Nội dung

Tiêm truyền dung dịch

Mục đích

Bồi hoàn nước và điện giải, hồi phục tạm thời khối lượng tuần hoàn trong cơ thể.

Thay thế tạm thời lượng máu mất.

Nuôi dưỡng cơ thể.

Đem thuốc vào cơ thể với số lượng nhiều trực tiếp vào máu.

Duy trì nồng độ thuốc kéo dài nhiều giờ trong máu.

Mục đích khác: giải độc, lợi tiểu, giữ vein 

Chỉ định

Người bệnh bị mất nước: tiêu chảy, phỏng 

Người bệnh bị mất máu cấp: tai nạn, xuất huyết tiêu hoá.

Người bệnh bị suy dinh dưỡng.

Người bệnh cần dùng số lượng lớn thuốc hoặc duy trì đều trong cơ thể.

Người bệnh bị ngộ độc.

Nhận định người bệnh

Tình trạng tri giác: lơ mơ, động kinh, co giật, hôn mê.

Hệ thống tĩnh mạch: to, rõ, mềm mại, xơ cứng 

Tuổi: già, trẻ.

Tình trạng dấu sinh hiệu đặc biệt là huyết áp.

Chuẩn bị người bệnh

Đối chiếu đúng người bệnh.

Giải thích cho người bệnh.

Tư thế thích hợp.

Kiểm tra dấu sinh hiệu.

Cho người bệnh tiểu tiện trước khi truyền.

Dọn dẹp dụng cụ

Xử lý các dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn tiệt khuẩn.

Trả về chỗ cũ những dụng cụ khác: trụ treo, garrot, gối kê tay

Ghi hồ sơ

Ngày giờ tiêm truyền, ngày giờ kết thúc.

Loại dung dịch truyền, số lượng, số giọt y lệnh trong 1 phút, thuốc pha (nếu có).

Phản ứng người bệnh nếu có.

Tên bác sĩ cho y lệnh.

Tên điều dưỡng thực hiện.

Những điểm cần lưu ý

Phải áp dụng đúng kỹ thuật vô khuẩn.

Phải đếm mạch, đo huyết áp trước khi truyền dịch.

Tránh để bọt khí vào tĩnh mạch người bệnh: bọt khí có thể làm thuyên tắc tĩnh mạch.

Quan sát người bệnh trong suốt thời gian tiêm truyền để phát hiện các dấu hiệu bất thường: 30-60 phút/lần tùy theo tình trạng.

Không nên cho dung dịch chảy quá nhanh vì có thể làm người bệnh bị phù phổi cấp (trừ trường hợp có chỉ thị của bác sĩ).

Nếu người bệnh phản ứng với dung dịch tiêm truyền như lạnh run, mạch nhanh, khó thở phải ngưng truyền ngay và báo cáo với bác sĩ.

Khi truyền dịch phải chú ý cẩn thận tốc độ chảy của dịch truyền và tình trạng người bệnh, đặc biệt là đối với các trường hợp sau:

Phù phổi cấp.

Bệnh tim nặng.

Tăng áp lực nội sọ.

Công thức tính thời gian chảy của dịch truyền

Thời gian chảy của dịch truyền (phút) =    V dịch truyền (ml) x số giọt/ml

                                                                        Số giọt y lệnh/phút

Bảng 68.1. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng: soạn dụng cụ tiêm truyền dung dịch

STT

Nội dung

Thang điểm

0

1

2

1

Sao phiếu thuốc, kiểm tra thuốc

 

 

 

2

Mang khẩu trang, rửa tay

 

 

 

3

Trải khăn sạch

 

 

 

4

Soạn dụng cụ vô khuẩn: 

Gạc che kim hoặc băng keo cá nhân

Bông cồn 

Bình kềm sát trùng da

 

 

 

5

Gắn lồng treo vào chai (nếu cần)

 

 

 

6

Khui và sát trùng nắp chai dịch truyền

 

 

 

7

Gắn bộ dây tiêm truyền, khoá dây lại, quấn gọn vào chai 

 

 

 

8

Soạn dụng cụ sạch:    

Dây garrot

Bồn hạt đậu

Gối kê tay

Máy đo huyết áp

Găng tay sạch

Băng keo (ít nhất 3 miếng dán lên dây truyền)

Trụ treo

Đồng hồ có kim giây

Hộp thuốc chống shock

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

Tổng số điểm đạt được

 

Hình 68.1. Mâm dụng cụ tiêm truyền dung dịch

Bảng 68.2. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng: tiêm truyền dung dịch

STT

Nội dung

ý nghĩa

Tiêu chuẩn cần đạt

1

Đối chiếu đúng người bệnh. 

Tránh nhầm lẫn. 

Đối chiếu đúng tên, họ, tuổi, số giường, số phòng.

2

Báo và giải thích cho người bệnh. 

Tiến hành được thuận lợi và an toàn.

Người bệnh an tâm hợp tác.

3

Đo huyết áp, đếm mạch.

Đánh giá tình trạng người bệnh trước khi truyền dịch.

Thực hiện kỹ năng đo huyết áp, đếm mạch chính xác.

4

Cho người bệnh đi tiêu, tiểu. 

Giúp người bệnh tiện nghi trong suốt thời gian truyền.

Nếu tình trạng người bệnh không đi được có thể cho tiêu tiển tại giường (nếu cần).

5

Chọn vị trí tĩnh mạch. 

Tránh các tai biến do tiêm sai vị trí.

Chọn tĩnh mạch to, rõ, ít di động.

6

Treo chai lên trụ treo, cho dịch vào 2/3 bầu đếm giọt, đuổi khí trong dây truyền.

Khí là một trong những nguyên nhân gây thuyên tắc mạch.

Đưa kim hướng vào bồn hạt đậu, để kim an toàn.

7

Để lộ vùng tiêm.

Tư thế người bệnh giúp cho việc tiêm tĩnh mạch dễ dàng.

Có thể kê gối kê tay nếu chọn tĩnh mạch gần khuỷu.

8

Mang găng tay.

Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ người bệnh.

Mang găng tay theo cách sạch, cỡ găng phù hộp để thao tác được gọn gàng.

9

Buộc garrot cách nơi tiêm 10 – 15 cm.

Giúp tĩnh mạch nổi rõ.

Buộc garrot cách nơi tiêm 10-15 cm. 

10

Sát khuẩn vùng tiêm rộng ra

Hạn chế sự nhiễm khuẩn

Sát khuẩn rộng từ trong ra ngoài 5 cm (hoặc sát

 

ngoài 5 cm.

từ vùng da xung quanh.

Giữ an toàn nơi vị trí đâm kim.

trùng dọc theo tĩnh mạch từ dưới lên và ra 2 bên) với gòn cồn 700 hoặc cồn iod.

11

Sát khuẩn tay lại.

Giảm sự lây nhiễm chéo.

Sát khuẩn kỹ lại các đầu ngón tay.

12

Tay căng da, tay cầm kim mặt vát lên trên, đâm xuyên qua da, hướng kim theo chiều tĩnh mạch.

Tiêm vào tĩnh mạch.

Tiêm đúng vị trí. 

13

Bóp dây truyền kiểm tra có máu, tháo garrot.

Xác định chắc chắn vị trí kim nằm trong tĩnh mạch.

Rút nòng nếu thấy máu chảy ra là xác định đúng kim nằm trong tĩnh mạch.

14

Mở khóa cho dịch chảy (tốc độ chậm).

Giảm bớt kích thích cho người bệnh.

Phải quan sát sắc diện người bệnh khi cho dịch chảy vào để phát hiện sớm các phản ứng bất thường.

15

Cố định đốc kim, che kim bằng gạc vô khuẩn.

Giữ kim cố định trên da, phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. 

Giữ vô khuẩn phần thân kim ló ra ngoài.

16

Cố định dây truyền.

Giữ cố định dây truyền tránh sút ra.

Dán băng keo ôm vừa dây truyền để không ảnh hưởng đến tốc độ chảy của dịch truyền.

17

Điều chỉnh giọt theo y lệnh.

Thực hiện tốc độ truyền theo y lệnh.

iều chỉnh tốc độ chảy của

dịch truyền chính xác.

18

Dặn dò người bệnh những

điều cần thiết. 

Phát hiện sớm và phòng ngừa các tai biến. 

30-60 phút đến thăm người bệnh một lần. 

19

Báo cho người bệnh biết việc đã xong.

Giao tiếp.

Giúp người bệnh được tiện nghi.

20

Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ.

Theo dõi và quản lý người bệnh.

Ghi lại những công việc đã làm.

Hình 68.2. Kỹ thuật tiêm và cố định kim sau khi tiêm

Bảng 68.3. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng tiêm truyền dung dịch

STT

Nội dung

Thang điểm

0

1

2

1

Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích 

 

 

 

2

Đo huyết áp, đếm mạch, cho người bệnh tiêu, tiểu (nếu được)

 

 

 

3

Chọn tĩnh mạch to, rõ, ít di động,

 

 

 

4

Treo chai lên trụ, cho dịch vào 2/3 bầu đếm giọt

 

 

 

5

Đuổi khí vào bồn hạt đậu, khóa lại, để kim an toàn

 

 

 

6

Để lộ vùng tiêm, kê gối kê tay (nếu cần)

 

 

 

7

Mang găng tay

 

 

 

8

Buộc garrot cách nơi tiêm 10 – 15 cm 

 

 

 

9

Sát khuẩn vùng tiêm rộng ra ngoài 5 cm

 

 

 

10

Sát khuẩn tay lại

 

 

 

11

Tay căng da, tay cầm kim mặt vát lên trên, đâm xuyên qua da, hướng kim theo chiều tĩnh mạch

 

 

 

12

Bóp dây truyền kiểm tra có máu, tháo garrot

 

 

 

13

Mở khóa cho dịch chảy (tốc độ chậm)

 

 

 

14

Cố định đốc kim, che kim bằng gạc vô khuẩn

 

 

 

15

Cố định dây truyền

 

 

 

16

Tháo găng tay

 

 

 

17

Điều chỉnh giọt theo y lệnh

 

 

 

18

Dặn dò người bệnh những điều cần thiết

 

 

 

19

Báo người bệnh biết việc đã xong, để người bệnh tiện nghi

 

 

 

20

Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

Tổng số điểm đạt được