Khái niệm
Liệu pháp thay thế thận (RRT – Renal Replacement Therapy) là phương thức điều trị nhằm mục đích thay thế chức năng của thận bài bài tiết của thận. Liệu pháp này được thực hiện thông qua sử dụng một màng bán thấm (semi-ermeable membrane) để lọc sạch máu. Liệu pháp thay thế thận có thể được tiến hành ngắt quãng hoặc liên tục dựa trên 4 cơ chế vận chuyển chính là khuyếch tán, đối lưu, hấp phụ và siêu lọc. Trong các phương thức thay thế thận liên tục, lọc máu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch (CVVH) là liệu pháp thường được áp dụng nhất tại các khoa Hồi sức cấp cứu. Trong phương thức này, nhờ một hệ thống bơm, máu được rút ra khỏi tĩnh mạch người bệnh đi tới quả lọc sau đó được trả lại tĩnh mạch, dịch thay thế được bơm đưa vào trước hoặc sau quả lọc, không dùng dịch thẩm tách. Lượng dịch thải ra tương đương với lượng dịch được lấy bỏ từ người bệnh cộng với thể tích dịch thay thế đưa vào.
Chỉ định
Bỏng sâu diện rộng có hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng
Sốc nhiễm khuẩn sau bỏng
Rối loạn chức năng thận sau bỏng
Sốc bỏng nặng hồi sức không hoặc ít kết quả
Chống chỉ định
Rối loạn đông máu nặng, rối loạn huyết động quá nặng nề đe dọa tính mạng
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sỹ khoa Hồi sức cấp cứu, bác sỹ chuyên khoa bỏng được đào tạo, điều dưỡng khoa hồi sức cấp cứu
Máy móc, dụng cụ và thuốc
Máy lọc máu
Các bộ dây và màng lọc
Bộ Catheter lọc máu hai nòng các kích cỡ tùy theo lứa tuổi người bệnh
Bộ dụng cụ làm thủ thuật
Thuốc chống đông: Heparin hoặc Citrate
Thuốc cấp cứu tim mạch
Thuốc gây tê tại chỗ: Lidocain 2%
Bơm kim tiêm
Dịch truyền Nacl 0,9%
Dịch thay thế: 10 – 20 TRÍt/24h – Túi hoặc can đựng dịch lọc
Người bệnh
Kiểm tra xét nghiệm đông máu, kiểm tra vị trí đường vào tĩnh mạch, giải thích quy trình kỹ thuật.
Các bước tiến hành
Cài đặt máy lọc máu và chạy mồi (priming)
Chọn chế độ lọc máu theo chỉ định
Lắp các bộ dây và màng lọc theo hướng dẫn trên máy và : yêu cầu thao tác vô khuẩn và chính xác.
Cài đặt hệ thống bơm chống đông Heparin hoặc Citrate
Cài đặt các thông số trên máy về tốc độ bơm máu, tốc độ lọc, thời gian điều trị, chế độ pha loãng trước hay sau màng hoặc tỷ lệ pha loãng máu.
Cài đặt chế độ báo động, các giới hạn báo động về áp lực lọc, áp lực xuyên màng
Lắp dịch thay thế vào hệ thống
Chạy Priming cho đến khi máy báo kết thúc quá trình mồi và sẵn sàng kết nối với người bệnh
Kết nối với người bệnh
Đặt catheter lọc máu vào hệ thống tuần hoàn: chọn đường vào chủ yếu là tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch cảnh sâu hoặc tĩnh mạch dưới đòn tùy thuộc vào trường hợp cụ thể, cố gắng tránh các vị trí bị bỏng hoặc gần với vùng bỏng.
Kết nối đầu vào và đầu ra của hệ thống dây lọc máu vào catheter hai nòng đẵ đặt vào tuần hoàn người bệnh.
Khởi động quá trình lọc máu theo như đã cài đặt
Điều chỉnh tốc độ bơm máu, tốc độ lọc và các thông số khác nếu có yêu cầu.
Theo dõi diễn biến trong quá trình lọc máu, ghi chép các thông số
Lấy các mẫu máu hoặc dịch lọc làm các xét nghiệm theo yêu cầu.
Theo dõi các tai biến, biến chứng và xử trí
Chẩn đoán và xử trí các tai biến và biến chứng do đặt catheter lọc máu.
Rối loạn đông máu: kiểm tra các vết thương, các vị trí đặt catheter, kiểm tra xét nghiệm đông máu toàn bộ sau mỗi 4- 8giờ điều trị.
Các rối loạn về huyết động: huyết áp, mạch…
Rối loạn điện giải và cân bằng kiềm toan.