Nội dung

Tiêm botulium điều trị nếp nhăn

Đại cương

Các nếp nhăn trên mặt xuất hiện là do các cơ bám da (nằm sát ngay dưới da mặt) co lại, lâu ngày gây nếp nhăn. Botulinum Toxin A là một chất protein, nó làm liệt cục bộ (tại chỗ tiêm) các sợi thần kinh chi phối các cơ bám da mặt, do vậy làm các cơ này bị liệt, không co nữa. Kết quả là nếp nhăn mờ dần rồi mất hẳn

Chỉ định

Người bệnh nhiều nếp nhăn “hoạt động” trên mặt (nếp nhăn tạo ra do quá trình hoạt động các cơ trên mặt)

Chống chỉ định

Bệnh toàn thân không cho phép, bệnh nhược cơ, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh tự miễn

Chuẩn bị

Người thực hiện:

Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.

Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý

Người bệnh: 

Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.

Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.

Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,… trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.

Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.

Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.

Phương tiện: 

Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình

Bộ dụng cụ tiêm Botulium.

Chất gây liệt cơ: Botulium

Thời gian phẫu thuật:

Từ 1-3 giờ

Các bước tiến hành

Tư thế:

Người bệnh nằm đầu cao/ngồi

Vô cảm:

Tê tại chỗ

Kỹ thuật: 

Điều trị vết nhăn giữa 2 cung lông mày: tiêm 4 UI vào mỗi cơ cau mày và 4 UI vào gốc 2 cơ vòng mắt. Cơ cau mày nam giới khỏe hơn nên có thể tiêm thêm 4 UI mỗi bên ở phía trên

Điều trị nếp nhăn trán: tiêm khoảng 4UI/2cm², không tiêm vào vùng trên cung mày 1 cm

        

Điều trị vết chân chim ở khóe mắt, tiêm theo vị trí và liều lượng như sau

Theo dõi các tai biến, biến chứng và nguyên tắc xử trí

Tai biến của gây tê/mê.

Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.

Chảy máu:

Mở qua đường rạch cũ, cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu, băng ép.

Nhiễm trùng:

Thay băng, rạch da giải phóng ổ mủ, đặt dẫn lưu, điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Tắc mạch.

Xử trí: theo thương tổn.

Sụp mi, trễ mi, nhìn đôi(hiếm gặp).

Xử trí theo thương tổn.