Nội dung

Thang điểm suy yếu lâm sàng

Mức độ suy yếu

Rất khỏe: người khỏe mạnh, năng động, nhiều năng lượng và thích hoạt động. Những người này tập thể dục thường xuyên. Họ là những người khỏe mạnh nhất trong lứa tuổi của họ.

Khỏe: người không có biểu hiện bệnh nhưng ít khỏe hơn so với nhóm 1. Họ tập thể dục nhưng không thường xuyên, ví dụ như theo mùa.

Khá khỏe: người có bệnh nhưng  bệnh được kiểm soát tốt. Không hoạt động thường xuyên ngoài việc đi bộ thông thường.

Dễ mắc bệnh: triệu chứng bệnh làm giới hạn hoạt động nhưng họ không phụ thuộc người khác trong các hoạt động sống hàng ngày. Thường than phiền là     “ chậm chạp dần” và/ hoặc cảm giác mệt cả ngày.

Suy yếu nhẹ: những người này biểu hiện rõ sự chậm chạp dần và cần trợ giúp trong các hoạt động sống hàng ngày hữu ích (tài chính, di chuyển, công việc nhà nặng, thuốc men). Điển hình là người suy yếu nhẹ giảm dần việc đi mua sắm, ra ngoài 1 mình, nấu ăn và làm việc nhà.

Suy yếu trung bình: người này cần giúp đỡ trong việc giữ nhà và tất cả các hoạt động bên ngoài. Trong nhà, họ đi cầu thang khó khăn và cần trợ giúp khi tắm, mặc quần áo.

Suy yếu nặng: hoàn toàn phụ thuộc trong việc chăm sóc cá nhân vì suy giảm thể chất hoặc  nhận thức nhưng họ có vẻ ổn định và không có nguy cơ cao tử vong trong vòng 6 tháng.

Suy yếu rất nặng: hoàn toàn phụ thuộc và đang vào giai đoạn cuối đời. Họ không thể phục hồi ngay cả với 1 bệnh  nhẹ.

Bệnh giai đoạn cuối: đang vào giai đoạn cuối đời. Nhóm này dành cho những người có kỳ vọng sống

Thang điểm suy yếu dành cho người sa sút trí tuệ:

Mức độ suy yếu phân theo mức độ sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ nhẹ: quên chi tiết của 1 sự kiện gần, mặc dù chỉ nhớ tên sự kiện, lặp lại nhiều lần 1 câu hỏi, 1 câu chuyện và ít giao tiếp xã hội.

Sa sút trí tuệ trung bình: giảm nặng trí nhớ gần mặc dù có thể nhớ tốt các sự kiện trong quá khứ.  Họ có thể chăm sóc bản thân nhưng với sự nhắc nhở.

Sa sút trí tuệ nặng: họ không thể tự chăm sóc bản thân.

Tài liệu tham khảo

Canadian Study on Health & Aging, 2008:.


  1. Rockwood et al. A global clinical measure of fitness and frailty in elderly people. CMAJ 2005;173:489-495.

© 2007-2009.Version 1.2.All rights reserved.Geriatric Medicine Research, Dalhousie University