Nội dung

Sốc phản vệ

Định nghĩa

Sốc phản vệ là một phản ứng quá mẫn toàn thân ở mức độ nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Sốc phản vệ có thể xảy ra theo cơ chế miễn dịch ( thường qua trung gian kháng thể IgE) hoặc theo cơ chế không miễn dịch (phản ứng dạng phản vệ).

Tác nhân gây sốc phản vệ

Thuốc:

  • Penicillin và cephalosporin thường gặp nhất (có thể có dị ứng chéo giữa hai nhóm này ).
  • Aspirin và NSAID khác
  • Các thuốc khác ít gặp hơn: ức chế men chuyển, opioid, barbiturate,…
  • Phối hợp thuốc ức chế ß và ức chế men chuyển làm tăng nguy cơ bị phản ứng phản vệ.

Chất cản quang tiêm tĩnh mạnh:

  • Iod gây phản ứng dạng phản vệ (không qua trung gian IgE).
  • Chất có trọng lượng phân tử thấp ít gây phản ứng hơn. Phản ứng thường nhẹ, ít khi gây tử vong.

Ong đốt

Thực phẩm:

  • Đậu phộng
  • Cá, hải sản
  • Sữa, trứng…

Cao su latex: găng tay, sonde tiểu,…

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

Lâm sàng:

Xuất hiện vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên, bao gồm các nhóm sau:

  • Da niêm (> 90% bệnh nhân): đỏ bừng mặt, ngứa, nổi mề đay, phù mạch.
  • Hô hấp (40- 70% bệnh nhân): khó thở, ho, nặng ngực, khò khè, thở rít, khàn tiếng,…
  • Tiêu hóa (30% bệnh nhân): buồn nôn, ói mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy.
  • Tim mạch: mạch nhanh, huyết áp tụt, rối loạn nhịp tim (sốc xảy ra trên khoảng 10% bệnh nhân).
  • Thân kinh trung ương: ảo giác, xây xẩm, lú lẩn, hôn mê.

Cận lâm sàng :

Giúp chẩn đoán trong những trường hợp còn nghi ngờ.

  • Định lượng men tryptase trong huyết thanh: cần thực hiện trong vòng 15 phút – 3 giờ từ khi bắt đầu có triệu chứng
  • Histamine huyết tương: cần thực hiện trong vòng 15-60 phút.
  • Các xét nghiệm cần để theo dõi trong trường hợp nặng :ECG, khí máu động mạch,…

Chẩn đoán

Bệnh nhân cần có một trong ba tiêu chuẩn sau để chẩn đoán sốc phản vệ.

Tiêu chuẩn 1:

Khỏi phát cấp tính (vài phút đến vài giờ) các triệu chứng của da/niêm mạc (mề đay toàn thân, ngứa hay đỏ phừng mặt, phù nề môi- lưỡi-lưỡi gà) và có ít nhất một trong hai nhóm triệu chứng sau:

  • Hô hấp: khó thở, khò kè, thở rít, giảm oxy máu.
  • Tuần hoàn: tụt huyết áp, giảm trương lực cơ, ngất, tiểu không tự chủ.

Tiêu chuẩn 2:

Bệnh nhân có ít nhất hai trong số các nhóm triệu chứng sau đây: sau khi tiếp xúc với chất có khả năng là dị nguyên hoặc các yếu tố gây phản vệ khác trong vài phút đến vài giờ:

  • Da/niêm mạc hoặc cả hai (mề đay toàn thân, ngứa hay đỏ phừng mặt, phù nề môi- lưỡi- lưỡi gà).
  • Tuần hoàn (tụt huyết áp, giảm trương lực cơ, ngất, tiểu không tự chủ).
  • Tiêu hóa (đau quặn bụng, ói mửa).

Tiêu chuẩn 3:

Bệnh nhân tụt huyết áp sau khi tiếp xúc với dị nguyên đã biết trong vài phút đến vài giờ:

  • Trẻ em: huyết áp tâm thu thấp hoặc giảm trên 30%
  • Người lớn: huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc giảm trên 30%

Chẩn đoán phân biệt:

  • Sốc thần kinh X
  • Phù mạch do di truyền
  • Hội chứng tăng thông khí
  • Các nguyên nhân gây sốc khác: nhiễm trùng, tim mạch,…

Điều trị

Nguyên tắc xử trí

  • Loại bỏ tác nhân (dị nguyên)
  • Thuốc hàng đầu: epinephrine
  • Các thuốc hàng thứ 2: kháng histamine, corticosteroid, đồng vận ᵝ- 2.
  • Oxy
  • Dịch truyền.

Điều trị cụ thể

  • Epinephrine 1/1000: tiêm bắp 0,5-1 ml ở người lớn (0,01 ml/kg, tối đa không quá 0,3 mL/lần ở trẻ em); tiêm nhắc lại mỗi 5-15 phút cho đến khi huyết áp trở lại bình thường.
  • Epinephrine truyền tĩnh mạch nếu tình trạng huyết động không cải thiện sau 3 lần tiêm bắp. liều khỏi đầu 0,1 µg/kg/phút, điều chỉnh tốc độ theo huyết áp, nhịp tim.
  • Diphenhydramine: 25-50 mg tiêm bắp/TM mỗi 4-6 giờ (trẻ em: 1-2 mg/kg).
  • Chlorpheniramine 10 mg tiêm tĩnh mạch (trẻ em 2,5- 5 mg).
  • Ranitdine: 50 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ (trẻ em: 1 mg/kg).
  • Methylprednisolone: 50-100 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 4-6 giờ (trẻ em:1-2 mg/kg)
  • Hydrocortisone: 100-200 mg IV mỗi 4-6 giờ.
  • Albuterol (ventolim): 5 mg/ 2,5 mL phun khí dung mỗi 20 phút (trẻ em: 2,5 mg).
  • Natri clorua 0,9% 1000-2000 mL (trẻ em: 20mL/kg) TTM trong 30 phút đến 1 giờ.
  • Glucagon: sử dụng trong trường hợp tụt huyết áp và nhịp tim chậm không đáp ứng với epinephrine. Liều dùng 1-5 mg tiêm tĩnh mạch trong 5 phút (trẻ em 20-30µg/kg, tối đa 1mg), duy trì truyền tĩnh mạch 5-15µg/phút tùy theo đáp ứng lâm sàng.

Theo dõi

  • Bệnh nhân với triệu chứng nhẹ cần được theo dõi trong ít nhất 6 giờ sau khi điều trị ban đầu.
  • Bệnh nhân với triệu chứng toàn toàn thân cần được nhập viện và theo dõi đến 72 giờ sau khi ổn định.
  • Một số trường hợp phản vệ muộn hoặc có 2 pha: pha muộn có thể xảy ra sau khi có triệu chứng khởi đầu 8-12 giờ.

Phòng ngừa dị ứng chất cản quang:

   với bệnh nhân có tiền sử dị ứng chất cản quang

  • Sử dụng chất cản quang có trọng lượng phân tử thấp
  • Hydrocortisone 200 mg IV 2 giờ trước khi chụp.
  • Diphenyhydramine 50 mg IM ngay trước khi chụp.

Tài liệu tham khảo

1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh vê dị ứng — miên dịch lâm sàng (ban hành kèm quyết định số 3942/QĐ-BYT, Ngày 02 Tháng 1
Năm 2014).
2. lohansson s, Bieber T, Dahl R, Friedmann p s, Lanier B Q, et al- (2004), Revised nomenclature for allergy for global use: Report of t the Nomenclature Review Committee of the World Allergy Organizatioix,
October 2003, Joumal of Allergy and Clinical Immunology, 113 832-836.
3. Kemp s F, Lockey R F (2002), Anaphylaxis: a review of causes a n d mechanisms, Joumal of Allergy and Clinical Immunology, 110 (3), 341 – 348.
4. Lieberman p (2005), Biphasic anaphylactic reactions, Annals of Allergy, Asthma & Immimology, 95 (3), 217-226.
5. Montanaro A, Bardana Jr E (2002), The mechanisms, causes, and ưeatment of anaphylaxis, Joumal of Investigational Allergology & Clinical Imraunology, 12 (1), 2-11.
6. Simons F E R, Ebisawa M, Sanchez-Borges M, Thong B Y, Worm M, etal. (2015), 2015 Ưpdate of the evidence base: World Allergy Organization anaphylaxis guidelines, World Allergy Organization
Joumal, 8 (1), 1-16.
7. Simons F E R, Ardusso L R, Bilò M B, El-Gamal Y M, Ledíord D K, et al. (2011), Worỉd Allergy Organization anaphylaxis guidelines: Summary, Joumal of Allergy and Clinical Immunology, 127 (3), 587-