Nội dung

Siêu âm trong phụ khoa và sản khoa: siêu âm quí hai thai kì

 

Người dịch: Lê Thị Thanh Tú

Hiệu chỉnh: BS HÀ Tố Nguyên

Giới thiệu

Mục tiêu chính của siêu âm tam cá nguyệt thứ hai là xác định lại chính xác tuổi thai, khảo sát hình thái học thai nhi, vị trí bánh nhau và khảo sát hai phần phụ. Các bước cơ bản cần được khảo sát trong tam cá nguyệt giữa được liệt kê trong bảng 5.1 và có thể thay đổi tùy theo điều kiện hiện có của hệ thống y tế từng vùng và phác đồ của mỗi quốc gia.

Bảng 5.1: Các bước khảo sát cơ bản trong siêu âm tam cá nguyệt thứ hai

Ngôi thai và vị trí thai

Hoạt động của tim thai

Số lượng thai ( và số bánh nhau nếu trong đa thai)

Tuổi thai/ kích thước ( các chỉ số sinh học của thai)

Lượng ối

Hình thái và vị trí bánh nhau

Cấu trúc giải phẫu cơ bản của thai

Đánh giá phần phụ

Các mốc thời gian của siêu âm tam cá nguyệt thứ hai:

Nhìn chung, siêu âm tam cá nguyệt thứ hai là nói đến thời điểm 14-28 tuần, nhưng trong khuôn khổ của chương này, chúng tôi chỉ đề câp tới siêu âm giai đoạn từ 18- 22 tuần trong tam cá nguyệt thứ hai. Ở những quốc gia mà người dân không có điều kiện thuận lợi để tiếp cận hệ thống chăm sóc y tế hay không đến được phòng khám siêu âm thì mốc thời này có thể nới rộng từ 16- 25 tuần với các bước khảo sát tương tự. Ở tuần thứ 16, khảo sát hình thái thai nhi khó hơn những tuần sau đó, đặc biệt khi sử dụng máy siêu âm cầm tay hoặc những phụ nữ béo phì. Mặt khác, nếu không có siêu âm trước, việc xác định tuổi thai từ tuần 25 trở đi sẽ kém chính xác. 

ai có thể thực hiện được quá trình siêu âm này?

Tùy theo từng quy định và phong tục của từng địa phương, người siêu âm có thể là những đối tượng khác nhau. Ở một vài quốc gia, kĩ thuật viên sẽ thực hành siêu âm và sau đó bác sĩ sẽ xem lại. Ở một số quốc gia khác, bác sĩ sẽ là người siêu âm đầu tiên. Ở một số ít nơi, nữ hộ sinh thực hiện những siêu âm cơ bản, còn bác sĩ sẽ siêu âm khảo sát ở những mốc quan trọng và các trường hợp đặc biệt. Cách tiếp cận cuối phù hợp với những quốc gia hạn chế về nguồn lực, thiếu nhân viên y tế. Dựa vào kinh nghiệm của chúng tôi, ở những nơi thiếu nguồn nhân lực, không có kĩ thuật viên siêu âm hay nhân viên y tế không đáp ứng đủ cho nhu cầu người dân, cần tổ chức những khóa huấn luyên bài bản về lí thuyết cũng như thực hành cho nữ hộ sinh với sự giám sát và lượng giá để họ có kĩ năng cơ bản đủ để thực hiên một số loại siêu âm cơ bản. Bất kể hình thức nào thì người thực hiện siêu âm khảo sát hình thái phải được đào tạo và huấn luyện kỹ năng cần thiết.  

Ở nhiều nước, người ta đưa ra một phác đồ thống nhất cho những bước cơ bản thực hiện và tiêu chuẩn lượng giá đối với người thực hiện những kĩ thuật siêu âm đó. Bạn đọc có nhu cầu tham khảo hướng dẫn cụ thể và tiêu chuẩn lương giá có thể xem trên trang website của hiệp hội siêu âm của Mỹ (www.AIUM.org) và tổ chức sản phụ khoa quốc tế (www.ISUOG.org).  

những bước chuẩn bị cho quá trình siêu âm:

Trước khi thực hiện siêu âm, người thực hiện cần hiểu rõ nguyên lí siêu âm, cách vận hành cơ bản của máy, các kĩ thuật cơ bản, tất cả đã được mô tả chi tiết trong chương 1, 2 và 3. Bảng 5.2 mô tả danh sách những bước cần được kiểm tra trước khi thực hiện bất kì quá trình siêu âm nào trong tam cá nguyệt thứ 2.

Bảng 5.2: Danh sách các bước cần được kiểm tra trước khi thực hiện siêu âm trong 3 tháng giữa.

Cần cho sản phụ nằm đúng tư thế, giường nằm trong quá trình được siêu âm phải thoải mái.

Chọn chế độ cài đặt sản khoa cho máy siêu âm

Điền tên và những thông tin khác của sản phụ vào máy

Điền kinh cuối

Bôi gel lên bụng bệnh nhân

Chỉnh gain sáng tối phù hợp

Chỉnh độ sâu và vùng tập trung của sóng siêu âm

Định hướng đầu dò đúng khi siêu âm.

Trong trường hợp thiếu nhân lực, siêu âm 3 tháng giữa cần được đơn giản hóa thành 6 bước chuẩn, nhằm tìm kiếm những vấn đề chính có ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi. 6 bước này được lập ra nhằm đánh giá ngôi thai, tư thế, hoạt động tim thai, số lượng thai trong tử cung, lượng nước ối, vị trí bánh nhau, và tuổi thai. Ở đây, chúng ta sẽ mô tả bước thứ 6, liên quan đến các chỉ số sinh học của thai, trong đó gồm đường kính lưỡng đỉnh, chu vi đầu, chu vi bụng, và chiều dài xương đùi.

các chỉ số sinh học thai:

Chỉ số sinh học có liên quan với tuổi thai và thời gian mang thai, trong khi đó, kích thước liên quan đến cân nặng và sẽ được bàn luận sau. Lưu ý: không nên xác định lại tuổi thai khi đã có tuổi thai theo siêu âm trước đó. Trong trường hợp thai phụ chưa có siêu âm lần nào trước đó, có thể tính tuổi thai dựa vào các chỉ số sinh học trong tam cá nguyệt thứ 2. Mặc dù việc tính tuổi thai có thể dựa trên siêu âm trong ba tháng giữa nhưng mức độ chính xác thấp hơn so với siêu âm ba tháng đầu, dựa trên chiều dài đầu mông. Chúng tôi khuyến cáo nên tính tuổi thai theo các chỉ số trong tam cá nguyệt giữa trong các trường hợp sau: 

Đối với thai từ 14 tuần đến 15 tuần 6 ngày, nếu có sự chênh lệch tuổi thai hơn 7 ngày cần tính lại ngày dự sinh.  

Đối với thai kì từ 16 tuần đến 21 tuần 6 ngày, nếu có sự chênh lệch hơn 10 ngày nên tính lại ngày dự sinh  

Đối với thai kì từ 22 tuần đến 27 tuần 6 ngày, nếu có sự chênh lệch hơn 14 ngày nên tính lại ngày dự sinh

Bốn chỉ số sinh học dùng để tính tuổi thai hoặc ước lượng cân nặng gồm đường kính lưỡng đỉnh (ĐKLĐ), chu vi đầu (CVĐ), chu vi bụng (CVB), chiều dài xương đùi (CDXĐ).

Cách đo 4 chỉ số này sẽ được giải thích chi tiết trong những phần sau.

đường kính lưỡng đỉnh:

Đường kính lưỡng đỉnh (ĐKLĐ) (Bảng 5.1 5.2) nên được đo theo mặt cắt ngang của đầu ở ngang mặt cắt đồi thị. Các điểm mốc trên siêu âm của một mặt cắt lưỡng đỉnh chuẩn được liệt kê theo Bảng 5.3 và cách thực hiện được liệt kê trong bảng 5.4. Trong vài trường hợp, đặc biệt trong 3 tháng cuối, đầu xuống, ĐKLĐ được đo ở mặt phẳng trán của đầu, nếu đây là lựa chọn duy nhất có thể. 

 

Hình 5.1: Mt ct ngang ca đầu đường kính lưỡng đỉnh. mt ct này cho thy vách trong sut (CSP), lim não (Falx), đồi th (T), não tht ba (3V), thùy đảo (insula) Mt phn ca não tht bên cũng đươc ghi nhn mt ct này (Lateral V). 

 

Hình 5.2:  Mt ct ngang lưỡng đỉnh cho thy v trí đúng khi đặt con tr để đo. Chú ý đim trên và dưới ca đim đo là b ngoài bn s gn và b trong ca bn s xa. (GA = gestational age- tui thai và EFW = estimated fetal weight- ước lượng cân nng). 

Bảng 5.3; Mốc giải phẫu trên siêu âm ở mặt cắt đo đường kính lưỡng đỉnh. Xem hình minh họa 5.1

Liềm não ở đường giữa

Đồi thị

Sự hiện diện cân xứng cấu trúc 2 bán cầu não

Không thấy tiểu não

Vách trong suốt

Thùy đảo

 

Bảng 5.4.:Tiến trình đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD)

Xem hình 5.2 

Vào mc đo các ch s sinh hc (n vào nút đo trên bàn phím) trên máy siêu âm.

Chn BPD, thang đo s xut hin trên màn hình. 

V trí ca thanh đo th 1 đặt b ngoài bn s đính gn, ngang mc đồi th.

Đặt con tr thanh đo th 2 b trong bn s xa, chú ý đường ni 2 đim đó vuông góc vi đường gia lim não. 

Đảm bo sao cho đường kính lưỡng đỉnh là ln nht và vuông góc vi đường gia lim não.

chu vi đầu

Chu vi đầu (CVĐ) được đo ở mặt cắt ngang đồi thị, cùng mặt cắt đo lưỡng đỉnh (hình 5.1 5.2). Có 3 cách đo chu vi vòng đầu trên hầu hết các máy siêu âm: đo bằng vòng ellipse (hình 5.3), đo 2 đường kính và đo bằng cách vẽ tay xung quanh chu vi đầu.

Cách đo bằng ellipse cho phép điều chỉnh kích thước vòng tròn ellipse quanh hộp sọ, thường ta sẽ đặt điểm đo cố định trước ở 2 đường kính lưỡng đỉnh và đường kính đỉnh chẩm (ĐKĐC). Phương pháp đo 2 đường kính được sử dụng dựa vào 2 đường kính (ĐKLĐ và ĐKĐC) và tính ra chu vi đầu dựa vào công thức ellipse. Phương pháp đo bằng tay đơn giản là chỉ vẽ theo chu vi hộp sọ như hình trên màn hình hiển thị. Trong 3 cách trên thì cách đo theo hình ellipse là hay được dùng nhất do nó vốn ít sai số. Tác giả khuyến cáo bạn nên thực hiện đo CVĐ theo đường kính lưỡng đỉnh. Cách tiếp cận này cho phép máy sử dụng thanh đo của đường kính lưỡng đỉnh. Chú ý rằng trong quá trình đo CVĐ, điểm đo dưới của ĐKLĐ cần di chuyển sang bờ ngoài của bản sọ đính để đo CVĐ. (hình 5.4). Bảng 5.5 nêu ra những bước cần cho đo chu vi đầu. 

 

Hình 5.3: Mt ct ngang đầu v trí để đo lưỡng đỉnh. Chu vi đầu (CVĐ) được đo bng phương pháp ellipse. Chú ý vòng ellipse bao quanh b ngoài bn s. (OFD= occipito-frontal diameter: Đường kính chm-trán, GA=gestational age: tui thai, EFW=estimated fetal weight: cân nng, CI=cephalic index:

 

Hình 5.4: mt ct ngang v trí đo đường kính lưỡng đỉnh (ĐKLĐ). Chu vi đầu được đo bng vòng ellipse. Chú ý: vòng ellipse bao b ngoài ca bn s, con tr phía dưới đo ĐKLĐ nm b trong bn s. 

Bng 5.5: Tiến trình đo chu vi vòng đầu

Kích hoạt phần mềm đo các chỉ số sinh học (nhấn vào nút đo) trên bàn điều khiển máy siêu âm, chọn HC, con trỏ thanh đo sẽ xuất hiện trên màn hình. 

Đặt con trỏ thứ nhất của thanh đo ở bờ ngoài bản sọ đính gần, tương tự như đo ĐKLĐ và nhấn phím SET.

Đặt con trỏ thứ hai của thanh đo, đối xứng qua đường giữa, ở bờ ngoài của bản sọ xa, và nhấn SET, trong trường hợp này, đường nối 2 điểm đo vuông góc với liềm não ở đường giữa. 

Mở vòng ellipse rộng ra bằng cách xoay thanh lăn trên bàn phím điều khiển, cho đến khi vòng ellipse viền quanh ôm lấy bờ cong hộp sọ.

Nếu vòng ellipse không viền quanh được hình ovale của đầu, thì ta cần chỉnh lại vị trí đặt của 2 con trỏ vì nó chính là trục để xoay của vòng đo ellipse.

chu vi bụng

Chu vi bụng (CVB) được đo ở mặt cắt ngang bụng trên của thai nhi. Các mốc giải phẫu trên siêu âm giúp xác định mặt cắt chuẩn đo chu vi bụng được liệt kê ở Bảng 5.6 hình 5.5. 

BNG 5.6: Các mc gii phu trên siêu âm cho mt ct đo chu vi bng:

Mặt cắt ngang bụng phải tròn ( càng tròn càng tốt) 

Xương cột sống phải được quan sát ở mặt cắt ngang.

Bóng hơi dạ dày.

Tĩnh mạch rốn đoạn trong gan ở ngang mức xoang tĩnh mạch cửa

Phần lớn cung xương sườn được quan sát thấy ở 2 bên. 

Không thấy thận ở mặt cắt này. 

 

Hình 5.5: Mt ct ngang bng chun vi các mc gii phu như trên hình dùng để đo chu vi bng. Chú ý: bóng hơi d dày (st), tĩnh mch rn (UV), động mch ch xung (Ao) và tĩnh mch ch dưới (IVC), quan sát thy ct sng (S) v trí 3 gi và toàn b cung sườn 2 bên. (Rib)

Nên chú ý mặt cắt ngang bụng phải càng tròn càng tốt, tránh những sai số do đo đạc. Việc này dễ thực hiện ở tam cá nguyệt thứ 2 hơn ở tam cá nguyệt thứ 3, do tay chân hoặc bóng lưng có thể che lấp hình ảnh chu vi bụng chuẩn. (hình minh họa 5.6). Mặt cắt chu vi bụng tốt nhất được đo khi cột sống nằm ở vị trí 3 hoặc 9 giờ (xem hình 5.7 A và B). Tránh đo chu vị bụng khi cột sống nằm ở vị trí 6 hoặc 12 giờ (hình 5.6, 5.8 A và B). Các bước đo chu vi bụng được liệt kê trong Bảng 5.7.

 

Hình 5.6: Mt ct ngang bng đo chu vi bng trong 3 tháng cui.  Chú ý hình nh bóng lưng (mũi tên ch) do xương chi trên to ra làm m đường gii hn ca chu vi bng 2 bên. Ct sng (S) v trí 12 gi, s hn chế vic đo chu vi bng chính xác. 

 

Hình 5.7 A và B: minh ha mt ct ngang để đo chu vi bng (AC). Ct sng (S) v trí 9 g, hình A và 3 g hình B. Ct sng v trí 9 hoc 3 g thường s d đo được chu vi bng chính xác nht, do nó ít b bóng lưng che khut. 

 

Hình 5.8 A và B: minh ha mt ct ngang chu vi bng. Ct sng (S) v trí 12g hình A và 6g hình B. Ct sng v trí 12g hay 6g là mt ct kém chính xác nht trong vic đo chu vi bng do nó tăng bóng lưng (hình A) và gim kh năng đánh giá gii hn bên (mũi tên) (hình A và B) do nó gim độ phân gii ngang ca tia siêu âm và có bóng lưng xương sườn.  

BNG 5.7: Các bước thc hin đo chu vi bng (CVB)

Kích hoạt phần mềm đo các chỉ số sinh học (nhấn vào nút đo) trên bàn điều khiển máy siêu âm, chọn AC, con trỏ thanh đo sẽ xuất hiện trên màn hình.

Cố định 1 con trỏ đo ở bờ ngoài mặt da của bụng, phía bên bụng gần đầu dò, gần điểm kết thúc cung sườn và nhấn nút SET để đo. 

Đặt con trỏ thứ 2 ở bờ ngoài da phía bên kia, đối xứng, tạo thành 1 đường vuông góc với đường giữa, và nhấn nút SET.  

Mở vòng tròn ellipse bằng cách xoay con lăn phía bên bàn phím, cho tới khi vòng ellipse bao trọn bờ ngoài da bụng. 

Nếu vòng ellipse không viền quanh đượ bờ ngoài da bụng, thì ta cần chỉnh lại trí đặt của 2 con trỏ vì nó chính là trục để xoay của vòng ellipse.

chiều dài xương đùi:

Để đo chiều dài xương đùi chính xác nhất, cần nhìn thấy được toàn bộ thân xương, góc tia siêu âm và thân xương đùi cần nằm trong khoảng 45-90 độ để tránh trường hợp đo chiều dài xương đùi không chính xác do sóng siêu âm bị lệch hướng (hình 5.9). Chiều dài thân xương dài nhất là khi con trỏ đo đặt ở 2 điểm cuối của phần thân xương được cốt hóa mà không bao gồm mấu chuyển xa xương đùi (nếu thấy được) (hình 5.10). Đo xương đùi cần loại trừ ảnh giả do gai xương có thể làm tăng giả chiều dài thân xương đùi (hình5.10).

 

Hình 5.9: hình minh ha mt ct đo xương đùi chun nht. Chú ý là toàn b thân xương đùi được quan sát thy và góc gia tia siêu âm (hướng mũi tên) và trc xương đùi gn như 90 độ. 

 

Hình 5.10: cách đo chiu dài xương đùi.  Chú ý xương đùi dài nht có th đo được khi ta đặt 2 con tr đo đầu tn cùng ca thân xương được ct hóa và cha mu chuyn xa xương đùi (mũi tên)

Cần lưu ý là kỹ thuật đo chiều dài của xương đùi sẽ khó hơn đo ĐKLĐ, CVĐ, và CVB. Do đó, cần đặt ra việc trì hoãn đưa chiều dài xương đùi vào quy trình siêu âm cơ bản, cho đến khi những người mới thực hành có kĩ năng siêu âm thuần thục hơn. Nếu sử dụng quy trình này, không nên dùng chiều dài xương đùi để tính cân nặng thai.  

cân nặng ước lượng của thai nhi

Một khi có được 4 số đo trên, phần mềm siêu âm sẽ tính ra cân nặng ước lượng dựa vào phần mềm toán học. Công thức của Hadlock và cộng sự là công thức thường được sử dụng nhất để tính cân nặng, được phát triển từ những năm 1980 (1). Tính cân nặng trong tam cá nguyệt thứ 2 chính xác hơn tam cá nguyệt thứ 3 nhưng ứng dụng lâm sàng lại ít hơn. Trong tam cá nguyệt thứ 3, việc ước lượng cân nặng thai nhi khá quan trọng trong việc phát hiện thai chậm tăng trưởng hoặc thai to. Việc ước lượng thai to không quá chính xác và sai số có thể vượt quá 10%(2). Vấn đề này sẽ được bàn luận chi tiết trong chương sau. 

giải phẫu học thai nhi cơ bản:

Mặt dù khảo sát hình thái thai nhi là phần cơ bản của quy trình siêu âm sản như định nghĩa của các tổ chức trong và ngoài nước (3, 4), nhưng ở một số nơi thiếu nhân lực, mục tiêu tiên quyết của siêu âm 3 tháng giữa là phát hiện những thai kì nguy cơ cao có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong sau sanh ở sản phụ và thai nhi. Do đó, khảo sát hình thái cơ bản thai nhi thường không phải là quy trình siêu âm cơ bản của nơi đó. Giải phẫu thai cơ bản được nêu ra trong chương này mang lại lợi ích toàn diện và cũng là quy trình siêu âm cơ bản được sử dụng ở nhiều nước đối với siêu âm ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Hình dạng bánh nhau, vị trí nhau trong buồng tử cung, đánh giá lượng ối, phần phụ cũng là một phần của các bước siêu âm cơ bản. Tất cả được nêu trong những chương riêng biệt sau của quyển sách này. Bảng 5.8 liệt kê các cấu trúc giải phẫu cơ bản cần khảo sát trong siêu âm tam cá nguyệt thứ 2. 

Để biết thêm thông tin của hướng dẫn thực hành về siêu âm sản khoa cơ bản, vui lòng tham khảo trên trang web của Viện siêu âm y khoa Mỹ (www.AIUM.org) và của tổ chức quốc tế về siêu âm sản phụ khoa (www.ISUOG.org) (3, 4).  

Bng 5.8: Các bước kho sát hình thái hc cơ bn trong tam cá nguyt th hai

ĐẦU

Não thất bên, đám rối mạng mạch, liềm não, vách trong suốt, tiểu não, bể lớn hố sau; môi trên và rãnh mũi-môi (nhân trung).

NGỰC

Tim; Mặt cắt 4 buồng, buồng thoát thất trái, buồng thoát thất phải và cấu trúc phổi.

BỤNG

Dạ dày (có hay không, kích thước, vị trí), thận, bàng quang, dây rốn cắm vào thành bụng thai nhi, số lượng mạch máu trong cuống rốn.

HỆ XƯƠNG

Cột sống cổ, ngực, lưng, và cùng cụt.

TỨ CHI

Tay và chân

BÁNH NHAU

DỊCH ỐI

PHẦN PHỤ


giải phẫu học vùng đầu

3 mặt cắt ngang trên siêu âm cần dùng để đánh giá giải phẫu học vùng đầu: mặt cắt ngang não thất bên (hình 5.11), mặt cắt ngang đường kính lưỡng đỉnh (Hình 5.2), và mặt cắt ngang hố sau (hình 5.12).    

 

Hình 5.11: Mt ct ngang đầu v trí ngang não tht bên 2 bên (LV). Các mc gii phu ca mt ct bao gm não tht bên, vách trong sut và lim não (Falx). Não tht bên được đo ngã ba ca não tht (du sao). CP = Choroid Plexus: đám ri mng mch.

 

Hình 5.12: mt ct ngang h sau. Các mc trên siêu âm gm tiu não, b ln h sau và liềm não (Falx)

Mặt cắt ngang não thất bên:

Phần này giới thiệu mặt cắt ngang vùng đầu thai nhi, ngang qua 2 não thất bên( hình 5.11). Điểm mốc giải phẫu ở mặt cắt chuẩn trên siêu âm bao gồm: não thất bên, vách trong suốt, đường giữa liềm não (hình 5.11). Trên mặt cắt này, ta nên đo độ rộng ở vị trí giao nhau của não thất (atrium of lateral ventricular) (chỗ giao nhau của 3 sừng trán, chẩm và sừng thái dương hay còn gọi là ngã ba não thất hoặc ngã tư não thất tùy tài liệu dịch) của não thất bên đối diện, phía xa đầu dò (hình 5.11) do não thất bên phía gần đầu dò sẽ bị che khuất bởi bóng xương sọ gần đầu dò (hình 5.11). Não thất bên nên được đo ở vị trí như Hình 5.11 và bình thường nhỏ hơn hoặc bằng 10 mm ở bất kì tuổi thai nào. Dãn não thất được định nghĩa khi đường kính não thất bên > 10 mm, cũng bất thường hay gặp nhất trong các bất thường trong não (hình 5.13) được chẩn đoán trước sanh. Dãn não thất thường kết hợp với nhiều bất thường não khác và đi kèm lệch bội, vì vậy, nếu phát hiện dãn não thất cần có sự tầm soát toàn diện trên siêu âm và tư vấn kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể. Não thất duy nhất (holoprosencephaly) cũng có thể phát hiện trên mặt cắt này, nguyên nhân của holoprosencephaly là do trong quá trình phân chia phôi thai giai đoạn sớm, não trước không phân chia hoàn chỉnh (Hình 5.14 A và B). Thai vô não (không có nhu mô não thường kết hợp với không có hợp sọ) (Hình 5.15 A và B) và thoát vị não (Hình 5.16 A và B), (khiếm khuyết khu trú của hợp sọ – khiếm khuyết ống thần kinh), cũng có thể được phát hiện ở mặt cắt này. 

 

Hình 5.13: Mt ct ngang não tht bên 2 bên (LV) thai nhi có dãn não tht 2 bên. Chú ý: não tht dãn rng (LV) và v não b chèn ép (C), đám ri mng mch (CP). 

 

Hình 5.14 A và B: Não tht duy nht 2 phôi thai quan sát mt ct ngang đầu (A) và mt phng trán (B).  1 não tht (du sao) v i đồi th hòa nhp (T). Chú ý tiu não thiu sn hình A (Cereb) (là du hiu không đin hình ca não tht duy nht. 

 

Hình 5.15 A và B: Cu trúc đầu ca 2 thai vô não (A và B). Chú ý: không quan sát thy hp s và nhu mô não bình thường. 

 

Hình 5.16 A và B: Mt ct ngang ca đầu 2 thai (A và B) có thoát v não (E). Chú ý v trí khiếm khuyết vòm s (mũi tên) vùng chm là v trí thường gp nht cho bt thường này. Mô não trong khi thoát v có th thy trong c 2 trường hp (E).

Mặt cắt ngang hố sau

Mặt cắt ngang hố sau, có thể gọi là mặt cắt ngang não, là mặt cắt chếch nghiêng nhẹ về phía hố sau (Hình 5.17). Trong mặt cắt này có thể thấy tiểu não, bể lớn hố sau, não thất ba và não thất tư (Hình 5.17). Ta có thể dễ dàng cắt được mặt cắt này khi chếch đầu dò về phía sau 45 độ từ mặt cắt lưỡng đỉnh đồng thời tránh bóng lưng xương sọ.

Những bất thường thường gặp nhất phát hiện ở mặt cắt này nằm trong bất thường Dandy-Walker (Hình 5.18), loạn sản thùy nhộng tiểu não (hình 5.19) và bất thường Chiari (Hình 5.20) (thường là chẻ đôi đốt sống). Thông thường, thoát vị não vùng chẩm nhỏ, phía sau, chỉ có thể quan sát rõ ở mặt cắt này. Chẻ đôi đốt sống (với bất thường Chiari II) (Hình 5.20, 5.21 A và B) đòi hỏi mổ sau sanh để che lấp khiếm khuyết vùng tủy sống và đặt shunt thông với hệ thống não thất bị tắc nghẽn. 

 

Hình 5.17: Mt ct ngang não (ngang – chếch nghiêng). H sau cha tiu não (cerebellum), b ln (cisterna magna). Não tht tư (4V) và não tht ba (3V) cũng quan sát thy mt ct này. 

 

Hình 5.18: Mt ct ngang tiu não thai có bt thường Dandy Walker (du sao). Chú ý: không quan sát thy tiu não và h sau dãn rng (CM), nang bch huyết vùng c (CH)

 

Hình 5.19: mt ct ngang tiu não thai có lon sn thùy nhng (du sao). Chú ý: không quan sát thy thùy nhng (CV) vi b ln dãn rng (du sao) 

 

Hình 5.20: Mt ct ngang tiu não ca thai nhi có ch đôi đốt sng cho thy h sau có s thay đổi (Chiari II) Chú ý: có s tc nghn b ln h sau (CM) và bt thường hình dng tiu não (mũi tên) 

 

Hình 5.21 A và B: Mt ct đứng dc gia ca ct sng 2 thai (A và B) có ch đôi đốt sng. Chú ý v trí tht lưng- cùng c a khiếm khuyết đốt sng (mũi tên) 

Mặt cắt ngang đường kính lưỡng đỉnh

Các mốc trên siêu âm giúp xác định đúng mặt cắt đường kính lưỡng đỉnh chuẩn đã được mô tả ở chương trước (hình 5.2), bao gồm liềm não, vách trong suốt, đồi thị. Những bất thường phát hiện được trong mặt cắt này bao gồm dãn não thất (hình 5.22 A và B), não thất duy nhất (holoprosencephaly) (hình 5.14), bất sản thể chai (hình 5.23) và loạn sản vách thị (hình 5.24). Những bất thường hiếm gặp khác trong sọ, như khối u, có thể phát hiện trong mặt cắt này. Để đánh giá toàn diện hệ thống thần kinh trung ương đòi hỏi nhiều mặt cắt của não từ mặt cắt đứng dọc giữa, mặt phẳng trán, mặt cắt ngang và có thể đánh giá qua đầu dò bụng và đầu dò âm đạo (khi có thể)

Hình 5.22 A và B: Mt ct ngang đầu 2 thai có não tht bên 2 bên dãn rng (du sao).

 

Hình 5.23: Mt ct ngang não tht bên thai có bt sn th chai (ACC). Chú ý: hình nh não tht bên dãn hình git nước (du sao), 1 đặc đim đặc trưng ca bt sn th chai

Hình 5.24: Mt ct ngang lưỡng đỉnh có lon sn vách-th. Chú ý: không quan sát thy vách trong sut và sng trán não tht bên 2 bên thông nhau (mũi tên). LV= não tht bên trái

 

giải phẫu học vùng mặt

Cấu trúc giải phẫu ta có thể đánh giá đầu tiên là hai hốc mắt, môi trên và nếp mũi-môi (nhântrung)  

Các mặt cắt vùng mặt: 

Để khảo sát vùng mặt thai nhi, từ mặt cắt lưỡng đỉnh, ta xoay đầu dò 90 độ và trượt nhẹ về phía trước tiếp tuyến với vùng mặt để quan sát 2 hốc mắt, môi trên và nhân trung. Mặt phẳng ngang hốc mắt là mặt phẳng tiếp tuyến với đầu ở vị trí hốc mắt (hình 5.25). Mặt phẳng tiếp tuyến với môi (hình 5.26) có thể phát hiện chẻ mặt (hình 5.27). Mặt phẳng đứng dọc giữa mặt (hình 5.28) khá quan trọng do nó cho ta khảo sát được vùng cằm dưới, giúp các bà mẹ có thể nhận ra con mình và đóng vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối giữa tình cảm mẹ và con.  

Hình 5.25: Mặt phẳng tiếp tuyến của vùng đầu ở ngang hốc mắt. (có thể đo đường kính ngoài (1) và trong (2) của hốc mắt ở mặt cắt này)

Hình 5.26: Mặt phẳng tiếp tuyến của vùng mặt cho thấy phần mô mềm của môi trên, nếp mũi môi, và môi dưới (xem chú thích trên hình)

 

Hình 5.27: Mt phng tiếp tuyến ca vùng mt cho thy phn mô mm ca môi trên, nếp mũi-môi, và môi dưới thai nhi có st môi (du sao).  

Hình 5.28: Mt ct đứng dc gia ca vùng đầu và mt. Chú ý trên hình  mt ct nghiêng có th nhn biết được chóp mũi, môi trên, môi dưới (chú thích trên hình) 

giải phẫu học vùng ngực

Mặt cắt cần cho việc khảo sát phổi và tim là mặt cắt 4 buồng, mặt cắt này tương ứng với mặt cắt ngang của ngực ở vị trí tim. (hình 5.29) Bảng 5.9 nêu ra những điểm mốc giải phẫu của mặt cắt 4 buồng. 

Hình 5.29: Mt ct ngang ngc ngang v trí 4 bung tim. Chú ý: ta có th thy trn cung xương sườn mi bên trên hình này (Rib). S= spine: ct sng, LA= left atrium: nhĩ trái, RA= right atrium: nhĩ phi, LV= left ventricle: tht trái and RV= right ventricle: tht phi. 

BNG 5.9: Các mc gii phu trên siêu âm ca mt ct 4 bung tim

Toàn bộ phần cung sườn ở mỗi bên

4 buồng tim

Tim chiếm 1/3 lồng ngực

Mỏm tim lệch trái với trục tim nằm trong khoảng 45+/- 20 độ.

Trong mặt cắt này, buồng tim nằm sau nhất là tâm nhĩ trái, ngược lại, buồng tim nằm ngay dưới xương ức là tâm thất phải (Hình 5.29). Những bất thường lớn có thể xác định ở mặt cắt này bao gồm những bất thường tim và phổi. Những bất thường bẩm sinh tim thường gặp có thể phát hiện trên mặt cắt 4 buồng bao gồm thiểu sản tim (trái hoặc phải) (Hình 5.30), bất thường lá van lớn (kênh nhĩ thất) và tắc nghẽn buồng thoát nặng (không lỗ van động mạch phổi hoặc hẹp đáng kể động mạch phổi). Hầu hết những bất thường tim này cần can thiệp phẫu thuật sớm sau sanh do phụ thuộc ống động mạch. Kênh nhĩ thất không phải là bênh lí cần can thiệp khẩn sau sanh nhưng nó kết hợp với hội chứng Down trong 60% các trường hợp. Hầu hết các tổn thương lồng ngực thường gặp bao gồm: thoát vị hoành (Hình 5.31); tổn thương tăng sinh dạng nang và tăng sáng phổi như trong bệnh lí tăng sinh tuyến dạng nang (CCAM, thể nang hoặc đặc) (hình 5.32); phổi biệt trí thể ngoại thùy (extra-lobar sequestration) (Hình 5.33); và tràn dịch màng phổi (hình 5.34). Một vài tổn thương này là lành tính và thường thoái hóa tự nhiên lúc gần sanh. Nếu tràn dịch màng phổi xảy ra trong bệnh cảnh thai tích dịch không do nguyên nhân miễn dịch, thì nó có thể dẫn đến tử vong trong bào thai hoặc sau sanh. Thoát vị hoành cần mổ sớm sau sanh, với tỉ lệ sống sót khoảng 50-70% nếu được mổ ở tuyến trên có đủ trang thiết bị và chuyên môn. 

Hình 5.30: mt ct 4 bung ca thai nhi có hi chng thiu sn tim trái. Chú ý kích thước tht trái nh (LV). Trong trường hp này, mũi tên ch l bu dc, nơi có dòng pht ngược đin hình trong trường hp này. S = spine: ct sng, LA= left atrium: nhĩ trái, RA= right atrium: nhĩ phi, and RV= right ventricle: tht phi.  

Hình 5.31: Mt ct ngang ngc thai nhi có thoát v hoành. Chú ý: d dày (St) đi lên trên lng ngc. Tim b đẩy sang phi lng ngc. S = spine: ct sng, R=phi, L=trái.

Hình 5.32: Mt ct ngang ngc qua 4 bung tim thai nhi có tăng sinh tuyến dng nang bm sinh ca phi trái. Chú ý khi echo dày sáng ln kết hp vi tràn dch (du sao). Tim b đẩy lch sang ngc phi. R = phi, L = trái and S = ct sng. 

Hình 5.33: Mt ct ngang ngc siêu âm 2D và siêu âm Doppler màu thai nhi có phi bit trí (mũi tên trng). Chú ý mch máu cung cp (mũi tên vàng) thường xut phát t tun hoàn h thng. S= ct sng.

Hình 5.34: Mt ct ngang ngc tui thai 23 tun cho thy tràn dich màng phi 2 bên (mũi tên). Tràn dch màng phi thoái hóa t nhiên và hp thu trong nhng ln siêu âm theo dõi sau đó. S = ct sng, RL = phi phi, LL = phi trái.

giải phẫu học vùng bụng:

Dạ dày thấy được ở mặt cắt chuẩn ngang bụng, đó cũng là mặt cắt dùng để đo chu vi bụng (CVB). Nếu vẫn không quan sát thấy dạ dày sau nhiều lần khảo sát, thì đó là dấu hiệu điển hình của teo hẹp thực quản (một đoạn của thực quản không có lỗ thông), ngược lại nếu thấy hình ảnh bóng đôi, là dấu hiệu của teo hẹp tá tràng. (Hình 5.35). Những bất thường thành bụng bao gồm thoát vị rốn (hình 5.36) và hở thành bụng (hình 5.37 A và B). Tất cả những bất thường thường không đe dọa tính mạng, nhưng đòi hỏi phải phẫu thuật sớm sau sanh. Một vài bất thường lớn thường kết hợp lượng nước ối giảm nhiều như bệnh lí bất sản thận 2 bên (Hình 5.38 A và B), bệnh lí thận đa nang ở trẻ nhỏ (Figure 5.39 A – C), và tắc nghẽn đường ra của bàng quang (Hình 5.40 A và B). Thận ứ nước, do trào ngược hoặc tắc nghẽn bể thận-niệu quản (hình 5.41) nhìn chung thường ít nghiêm trọng hơn. 

Hình 5.35: mặt cắt ngang bụng với hình ảnh teo hẹp thực quản. Chú ý dạ dày to vượt qua đường giữa (đường gạch nối) và có hình ảnh bóng đôi (dấu sao). S= cột sống.

Hình 5.36: cho thấy ở mặt cắt ngang bụng có hình ảnh thoát vị rốn (O). Chú ý vị trí trung tâm của khiếm khuyết thành bụng (mũi tên). S = cột sống.

 

Hình 5.37 A và B: Mt phng ct ngang (A) và mt phng đứng dc gia (B) ca thai nhi có h thành bng (G). Chú ý khi thoát v không có màng bao (mũi tên). AC = Abdominal Circumference (chu vi vòng bng).  

Hình 5.38 A và B: Mt phng đứng dc ngang ca vùng bng trên siêu âm 2D (A) và có ph Doppler (B) thai có bt sn thn 2 bên. Chú ý: không quan sát thy nước i (mũi tên) và không thy thn 2 h thn (du sao) c 2 hình nh trên. Không thy động mch thn 2 bên trên siêu âm Doppler (B) 

Hình 5.39 A, B, và C: Mt ct ngang (A) và dc (B và C) ca 2 thn thai nhi có bnh lí thn đa nang tr em. Chú ý s gia tăng kích thước thn 2 bên và 2 thn tăng phn âm. Đồng thi có kèm vô i trong trường hp này (không thy trong hình). 

Hình 5.40 A và B: mt ct ngang phía dưới (A) và trên (B) vùng chu vi van niu đạo sau. Chú ý bàng quang căng to (B), niu qun dãn, quan sát thy mt ct ngang hình A (U) và du hiu chìa khóa ca đon niu đạo gn hình A (du sao) 

Hình 5.41: Mt ct đứng dc vùng bng cho thy hình nh tc nghn b thn niu qun 2 bên.  Chú ý b thn 2 bên dãn (du sao). Gii hn 2 thn được đánh du bng mũi tên 2 đầu trên hình.

giải phẫu học hệ xương

Cần khảo sát và đánh giá cột sống ở mặt cắt đứng dọc giữa, mặt cắt ngang hoặc mặt phẳng trán, mặc dù tỉ lệ phát hiện chẻ đôi đốt sống cao nhất (hình 5.42 A – C chủ yếu dựa vào các dấu hiệu gián tiếp của não [dấu hiệu “trái chuối” (hình 5.43) và “trái chanh” (hình 5.44)]. Ta cũng cần khảo sát những xương dài của tay chân, chú ý đến những bất thường lớn như ngắn chi nặng hoặc cong nhiều ( Hình 5.45 và 5.46). Cần cố gắng khảo sát tay chân khi có thể. Nhờ đó, có thể chẩn đoán những bất thường lớn, với khiếm khuyết mất chi như không có bàn tay hoặc bàn chân hoặc bất sản xương quay. Một điều quan trọng nữa là cần đánh giá sự cử động của các khớp. Nếu có dấu hiệu cứng các khớp, ta có thể nghĩ đến bệnh lí co cứng khớp. 

Hình 5.42 A, B, và C: Mt ct đứng dc gi ca khung chu (P) (hình A), bng (Ab) (hình B), ngc (Ch) và c (N) (hình C) cho thy mt ct dc gia ca ct sng. S liên tc ca nếp da trên mt ct A và B (mũi tên).

Hình 5.43: minh ha mt ct ngang ca tiu não thai nhi có khiếm khuyết ng thn kinh. Chú ý du hiu tiu não hình trái chui ( mũi tên, đường vin màu vàng) là 1 đặc đim bt thường ca h thng thn kinh trung ương (Arnold Chiari) kết hp vi d tt ng thn kinh h. Xem chi tiết phn bài viết.

Hình 5.44: Mt ct ngang đầu v trí não tht bên có d tt ng thn kinh. Chú ý hp s có hình trái chanh (mũi tên), là 1 đặc đim ca bt thường h thn kinh trung ương (Arnold Chiari) đi kèm d tt h ng thn kinh. Xem mô t chi tiết phn bài viết. 

Hình 5.45: mt ct dc xương đùi trên siêu âm 2D (A), và chi trên siêu âm 3D (B) ca cùng 1 thai nhi có lon sn xương gây chết. Chú ý xương dài ngn rõ và cong nhiu. 

Hình 5.46: Mt ct đứng dc gia ca thai nhi có lon sn xương gây chết (tương t như hình 5-45). Chú ý ngc nh (C) so vi bng (A).  

References:

Hadlock FP, Harrist RB, Carpenter RJ, Deter RL, Park SK. Sonographic estimation of fetal weight. The value of femur length in addition to head and abdomen measurements. Radiology. 1984 Feb;150(2):535-40

Sandmire HF. Whither ultrasonic prediction of fetal macrosomia? Obstetric Gynecology 1993;82:860-862

L. J. Salomon, Z. Alfirevic, V. Berghella, C. Bilardo, E. Hernandez-andrade, S. L. Johnsen, K. Kalache, K.yY Leung, G. Malinger, H. Munoz, F. Prefumo, A. Toi and W. Lee on behalf of the ISUOG Clinical Standards Committee. Practice guidelines for performance of the routine mid-trimester fetal ultrasound scan. Ultrasound Obstetric Gynecology 2011; 37: 116–126.

ISUOG. Cardiac screening examination of the fetus: guidelines for performing the ‘basic’ and ‘extended basic’ cardiac scan. Ultrasound Obstetric Gynecology 2006; 27: 107–113.

ISUOG. Sonographic examination of the fetal central nervous system: guidelines for performing the ‘basic examination’ and the ‘fetal neurosonogram’. Ultrasound Obstetric Gynecology 2007; 29: 109–116

American Institute of Ultrasound in Medicine practice guidelines on the performance of the obstetric ultrasound examination, 2013.

http://www.aium.org/resources/guidelines/obstetric.pdf

 

Nguồn: “Siêu âm trong phụ khoa và sản khoa: một cách tiếp cận thực tế”

Tác giả : Rabih Chaoui, MDPhilippe Jeanty, MD Dario Paladini, MD