Đại cương
Định nghĩa: Tập luyện giọng là dùng các bài tập ngôn ngữ điều chỉnh âm lượng, âm vực, âm sắc, độ cộng hưởng, mất tiếng cho những người có rối loạn giọng.
Rối loạn giọng là tình trạng rối loạn:
+ Âm lượng: lời nói quá to hoặc quá nhỏ.
+ Âm vực: lời nói quá cao hoặc quá thấp.
+ Âm sắc: giọng bị khàn, hụt hơi, khản hoặc âm thanh khó chịu.
+ Độ cộng hưởng.
+ Mất tiếng.
Chỉ định
Người bệnh có rối loạn về âm lượng, âm sắc, âm vực, độ cộng hưởng, mất tiếng.
Chống chỉ định
Các người bệnh có rối loạn giọng không do rối loạn âm vực, âm lượng, âm sắc, độ cộng hưởng, mất tiếng.
Chuẩn bị
Người thực hiện quy trình: Bác sỹ Phục hồi chức năng, Kỹ thuật viên Ngôn ngữ trị liệu, cán bộ y tế, người đã được học về kỹ thuật này.
Phương tiện
Máy ghi âm: ghi âm giọng nói người bệnh trước khi điều trị để so sánh kết quả sau mỗi thời gian điều trị.
Người bệnh: Người bệnh có rối loạn giọng.
Hồ sơ bệnh án: Phiếu đánh giá giọng, phiếu điều trị vật lý
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
. Tiền sử:
+ Thời gian giọng thay đổi.
+ Sự thay đổi của giọng: giọng khàn, mất tiếng…
+ Các vấn đề liên quan: thời tiết, hút thuốc, nói nhiều…
+ Các vấn đề về nuốt.
+ Tâm lý
+ Các vấn đề khác liên quan.
. Kiểm tra thanh quản: Khối u, hạt xơ, Polyp, liệt dây thanh, viêm thanh quản, tuyến giáp quá phát….
. Đánh giá giọng: Âm vực, âm lượng, âm sắc, nhịp thở, cộng hưởng mũi, sức bền của giọng….
Thực hiện kỹ thuật
Hướng dẫn cách làm giảm sử dụng giọng sai.
Sử dụng kỹ thuật “đẩy” để khép dây thanh.
Hướng dẫn sử dụng giọng thực quản.
Kết hợp với điều trị về tâm lý.
Theo dõi
Sau 2 tuần điều trị, so sánh kết quả với đoạn băng đã ghi âm trước đó.
Theo dõi quá trình tập của người bệnh để tránh tình trạng người bệnh tập sai cách sẽ làm rối loạn giọng nặng lên.