Đại cương
Thoát vị rốn: khiếm khuyết cơ trung tâm thành bụng cho phép các tạng trong ổ bụng thoát ra ngoài ở chân cuống rốn, được bao bọc bởi lớp màng trong suốt.
Thường kèm dị tật phối hợp (72%): tim mạch (20%), thần kinh trung ương, tiêu hóa, sinh dục, cơ xương, hội chứng di truyền như Trisomy 13, 15, 18, 21, hội chứng Beckwith–Wiedemann (12%), ngũ chứng Cantrell, hội chứng đường giữa dưới…
Hở thành bụng: khiếm khuyết lớp cơ bên phải chân cuống rốn làm cho các tạng thoát ra ngoài, thường là ruột, thỉnh thoảng có gan, tinh hoàn hoặc buồng trứng. Hở thành bụng thường đi kèm ruột xoay bất toàn, teo ruột (10-15%), túi thừa Meckel. Hiếm gặp dị tật có liên quan đến di truyền. Lỗ khiếm khuyết thường nhỏ hơn 4cm. – Thoát vị rốn tần suất 1/4.000 trẻ sinh sống.
Hở thành bụng 1/10.000-1/6.000, trẻ thường sanh non, gặp trên những bà mẹ trẻ, nhỏ hơn 20 tuổi.
Chẩn đoán
Triệu chứng lâm sàng:
Thoát vị rốn: siêu âm tiền sản có thể phát hiện hình ảnh cuống rốn cắm vào túi có các tạng thoát vị, khối thoát vị nằm ở đường giữa ngay chân cuống rốn, có màng bao mờ, không có mạch máu, có thành bụng thiểu sản. Sự phát triển của ổ bụng tỉ lệ nghịch với kích thước khối thoát vị.
Hở thành bụng: dây rốn bình thường, lỗ khiếm khuyết thường bên phải cuống rốn, cơ thành bụng bình thường, ổ bụng kém phát triển, tạng thoát vị thường là ruột, đôi khi là dạ dày, hiếm gặp gan, tinh hoàn, buồng trứng.
Cận lâm sàng:
Huyết đồ.
Đông máu toàn bộ.
Đường huyết.
Chức năng gan thận, ion đồ.
X-quang phổi.
Siêu âm tim, siêu âm suyên thóp tìm các dị tật phối hợp trong trường hợp thoát vị rốn.
Điều trị:
Nguyên tắc điều trị:
Bù đủ dịch (200 – 300ml dicḥ /kg/24giờ đầu).
Tránh hạ thân nhiệt.
Đặt thông dạ dày giải áp.
Giữ ẩm khối thoát vị, bảo vệ tránh chấn thương các tạng trong khối thoát vị bằng túi chất dẻo vô trùng.
Chống nhiễm trùng bằng kháng sinh phổ rộng.
Đảm bảo chức năng hô hấp, tim mạch, thận ổn định.
Đánh giá các vấn đề đi kèm như sanh non, suy hô hấp.
Phẫu thuật nên được thực hiện ngay khi tình trạng huyết động học ổn định.
Phương pháp phẫu thuật:
Phục hồi thành bụng một thì: khi áp lực ổ bụng
Kéo dãn thành bụng.
Làm sạch phân su trong đại tràng.
Giải áp dạ dày và ruột.
Thám sát toàn bộ ổ bụng, kiểm tra kĩ các dị tật của ruột trước khi đưa vào ổ bụng, nếu có teo ruột mà đoạn ruột còn tốt có thể cắt nối ruột, nếu ruột viêm nhiễm, phù nề nhiều, có thể đưa vào ổ bụng và mổ thì 2 vài tuần sau đó.
Phục hồi thành bụng hai thì: tăng áp lực ổ bụng > 20mmHg gây cản trở hô hấp, cản trở hồi lưu các tĩnh mạch chi dưới, thận, ruột.
Sử dụng kĩ thuật Silo với túi chất dẻo.
Tạng sẽ đưa dần vào ổ bụng trong 1 – 2 tuần.
Phục hồi thành bụng.
Sau mổ:
Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương, áp lực đường thở.
Nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn.
Tiếp tục điều chỉnh các rối loạn trước mổ: nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan, rối loạn đông máu.
Giữ thông dạ dày hút liên tục cho đến khi phục hồi chức năng ruột. Nếu sau 3 tuần chức năng ruột chưa phục hồi, chụp X-quang cản quang kiểm tra.
Biến chứng – theo dõi
Biến chứng sớm:
Tăng áp lực ổ bụng: bụng căng chướng, nước tiểu giảm, toan máu kéo dài.
Bung vết mổ.
Hoại tử ruột, tắc ruột.
Rò tiêu hóa.
Suy thận, tổn thương gan.
Suy hô hấp.
Nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng vết mổ.
Biến chứng muộn: do tăng áp lực ổ bụng khi đóng bụng thì 1 hoặc thì 2.
Thoát vị thành bụng.
Trào ngược dạ dày thực quản.
Viêm thực quản.
Tắc ruột do dính.
Thoát vị bẹn.
Tái khám: 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm.