Nội dung

Suy hô hấp sơ sinh ( nhi )

SUY HÔ HẤP SƠ SINH

Đại cương

 Suy hô hấp cấp là sựrối loạn khả năng trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch dẫn đến giảm O2 và/hoặc tăng CO2 trong máu động mạch.

Nguyên nhân

Bệnh nhu mô phổi: bệnh màng trong, cơn khó thở nhanh thoáng qua, hít nước ối phân su.

Bệnh màng phổi: tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch dưỡng chấp.

Tim mạch: bệnh tim bẩm sinh, cao áp phổi nguyên phát, thiếu máu hay đa hồng cầu.

Thần kinh: ngạt chu sinh (ngưng thở, xuất huyết não, phù não), mẹ dùng thuốc (thuốc mê, an thần), tổn thương thần kinh hoành, bệnh lý thần kinh cơ.

Nhiễm trùng: viêm phổi, nhiễm trùng huyết.

Chuyển hóa: toan chuyển hóa, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt.

Bệnh lý ngoại khoa: hẹp mũi sau, teo thực quản, thoát vị hoành, hội chứng Pierre Robin.

Thanh quản: màng chắn thanh quản, u nhú thanh quản, mềm sụn thanh quản, liệt dây thanh âm.

+ Khí quản: mềm khí quản, hẹp khí quản.     

+ U/kén phổi bẩm sinh.

+ Bất thường xương sườn, lồng ngực.

Chẩn đoán

Lâm sàng

*Các yếu tố nguy cơ

Sinh non: nguy cơ bệnh màng trong, cơn ngưng thở. 

Sinh già tháng: hít nước ối phân su.

Sinh mổ: chậm hấp thu dịch phế nang.

Sinh ngạt: nguy cơ hít.

Da nhuộm phân su: viêm phổi hít phân su.

Mẹ vỡ ối sớm, sốt trước hay trong lúc sinh, nước ối xấu hay có mùi hôi: viêm phổi.

Mẹ tiểu đường: ảnh hưởng tổng hợp surfactant: bệnh màng trong.

Trẻ bị lạnh, stress, bệnh lý khác: tăng tiêu thụ oxy.  Khám lâm sàng:

Gồm 3 nhóm triệu chứng chính:

+ Thay đổi nhịp thở: thở nhanh > 60l/ph, hoặc thở chậm

+ Dấu hiệu thở gắng sức: phập phồng cánh mũi, rút lõm ngực, thở rên.

+ Tím khi thở khí trời: tím quanh môi, đầu chi hoặc toàn thân, đo SpO2

Ngoài ra còn có những triệu chứng đáng chú ý khác: nhịp tim nhanh hay chậm, thay đổi tri giác, giảm phản xạ.

Mức độ suy hô hấp được đánh giá bằng chỉ số Silverman, dựa vào 5 tiêu chí lâm sàng sau: 

Triệu chứng

0

1

2

Di động ngực bụng

Cùng chiều

Ngực

Ngược chiều

Co kéo liên sườn

+

++

Lõm hõm ức

+

++

Cánh mũi phập phồng

+

++

Tiếng rên

Qua ống nghe

Nghe được bằng tai

Tổng số điểm:               

 4-6đ    :           Suy hô hấp nhẹ

>7-10đ   :          Suy hô hấp nặng

Cận lâm sàng

Công thức máu, CRP, cấy máu nếu nghi ngờ có nhiễm trùng huyết. 

X quang phổi: phát hiện nguyên nhân gây suy hô hấp và các bệnh lý đi kèm.

Khí máu động mạch, mao mạch.

Đường, canxi.

Chẩn đoán xác định 

Lâm sàng: thay đổi nhịp thở, khó thở, thở gắng sức.

PaO22> 60mmHg, pH

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh lý

Tuổi thai

Dấu hiệu

Tiền sử  sản khoa

X quang

Bệnh màng trong

Non tháng

SHH s ớm sau

sinh

Sanh non  ngạt

Lưới hạt, khí phế quản đồ

Hít phân su

Già tháng, đủ tháng

L ồng ngực căng phồng; nhuộm phân su da, cuống rốn.

Nước ối xanh, ng ạt, có phân su trong dịch ối

Xẹp, xen kẽ ứ khí từng vùng

 

Ngạt, viêm

phổi hít

(ối, máu)

Già tháng, đủ tháng

SHH, dấu hiệu thần kinh

Ngạt chu sinh, đôi khi phải giúp thở ngay sau sanh

Tăng đậm mạch máu ph ổi, đôi khi trắng xóa 2 phổi

Viêm phổi

M ọi tuổi

S ốt hoặc hạ thân nhiệt, vàng da sớm

V ỡ ối sớm, nước ối mùi hôi, mẹ

mắc bệnh nhiễm trùng

M ờ dạng đốm và/hoặc khí phế

quản đồ, có thể khó

phân biệt với bệnh màng trong

Tràn khí màng phổi

Đủ tháng > non tháng

Lồng ngực căng phồng bên tràn khí

Hít phân su, ngạt phải hồi sức hô hầp tuần hoàn

Tràn khí một bên

Thở nhanh

thoáng

qua ở trẻ sơ sinh

Đủ tháng > non tháng

Thở nhanh, rên nhẹ, ít gây SHH nặng

Sanh m ổ, kẹp r ốn trễ

Tăng đậm mạch máu phổi, rãnh liên thùy,

đường viền màng

ph ổi

Cơn ngưng

thở ở trẻ non tháng

Non tháng

Cơn ngưng thở

>20giây kèm m ạch chậm

 

Phổi sáng bình thường, cần chẩn đoán loại trừ

Thoát vị hoành

Đủ tháng > non tháng

Phế âm mất 1 bên, bụng lõm

Có thể có chẩn đoán trước sinh

Quai ruột trong lồng ngực

Teo thực quản

Đủ

tháng, non tháng

Sùi bọt miệng, không thể đặt sonde dạ dày

Có thể có chẩn đoán trước sinh

Bóng khí của túi cùng thực quản

Tim bẩm sinh

Đủ

tháng, non tháng

Suy hô hấp hiếm khi

 

Bóng tim to, tuần hoàn phổi tăng hoặc giảm.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị

Thông đường thở.

Cung cấp oxy.

Điều trị nguyên nhân.

Điều trị hỗ trợ.

Xử trí ban đầu

Thông đường thở: Giải quyết nguyên nhân gây tắc, chèn ép đường hô hấp.

 + Tắc mũi sau: Kích thích cho khóc hoặc đặt ống thông miệng hầu nhằm giúp thở qua miệng. Cần chuyên khoa tai mũi họng can thiệp.

+ Hút đờm nhớt.        

Cung cấp oxy: 

+ Chỉ định: 

+ Thay đổi nhịp thở >60 l/p hoặc

+ Hoặc tím tái.

+ Mục tiêu: Giữ  SpO2 = 90-95% (đủ tháng và non tháng).  + Nguyên tắc: 

Thực hiện khẩn trương, tích cực.

 Đảm bảo nồng độ oxy thích hợp, FiO2=100% nếu trẻ tím tái, sau đó giảm dần FiO2 xuống.

 + Phương pháp:

Thở Oxy qua ống thông 2 mũi (cannula): 0,25 – 1 lít/phút.

Thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) khi:     + SHH do bệnh lý tại phổi thất bại với oxy:

 + Các dấu hiệu lâm sàng của SHH không cải thiện với oxy qua thông mũi.

+ Cơn ngưng thở kéo dài không cải thiện với oxy, thuốc kích thích hô hấp.

+ SpO22

+ Thở không hiệu quả, thở nông nhanh hoặc gắng sức nhiều.

+ Tràn khí màng phổi sau khi đã được dẫn lưu.

 Thở máy: Nếu thở NCPAP với FiO2=60-70% mà không duy trì được PaO2>50-60mmHg hay trẻ ngưng thở, hoặc ngưng thở kéo dài phải bóp bóng hỗ trợ ở trẻ non tháng nhiều hơn 3 lần/giờ mặc dù đã sử dụng NCPAP và cafein.

Điều trị nguyên nhân

Các bệnh lý cần can thiệp ngoại khoa: thoát vị hoành, teo thực quản, teo tịt lỗ mũi sau…

Các bệnh lý nội khoa có xử trí đặc hiệu:

+ Viêm phổi hít phân su: bơm surfactant.

+ Tràn khí màng phổi: lượng nhiều cần dẫn lưu.

+ Ngộ độc Morphin hoặc dẫn xuất Morphin: Dùng Naloxone 0,1mg/ kg/lần TM.

+ Cơn ngưng thở ở trẻ sinh non: Cafein citrate 20mg/kg liều tấn công, 5mg/kg/ngày liều duy trì TM hoặc uống.

+ Bệnh màng trong: bơm surfactant, thở NCPAP.

Xử trí tiếp theo

Đảm bảo khả năng phân bố oxy cho mô và tế bào:   

+ Sốc: bồi hoàn thể tích tuần hoàn.

+ Chỉ định truyền máu theo tuổi thai và bệnh chính.

Điều trị toan máu:

 Chỉ bù Bicarbonate khi có toan chuyển hóa nặng (pH

Điều trị hỗ trợ 

Đảm bảo môi trường nhiệt độ thích hợp.      

Cung cấp oxy ẩm, ấm.

Cung cấp đủ năng lượng, tùy tình trạng bệnh có thể bơm sữa qua sonde dạ dày hoặc nuôi bằng đường tĩnh mạch.

Điều trị nhiễm trùng: Bằng các loại kháng sinh phổ rộng.

Phòng bệnh

Thực hiện tốt hồi sức tại phòng sinh, xử trí ngạt.

Phòng ngừa hít, sặc, chống trào ngược.

Sử dụng corticoid trước sinh cho bà mẹ mang thai 24 -34 tuần có nguy cơ sinh non trong 7 ngày tới để phòng ngừa bệnh màng trong: dùng 2 liều

Betamethason 12mg (TB) 24 giờ/lần hoặc 4 liều Dexamethasone 6mg (TB) 12giờ/lần.