trong giai đoạn sớm thai kỳ thay đổi nhanh chóng và cung cấp thông tin hữu ích cho việc phát hiện các bất thường.

Sản phụ nên được cung cấp thông tin khám siêu âm là để xác định thai nằm trong buồng tử cung và sự hiện diện của hoạt động tim thai. Nếu dùng siêu âm đường âm đạo, hầu hết thai nghén bình thường sẽ được phát hiện trong lần siêu âm đầu tiên. Ngày thứ 29-31 của vòng kinh 28 ngày, test hCG nước tiểu dương tính và qua siêu âm túi thai có thể được nhìn thấy trong tử cung. 

Để tránh sót thai lạc chỗ (thai ở kẽ, cổ tử cung, hoặc ổ bụng), thì phải xác định được có thúi thai trong buồng tử cung bình thường và được bao phủ hoàn toàn trong nội mạc tử cung. Đường cắt dọc  đi qua cổ tử cung, khoang nội mạc có túi thai xác định chẩn đoán thai trong tử cung bình thường. 

Nếu bệnh nhân có đau vùng chậu, nên siêu âm khảo sát các bất thường của buồng trứng và vòi trứng. 

Nếu bệnh nhân có thai đau vùng chậu kéo dài hoặc tiền sử có điều trị vô sinh thì nên chẩn đoán lọai trừ thai lạc chỗ. 

Sẩy thai

Hầu hết bệnh nhân sẩy thai vào viện do ra máu âm đạo hoặc đau bụng. Tuy nhiên có một tỷ lệ bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có tiền sử sẩy thai trước đó hoặc bệnh nhân có thai sau điều trị vô sinh. Nếu chỉ khám lâm sàng thì khó chẩn đoán chính xác sẩy thai sớm do đó siêu âm nên được thực hiên thường qui cho các bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ sẩy thai. siêu âm giúp xác định chẩn đoán cuối cùng và giúp chọn lựa cách điều trị phù hợp trước khi can thiệp các thủ thuật. Hơn nữa, các chi tiết siêu âm đôi khi rất hữu ích để đánh giá nguy cơ sẩy thai về sau.

Sẩy thai được phân loại:

Dọa sẩy thai.

Thai lưu

Sẩy thai không hoàn toàn.

Sẩy thai hoàn toàn  

Dọa sẩy thai

Triệu chứng bao gồm tiền sử chảy máu âm đạo và siêu âm thấy thai sống trong tử cung. Khoảng 15% bệnh nhân này sẽ sẩy thai. Hình ảnh khối máu tụ dưới màng nhau không có ý nghĩa tiên lượng.

Thai lưu

Chẩn đoán thai lưu thường dựa trên hoạt động của tim thai. Thuật ngữ “trứng trống” (blighted ovum) và “thai không có phôi” dùng để mô tả túi thai mà không thấy cấu trúc phôi thai. (hình 2)

Chẩn đoán thai lưu dễ dàng khi tuổi thai tương đối lớn.

Tuy nhiên trong giai đoạn sớm thai kỳ, do phôi thai còn rất nhỏ nên việc chẩn đoán thai lưu đôi khi rất khó

Theo RCOG (Royal College of Obstetricians and Gynaecologists, 1995), ở giai đoạn sớm thai kỳ, chẩn đoán thai lưu khi:

Không có hoạt động tim thai khi chiều dài đầu mông CRL > 6 mm.

hoặc không thấy hình ảnh phôi thai hoặc túi noãn hoàng (yolk sac) khi đường kính túi thai (GS) > 20 mm

Trên thực tế lâm sàng , chẩn đoán thai ngừng tiến triển hoăc trứng trống khi hai lần siêu âm ở hai thời điểm  cách nhau 2 tuần vẫn không thấy phôi thai và tim thai.

Sẩy thai hoàn toàn và không hoàn toàn

Chấn đoán sẩy thai (hoàn toàn không hoàn toàn) phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của người siêu âm và khó xác định hơn là chẩn đoán thai lưu.

Sẩy thai hoàn toàn được chẩn đoán khi hình ảnh nội mạc mỏng và đều, vì vậy đễ nhầm lẫn với tử cung  không có thai ở giai đoạn tăng sinh do đó mà hình ảnh sẩy thai hoàn toàn được xem giống như lòng tử cung giai đoạn tăng sinh. (hình 4)

Chẩn đoán sẩy thai không hoàn toàn có nhiều vấn đề cần bàn cãi, tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào độ dày của nội mạc tử cung thay đổi từ 5 đến  15 mm. Khó khăn chủ yếu là xác định được hình ảnh cục máu đông hay tổ chức sót. (hình 3)

Hình 1:  Kết quả nghiên cứu trên 2114 phụ nữ có các triệu chứng động thai trong giai đoạn sớm thai kỳ tại bệnh viện  King’s College Hospital, London.

Vì vậy người ta thường chú ý đến số lượng tồn dư trong tử cung. Tổ chức sót thường có hình ảnh tăng âm có giới hạn rõ trong khi cục máu đông có hình ảnh không đều. Cục máu đông cũng sẽ di chuyển trong lòng tử cung khi chúng ta ấn đầu dò làm thay đổi áp lực trong lòng tử cung. Tuy nhiên, ngay cả với khám siêu âm Doppler, việc chẩn đoán bằng siêu âm một sẩy thai không hoàn toàn đôi khi rất khó khăn, do đó mà chúng ta cần khảo sát thêm về các triệu chứng lâm sàng và xét nghiêm sinh hoá để chẩn đoán xác định và chẩn đoán loại trừ thai lạc chỗ 

Hình 2: Thai lưu 8 tuần cho hình ảnh túi thai méo mó  với một cấu trúc khoang ối nhỏ (A), không có cực thai.

Hình 3: Trên hình cắt dọc qua tử cung, cho thấy lòng tử cung chứa nhiều tổ chức hồi âm không đều. là hình ảnh điển hình của sẩy thai không hoàn toàn

Hình 4: Hồi âm nội mạc tử cung mõng ở bệnh nhân có tiền sử chảy máu nặng và test thai (+) gợi ý  một sẩy thai hoàn toàn

Thai lạc chỗ (tlc)

Thai lạc chỗ là trứng đã thụ tinh làm tổ ngoài khoang tự nhiên của tử cung (khoang có nội mạc tử cung). 93% TLC xảy ra ở vòi trứng (hình 5). Tần suất bệnh có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Các triệu chứng lâm sàng có thể đau bụng với có hoặc không có ra máu âm đạo. Các triệu chứng càng nghi ngờ khi bệnh nhân có tiền sử bệnh lý phụ khoa, phẫu thuật vòi trứng, hoặc có đặt dụng cụ tử cung. Khả năng TLC nên được xem xét ở các bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao có test thai (+) cho dù bệnh nhân không có các triệu chứng khác.

 

Hình 5:  Một khối hồi âm nhỏ, giới hạn rõ nằm ngay cạnh tử cung là hình ảnh khối thai ở vòi trứng (E).

Các dấu chứng siêu âm của tlc

Theo cổ điển, TLC được nghi ngờ khi buồng tử cung rỗng và test thai (+). Tuy nhiên, chỉ với 85% TLC có thể được phát hiện trực tiếp khi siêu âm lần đầu qua đường âm đạo. 

Túi giả thai (pseudosac) trong tử cung có thể thấy trong 10-29% trường hợp TLC, do đó dấu chứng này nên được cẩn thận chú ý tránh nhầm lẫn với một túi thai sớm trong tử cung. Trên hình ảnh siêu âm phát hiện thấy hình ảnh túi giả thai và máu không đông trong lòng tử cung có đặc điểm chỉ một vòng đơn nội mạc bao chung quanh và hình dáng túi này tương ứng với hình dáng của khoang tử cung. Trên đường cắt dọc, túi giả thai có hình thon dài và mõng trong khi túi thai có hình dáng tròn hơn. Tuy nhiên, sự có mặt của tổ chức màng đệm (vòng hồi âm bao xung quanh túi thai) giúp cho chúng ta chẩn đoán được chính xác hơn cấu trúc túi thai trong tử cung. 

Trên hình ảnh siêu âm Doppler, xung quanh túi giả thai đặc trưng là vùng vô mạch, trong khi ở túi thai sớm thì có hiện tượng tăng sinh dòng chảy mạch máu xung quanh. 

Việc quan sát được hoàng thể có thể giúp phát hiện TLC vì vào khoảng 78% TLC phát hiện nang hoàng thể một bên buồng trứng. Nhưng đôi khi khó chẩn đoá phân biệt giữa một nang hoàng thể và túi thai lạc chỗ. Khi đó “dấu trượt cơ quan” (sliding organs sign) có thể được dùng để chẩn đoán phân biệt nang hoàng thể với TLC. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách ấn nhẹ đầu dò và quan sát sẽ thấy khối thai trượt ra khỏi cấu trúc buồng trứng.

Dịch túi cùng Douglas chiếm khoảng 20-25% trường hợp TLC. Máu và cục máu đông xuất hiện dưới hình thái dịch tăng âm, điều này gợi ý túi thai sẩy qua loa hoặc khối thai vở. Tuy nhiên, máu ở túi cùng Douglas cũng được nhìn thấy trong một số trường hợp vở nang hoàng thể

TLC có thể do nhầm lẫn hình ảnh của các quai ruột, vòi trứng ứ nước, thương tổn dính hoặc lạc nội mạc tử cung. 

Siêu âm có vai trò không những giúp chẩn đoán chính xác TLC mà còn giúp xác định lựa chọ một phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân.

Hình 6: Hình cắt dọc tử cung cho thấy thai làm tổ ở CTC (CP) và hình ảnh  buồng tử  cung rỗng ©

Thai lạc chổ ở ctc

Thai lạc chỗ CTC xảy ra khi thai làm tổ ở phần thấp gần lỗ trong CTC. Tần suất bệnh dao động khoảng 1/2400 đến 1/50.000 trường hợp thai nghén và chiếm khoảng 0,15%  TLC. chẩn đoán thai lạc chỗ CTC có thể dựa vào các tiêu chuẩn siêu âm sau:

Không có túi thai trong tử cung.

Tử cung có hình ảnh đồng hồ cát khi hợp với ống CTC

Có sự hiện diện túi thai hoặc mô nhau bên trong ống CTC.

Lỗ trong CTC đóng kín.

 

Hình 7: Thai ở cổ tử cung

Tuy nhiên, lỗ trong CTC có thể mở nếu thai lớn hoặc thai làm tổ cao trong ống CTC. Việc chẩn đoán dễ dàng nếu thấy được hoạt động của tim thai. Trong một số trường hợp túi thai trong buồng tử cung nhưng do bị bóc tách và rơi xuống ống CTC làm nhầm lẫn thai lạc chỗ ở CTC, khi đó chúng ta ấn nhẹ đầu dò để tìm dấu hiệu trượt của túi thai để chẩn đoán phân biệt. dấu hiệu trượt không xuất hiện trong trường hợp TLC ở CTC. Thai lạc chỗ ở CTC có thể được điều trị bằng cách nong và nạo nhưng có nguy cơ chảy máu không kiểm soát được và có thể phải cắt bỏ tử cung. Tiêm methotrexate hoặc muối Kali tại chỗ qua hướng dẫn của siêu âm là cách điều trị hiệu quả nhất. Điều trị methotrexate toàn thân cũng tỏ ra có kết quả tốt mặc dù có nhiều tác dụng phụ hơn.

Hình 8: Dấu hiệu đường kẻ trong thai ngoài tử cung ở đoạn kẻ                        ̉

Tlc ở đoạn kẽ

TLC đoạn kẽ chiếm 1,1 – 6,3% trong toàn bộ TLC . Hình ảnh siêu âm thấy khối thai nằm ngoài khoang tử cung nhưng ở trong cơ tử cung đoạn cao được bao bọc xung quanh với cơ tử cung mỏng

Siêu âm có dấu hiệu đường kẻ : đường echo dày kéo dài từ nội mạc đến ̣ khối thai.

TLC đoạn kẽ thường được điều trị mở bụng phẫu thuật vì chẩn đoán thường muộn và bệnh nhân thường bị vở khi vào viện. 

Tlc ở buồng trứng

Tần suất bệnh thay đổi trong khoảng 1/4000 đến 1/7000 trương hợp sinh đẻ. Để chẩn đoán được thai lạc chỗ ở buồng trứng thì vòi trứng cùng bên phải còn nguyên vẹn, túi thai phải nằm trong buồng trứng, buồng trứng phải được nối với tử cung qua dây chằng buồng trứng và mô buồng trứng phải nằm trong thành bao.

Chẩn đoán siêu âm khi thấy túi thai không tách rời được buồng trứng. Nếu túi thai rỗng thì phải tìm được nang hoàng thể tách biệt với túi thai.

Chẩn đoán sai cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân bị viêm dính buồng trứng và vòi trứng. trong trường hợp này chúng ta không thể tách rời được buồng trứng với khối thai bằng cách ấn nhẹ đầu dò.

Thai ổ bụng

Là một dạng hiếm của TLC, tần suất bệnh khoảng 1/3400 đến 1/8000 trường hợp sinh và là một dạng hiếm của thai lạc chỗ. Thai ổ bụng là thai lạc chổ mà không làm tổ ở vòi trứng, buồng trứng hoặc dây chằng rộng. 

Chẩn đoán được trong 3 tháng đầu thai kỳ nhờ vào hình ảnh túi thai nằm ở túi cùng sau Douglas hoặc một bên lá dây chằng rộng, hoặc dưới gan, sau phúc mạc.

Hình 9: Hình ảnh thai ở buồng trứng

 

Hình 10: Thai làm tổ ở túi cùng Douglas

Một thai trong tử cung và một thai ngoài tử cung (heterotopic pregnancy)

Tỷ lệ xảy ra khoảng 1/6000, đặc biệt gặp tỷ lệ cao ở phụ nữ có áp dụng các phương pháp hổ trợ sinh sản. Do đó khi chẩn đoán được một thai trong tử cung không đồng nghĩa là loại trừ được TLC kèm theo.

Hình 11: Hình ảnh một túi thai ở CTC (1) và một túi thai ở vị trí bình thường (2)

Trường hợp có thai nhưng không xác định được ví trí làm tổ của thai

Siêu âm đường âm đạo có thể chẩn đoán loại trừ thai lưu và thai lạc chỗ trong phần lớn trường hợp vì vậy đây là phương pháp thăm dò được chọn lựa đầu tiên trong những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ. 

Tuy nhiên có trường hợp thai nghén đã chấm dứt thai kỳ một cách tự động do sẩy thai hoặc ngay cả TLC mà chúng bị bỏ qua và không gây biến chứng gì trầm trọng. Nguyên nhân thứ 2  là do trong giai đoạn sớm của thai kỳ chúng ta chưa phát hiện được các bất thường của thai nghén trên siêu âm, do đó chúng phải trông cậy vào các chỉ số xét nghiệm khác như là hCG huyết thanh, progesterone để hổ trợ chẩn đoán TLC. 

Bệnh lý tế bào nuôi

Bệnh lý tế bào nuôi bao gồm cả chửa trứng lành tính và choriocarcinoma. Việc chẩn đoán sớm bệnh sẽ tốt cho việc lên kế hoạch điều tri và tư vấn theo dõi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc chẩm đoán trong 3 tháng đầu thai kỳ còn một số khó khăn do các biểu hiện lâm sàng, các dấu chứng siêu âm và bệnh học khác biệt.

Chữa trứng hoàn toàn 

Trong giai đoạn sớm thai kỳ khó chẩn đoán.

Chẩn đoán chửa trứng hoàn toàn được mô tả như là hình ảnh “bảo tuyết” hoặc hình ảnh “tổ ong”. Hình ảnh này là của các nang trứng bên trong tử cung. Các dấu chứng phổ biến khác như một vài vùng tụ dịch có bờ không đều và thành mõng. hCG huyết thanh thường cao hơn gấp 2,5 lần trung vị (MoM) và sẽ tiếp tục gia tăng về sau. Điều trị chữa trứng thông thường là nạo hút trứng và theo dõi liên tục hCG huyết thanh.

Chữa trứng bán phần

Hình ảnh đặc trưng là những vùng phồng lên khu trú của mô nhau và tăng sản tế bào nuôi tại chỗ trong khi vẫn có sự hiện diện của phôi thai. Trong chữa trứng kèm thai nhi, bánh nhau bị thoái hoá trứng sẽ tách biệt rõ ràng với bánh nhau bình thường, trong khi ở chữa trứng bán phần thì tổ chức trứng lan toả bên trong bánh nhau. Trong chữa trứng do thể ba nhiễm thì thai thường có di dạng hoặc chậm phát triển nặng trong tử cung. 

Choriocarcinoma

Choriocarcinomas thừơng có khả năng ác tính cao và bệnh nhân thường đến khám khi đã di căn. 

Các bất thường buồng trứng trong giai đoạn sớm thai kỳ

Việc khám siêu âm thường qui trong thai ngén đã làm gia tăng phát hiện chẩn đoán một cách tình cờ các khối u phần phụ không có triệu chứng ở phụ nữ mang thai. Chủ yếu các khối u này là nguyên phát.

Nang buồng trứng trong thai ngén

Hầu hết là nang hoàng thể, và sẽ biến mất tự nhiên vào cuối tam cá nguyệt đầu thai kỳ. Việc điều trị đặt ra ở bệnh nhân có nang phức tạp và tồn tại kéo dài. Thông thường người ta se phẫu thuật mở bụng cắt bỏ u nếu còn tồn tại khi thai hơn 16 tuần dù bệnh nhân không có triệu chứng. Việc điều trị này dựa trên quan điểm cho rằng nguy cơ ác tính cao ở những bệnh nhân có khối u phức tạp.

Gần đây, sự cải thiện hình ảnh siêu âm và sự phát triển của nội soi đã làm hạn chế các thủ thuật xâm nhập trong điều trị nang buồng trứng. Mặc dù có sự gia tăng kích thước của tử cung có thai và sự thay đổi giải phẫu của khung chậu, siêu âm có thể phân biệt chính xác tính chất lành hay ác tính của các loại nang trong thai nghén. Vì vậy, một số u nang nhỏ lành tính có thể được theo dõi hay mổ nội soi. Tuy nhiên, phẫu thuật mở bụng và cắt bỏ buồng trứng vẫn còn là một phương pháp được chọn lựa cho một số nhỏ bệnh nhân khi có các dấu hiệu nghi ngờ ác tính.

Nang cơ năng buồng trứng

Nang hoàng thể thay đổi rất nhiều về hình dáng và kích thước. Nó có thể xuất hiện như một nang đơn  giản trong buồng trứng hoặc là một nang phức tạp có xuất huyết bên trong với những vùng đặc. Việc khám siêu âm Doppler sẽ phát hiện tốc độ dòng chảy tuần hoàn cao và độ trở kháng thấp. Hầu hết nang buồng trứng cơ năng sẽ tự hết vào cuối giai đoạn III thai kỳ.

Nang hoàng tuyến thường được tìm thấy khi có sự tăng cao của hCG tuần hoàn. Chúng thường gặp trong chửa trứng, hội chứng quá kích buồng trứng hoặc được tìm thấy trong thai trong tử cung bình thường. Chúng thường có nhiều nang và xuất hiện cả 2 bên buồng trứng và có thể rất lớn. Như nang cơ năng, chúng thương biến mất tự nhiên khi thai 16 tuần.  mặc dù thời gian biến mất trung bình là 8 tuần.

Khối u thực thể buồng trứng

Mặc dù nguy cơ ác tính ở bệnh nhân trong độ tuổi sinh đẻ là thấp, nhưng bất kỳ một một phát hiện khối u phần phụ nào khi bệnh nhân siêu âm thường qui cần được đánh giá đầy đủ để  loại trừ u ác tính. Khối u thường được phát hiệ nhất trong thai nghén là lọai u bì, u nang lành tính (cystadenomas) và u lạc nội mạc.

U xơ tử cung

Có khoảng 1-4% thai kèm u xơ tử cung . U xơ tử cung gây khó khăn cho việc đo đạc chính xác túi thai và phôi thai . Trong quá trình mang thai u xơ tử cung thường tăng nhanh kích thước do sự gia tăng nồng độ oestrogene trong máu mẹ. Hơn nữa, vị trí của u xơ tử cung liên quan đến khoang nội mạc tử cung có ý nghĩa tiên lượng nguy cơ sẩy thai hơn là kích thước khối u. Vị trí u xơ gần với vị trí nhau bám càng có nguy cơ chảy máu trong giai đoạn sớm thai kỳ. Các biến chứng của u xơ tử cung trong thai nghén khác như là chảy máu trước sinh , đau bụng do khối u thoái hoá, ngôi bất thường, chuyển dạ tắc nghẽn, nhau bám chặt.

Thai và dụng cụ tử cung

Nếu có thai khi đang đặt dụng cụ tử cung thì lấy dụng cụ tử cung ra là một quan điểm điều trị được ưa thích hơn. Nếu chúng ta không lấy ra thì thai sẽ tăng nguy cơ chảy máu, nhiểm trùng, sinh non và chết lúc sinh. Chúng ta nên thực hiện siêu âm sớm ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ có thai để xác định và có hướng xử trí thích hợp.

Trường hợp bệnh nhân quyết định vẫn tiếp tục thai nghén thì nên tư vấn cho bệnh nhân rằng không có bằng chứng dụng cụ tử cung tăng nguy cơ gây dị dạng thai nhưng nguy cơ sẩy thai trong 3 tháng giữa thai kỳ là khoảng 50%. 

Tuy nhiên, những người có mang dụng cụ tử cung nên đi siêu âm sớm để định vị túi thai khi có triệu chứng nghi ngờ có thai.