Nội dung

Sinh thiết tiền liệt tuyến qua trực tràng dưới hướng dẫn siêu âm

Đại cương

Tiền liệt tuyến nằm sâu trong tiểu khung nhưng nằm sát thành trước trực tràng nên có thể tiếp cận dễ dàng qua siêu âm với đầu dò đặt trong trực tràng. Thực hiện sinh thiết tổ chức tiền liệt tuyến dưới hướng dẫn của siêu âm qua đường trực tràng sẽ làm tăng khả năng thành công, độ chính xác của thủ thuật và giảm được những biến chứng liên quan.

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

Xét nghiệm PSA > 10ng/l

Thăm trực tràng nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến (sờ thấy nhân tổn thương cứng chắc)

Siêu âm nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến (có nhân giảm âm hoặc vùng không đồng nhất ở ngoại vi).

Chống chỉ định

Xem xét chống chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng nặng

Rối loạn đông máu, suy kiệt cơ thể…

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa 

Bác sỹ phụ 

Bác sỹ và Kỹ thuật viên gây mê

Điều dưỡng

Phương tiện

Máy siêu âm với các đầu dò chuyên dụng sinh thiết tiền liệt tuyến qua trực tràng

Giấy in, máy in ảnh, hệ thống lưu trữ hình ảnh

Thuốc

Thuốc gây tê tại chỗ

Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc

Vật tư y tế thông thường

Bơm tiêm 5; 10ml

Nước cất hoặc nước muối sinh lý 

Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật

Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ

Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.

Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

Vật tư y tế đặc biệt

Ống soi hậu môn

Kim chọc hút chuyên dụng

Kim sinh thiết chuyên dụng

Người bệnh

Người bệnh sẽ được khám tổng thể toàn thân để phát hiện các yếu tố nguy cơ cao khi thủ thuật như bệnh tim mạch, hen phế quản, tiền sử dị ứng…

Tư vấn giải thích cho bệnh nhân về thủ thuật sinh thiết: sự cần thiết, các biến chứng có thể gặp, nguy cơ rủi ro trong quá trình thủ thuật.

Nếu người bệnh đang được điều trị các thuốc chống đông máu thì phải ngừng thuốc trước khi làm thủ thuật 1 tuần.

Người bệnh được thụt tháo sạch và dùng thuốc kháng sinh dự phòng (đường uống ho c tiêm) trước khi làm sinh thiết 1 ngày.

Người bệnh nhịn ăn trước khi làm thủ thuật ít nhất 6 giờ.

Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.

Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm, đặt đường truyền tĩnh mạch, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. 

Phiếu xét nghiệm

Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú

Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua

Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).

Các bước tiến hành             

Chuẩn bị

Người bệnh đi tiểu trước khi làm thủ thuật

Chuẩn bị đường truyền tĩnh mạch

Tham khảo các kết quả chẩn đoán hình ảnh trước đó (nếu có)

Thăm trực tràng trước khi sinh thiết

Thăm trực tràng trước khi sinh thiết

Tiến hành kỹ thuật

Bác sỹ mặc áo, đeo găng, bọc đầu dò vô khuẩn

Người bệnh được tiền mê

Tư thế: nằm nghiêng trái, đầu gối co vào bụng

Siêu âm qua đường trực tràng đánh giá tiền liệt tuyến: kích thước, nhân tổn thương, bờ, ranh giới

Sát trùng thành trực tràng gần vị trí tuyền liệt tuyến qua ống soi hậu môn

Tiến hành sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm qua đường trực tràng lấy 10 mẫu theo sơ đồ, nếu có nhân hay vùng nghi ngờ tổn thương ung thư thì lấy thêm một mẫu tại vị trí đó ( số mẫu sinh thiết từ 10 đến 12 mẫu)

Mẫu sinh thiết được đặt trong các lọ chứa dung dịch giữ bệnh phẩm và đánh số vị trí lấy mẫu lên từng lọ. Gửi mấu sinh thiết đến khoa Giải phẫu bệnh

Thời gian tiến hành sinh thiết dự kiến khoảng 20-30 phút.

Tai biến và xử trí 

Sau sinh thiết đặt người bệnh nằm ngửa, hai chân bắt chéo để cầm máu, nghỉ ngơi 5-10 phút trước khi chuyển người bệnh về bệnh phòng.

Theo dõi chảy máu trong 4 giờ đầu: mạch, huyết áp, tình trạng vết thương

Theo dõi biến chứng: đái máu, xuất tinh ra máu, khối máu tụ tiền liệt tuyến, ỉa máu, nhiễm trùng.

Tiếp tục dùng kháng sinh ít nhất 3 ngày

Trường hợp biến chứng nặng (chảy máu kéo dài, thủng bàng quang…) cần được xử trí ngoại khoa kịp thời.