Nội dung

Tổ chức thực hiện khóa đào tạo liên tục tại bệnh viện

        

Mục tiêu 

 sau khi học xong học viên có khả năng:

Trình bày được các bước lập kế hoạch cho một khoá đào tạo liên tục

Trình bày được các cấu phần của một chương trình đào tạo liên tục 

Trình bày được cách thức triển khai một khóa đào tạo liên tục tại bệnh viện 

Phát triển được một kế hoạch cho một khóa đào tạo liên tục 

Nội dung

Đào tạo liên tục đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển năng lực của cán bộ y tế nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu ngày càng tăng của xã hội nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay. Để triển khai đào tạo có hiệu quả, sau khi đã khảo sát thực trạng và xác định được nguyên nhân của việc cung cấp dịch vụ chưa tốt là do cán bộ y tế thiếu hụt kiến thức hoặc thực hành chưa chuẩn mực thì lập kế hoạch đào tạo là bước kế tiếp cơ sở đào tạo liên tục cần tiến hành. Một kế hoạch đào tạo cụ thể, khả thi sẽ tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện đào tạo và quyết định sự thành công của khoá đào tạo.

Các bước lập kế hoạch cho một khóa đào tạo liên tục

       Để tiến hành lập kế hoạch cho một khoá đào tạo người ta thường đặt ra các câu hỏi, câu trả lời cho mỗi câu hỏi tương ứng với mỗi bước của quá trình lập kế hoạch. 

 

STT

Câu hỏi

Bước lập kế hoạch

1

Thực tế có vấn đề gì về kiến thức, thái độ và kỹ năng của cán bộ y tế làm ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ cần phải đào tạo?

Xác định chủ đề đào tạo (Tiêu đề khóa học)

2

Đối tượng đào tạo là ai?

Lựa chọn học viên

3

Họ sẽ làm được gì sau khoá đào tạo

Xác định mục tiêu khoá đào tạo

4

Họ sẽ được đào tạo những gì?

Xây dựng nội dung khoá đào tạo

5

Họ sẽ được đào tạo bằng cách nào?

Chọn lựa phương pháp đào

tạo thích hợp

6

Cần có những phương tiện, công cụ, tài liệu hỗ trợ gì?

Chuẩn bị phương tiện, công cụ, tài liệu cho đào tạo

7

Khóa đào tạo sẽ được tổ chức ở đâu và khi nào?

Quyết định địa điểm và thời gian tiến hành đào tạo

8

Kết quả của khoá học ra sao?

Chọn lựa phương pháp và

nội dung đánh giá

9

Ai sẽ là giảng viên?

Chọn lựa giảng viên thích hợp

10

Kinh phí lấy từ đâu?

Dự toán kinh phí và xác định nguồn

11

Làm thế nào để đảm bảo sau khoá đào tạo học viên sẽ áp dụng được  các kiến thức và kỹ năng mới sau khi kết thúc khoá đào tạo

Xây dựng kế hoạch giám sát sau đào tạo

 

Xác định chủ đề đào tạo/tiêu đề khoá học 

Chủ đề/tiêu đề khoá đào tạo liên tục thường xuất phát từ lượng giá nhu cầu đào tạo (LGNC). Dựa vào những thiếu hụt về kiến thức/thái độ/kỹ năng thu được qua khảo sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ y tế để xác định chủ đề/tiêu đề khoá đào tạo. Những nhiệm vụ này có thể là những nhiệm vụ họ vẫn làm hàng ngày nhưng chưa chuẩn mực theo quy định hoặc những nhiệm vụ mới cần họ đảm nhiệm trong tương lai do nhu cầu thực tế đòi hỏi. Chủ đề thường được viết ngắn gọn, cụ thể. 

Một số thí dụ về chủ đề/tiêu đề của khoá đào tạo liên tục :

Đặt dụng cụ tử cung

Dự phòng và xử trí một số bệnh truyền nhiễm mới nổi 

Phẫu thuật nội soi ổ bụng

Quản lý bệnh phổi mạn tính tại cộng đồng

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Lựa chọn học viên

Học viên của các khoá đào tạo liên tục có thể là bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, nhân viên hành chính, kỹ sư hoặc nhân viên bảo dưỡng thiết bị y tế, nhân viên tạp vụ. Chọn lựa học viên phù hợp sẽ tạo nên sự thành công của khoá học. Tuy nhiên khi tuyển chọn học viên cho các khoá đào tạo liên tục thường gặp phải một số vấn đề như:

Có quá nhiều học viên hoặc quá ít học viên đăng ký

Họ muốn đến học nhưng không có đủ những kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết

Có thể có học viên không thể theo học đủ lịch trình của khoá học do bận công việc

Các học viên đăng ký có chuyên môn khác nhau do vậy khi đào tạo có thể nội dung sẽ thích hợp với một số người này nhưng lại không thích hợp với một số người khác

Có thể có học viên sau khoá đào tạo lại chuyển sang công tác khác       

Để tránh các vấn đề trên, trước khoá đào tạo ban tổ chức cần đưa ra các tiêu chí lựa chọn học viên bằng văn bản gửi về các cơ sở y tế. Những tiêu chí lựa chọn là :

Năng lực và thời gian công tác cần có ở lĩnh vực sẽ được đào tạo. Thí dụ tiêu chí lựa chọn học viên cho khoá đào tạo về mổ nội soi là bác sĩ ngoại khoa đã có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm về mổ mở.

Học viên phải đảm bảo tham dự được toàn bộ khoá đào tạo – Học viên phải đảm bảo tiếp tục thực hành trong lĩnh vực được đào tạo

Có sở gửi học viên đi đào tạo phải đảm bảo có đủ điều kiện để học viên có thể thực hiện được kỹ năng mới sau đào tạo

     Số lượng học viên cho mỗi khoá đào tạo liên tục thường phụ thuộc vào mục Tiêu khoá đào tạo và khả năng cung cấp các phương tiện thực hành của cơ sở đào tạo 

Xác định mục đích và mục tiêu khoá đào tạo

*.Mục đích hay mục tiêu khái quát của khoá đào tạo là những mong muốn học viên có thể đạt được vào cuối khoá. Mục đích thường rộng và không cụ thể. Thí dụ mục đích của khoá đào tạo phương pháp sư phạm cho giảng viên của các khoá đào tạo liên tục là tăng cường kiến thức và kỹ năng dạy học cơ bản cho học viên.

*.Mục tiêu khoá đào tạo là những nhiệm vụ cụ thể mà học viên cần đạt được sau khoá đào tạo về kiến thức, thái độ và kỹ năng. Mục tiêu khoá đào tạo được xác định dựa vào kết quả LGNC. Khác với mục đích, mục tiêu cần được viết một cách cụ thể, chính xác, đo lường được, quan sát được, thực hiện được và phải sát hợp với nhu cầu của học viên. 

Thí dụ về mục tiêu kiến thức: Trình bày được ưu điểm, nhược điểm của các biện pháp tránh thai tạm thời

Thí dụ về mục tiêu thái độ: Thể hiện sự tôn trọng khách hàng bằng cách lắng nghe nguyện vọng và giải thích cặn kẽ cho khách hàng về ưu nhược điểm của các biện pháp tránh thai

Thí dụ về mục tiêu kỹ năng: Tư vấn để khách hàng tự nguyện chấp nhận một biện pháp tránh thai thích hợp

Chọn lựa nội dung khoá đào tạo

Nội dung được xác định dựa vào mục tiêu của khoá đào tạo. Nội dung đào tạo có thể thuộc lĩnh vực kiến thức, thái độ hoặc kỹ năng và dựa vào nội dung để quyết định thời lượng cần có cho khoá đào tạo cũng như thời lượng cho từng nội dung.

Chọn lựa phương pháp đào tạo: 

Phương pháp đào tạo được chọn lựa dựa trên các nguyên tắc sau đây:

Tạo cơ hội tối đa để học viên tham gia tích cực vào viêc học như được trao đổi thảo luận chia sẻ kinh nghiệm với giảng viên và đồng nghiệp, được áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của thực tế ngay trong thời gian tham gia khoá đào tạo…

Đa dạng phương pháp dạy-học để gây hứng thú và phù hợp với các phong cách học tập khác nhau của học viên.

Kết hợp giữa học kiến thức với thực hành kỹ năng, cùng lúc tác động vào nhiều giác quan để tăng khả năng ghi nhớ

Phù hợp với điều kiện về cơ sở và phương tiện dạy-học hiện có của bệnh viện

Chuẩn bị phương tiện, công cụ, tài liệu và vật liệu cho đào tạo : 

Các phương tiện, công cụ, tài liệu và vật liệu có thể có sẵn, có thể chính giảng viên phải chuẩn bị cho phù hợp với nội dung đào tạo nhằm làm cho việc học của học viên thuận lợi hơn và hiệu quả hơn.

Phương tiện và công cụ: Có hai loại phương tiện và công cụ cần chuẩn bị đó là:

Phương tiện và công cụ sử dụng cho phương pháp dạy học như bảng/phấn, bảng/bút, bảng lật, máy tính, máy chiếu, đầu vidio, giấy A0, giấy A4 các màu, dao, kéo, băng dính…

Phương tiện và công cụ sử dụng cho đào tạo chuyên môn như dụng cụ phẫu thuật, mô hình, băng, bông, máy siêu âm …

Tài liệu: Có thể chọn lựa các tài liệu đã được xuất bản/trên mạng/tài liệu phát tay do giảng viên soạn/các bài giảng của giảng viên dưới dạng powerpoint.

Vật liệu: Vật liệu là các tình huống lâm sàng được giảng viên chọn lựa từ thực tế và biên soạn lại cho phù hợp mục tiêu và nội dung đào tạo, các kịch bản dùng cho đóng vai, các bảng kiểm/quy trình kỹ thuật, các băng ghi hình mô tả cách tiến hành các thủ thuật/kỹ thuật…

Chọn địa điểm và thời gian tổ chức khoá đào tạo

*. Địa điểm đào tạo: Các khoá đào tạo liên tục thường được tổ chức ngay tại bệnh viện do vậy các cơ quan quản lý cần khảo sát các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo trước khi cho phép bệnh viện tham gia đào tạo liên tục nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý đó là một cơ sở như thế nào thì đủ tiêu chuẩn để trở thành một cơ sở đào tạo lâm sàng:

Đa dạng về thể loại bệnh và có đủ bệnh nhân hoặc khách hàng liên quan đến chủ đề và nội dung đào tạo

Cơ sở đào tạo cần có đủ trang thiết bị, thuốc và các phương tiện phục vụ cho đào tạo

Nhân viên sẵn sàng tiếp nhận và tham gia vào khoá đào tạo, thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng, đang áp dụng các quy trình kỹ thuật được sử dụng trong khoá đào tạo để cung cấp các dịch vụ cho bệnh nhân/ khách hàng và thực hiện đúng quy trình phòng chống nhiễm khuẩn

Việc tiến hành khoá đào tạo tại bệnh viện sẽ không làm ảnh hưởng đến các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng ngày của bệnh viện do phải chia sẻ nguồn lực cho khoá đào tạo 

*. Thời gian tiến hành đào tạo: Nên chọn thời gian dựa trên các nguyên tắc sau đây:

Có một lượng bệnh nhân hoặc khách hàng đủ cho đào tạo, không quá nhiều và cũng không quá ít

Tránh những thời điểm bệnh viện có những hoạt động bận rộn như tổng kết cuối năm, hội nghị, kiểm tra hoặc đang tiến hành một khoá đào tạo khác

Bản kế hoạch cần xác định rõ thời gian bắt đầu, thời gian kết thức khoá đào tạo.

Chọn lựa phương pháp đánh giá

Lượng giá học viên: Ngay từ khi lập kế hoạch đào tạo đã phải xác định phương pháp, nội dung lượng giá học viên và phát triển công cụ lượng giá trước, trong và cuối khoá đào tạo. Các phương pháp và công cụ lượng giá học viên cần đảm bảo kiểm định được mục tiêu, đảm bảo tính chính xác, khách quan và công bằng. Trên cơ sở kết quả lượng giá, cơ sở đào tạo có thể cấp chứng chỉ cho học viên.

Đánh giá khoá đào tạo: Đánh giá khoá là đánh giá toàn bộ các khâu cũng như các thành phần tham gia vào khoá đào tạo. Kết quả đánh giá sẽ giúp cho cơ sở đào tạo rút ra được những kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời cho các khoá đào tạo tiếp theo.

Chọn lựa giảng viên:

*. Tiêu chí chọn lựa giảng viên

Là những người có kinh nghiệm về chủ đề đào tạo

Là những người có kinh nghiệm sử dụng các phương pháp đào tạo khích lệ sự tham gia tích cực của học viên mà người lập kế hoạch đã lựa chọn

Là những người có khả năng làm việc nhóm với đồng nghiệp và với học viên

Là những người nhất trí với kế hoạch đào tạo do bệnh viện đề xuất kể cả nội dung, phương pháp và thời gian biểu

*. Số lượng giảng viên: Nên chọn một nhóm giảng viên đa dạng cả về giới, nền tảng văn hoá và trình độ chuyên môn. Nhóm giảng viên đa dạng sẽ có thể hỗ trợ nhau về chuyên môn, tạo ra sự đa dạng về phong cách đào tạo do vậy có thể phù hợp với kinh nghiệm chuyên môn cũng như các phong cách học tập khác nhau của học viên.

Dự toán kinh phí và tìm nguồn tài trợ

Sau khi tìm được nhà tài trợ thì cơ sở đào tạo cần dự toán kinh phí cho khoá đào tạo. Khi dự toán kinh phí cần lưu ý đến các quy định về mức chi cũng như các khoản mục được chi theo quy định của từng nhà/đơn vị tài trợ.

Xác định phương pháp giám sát sau đào tạo

Mục dích của giám sát sau đào tạo là để hỗ trợ học viên áp dụng được những kiến thức và kỹ năng mới thu nhận được từ khoá đào tạo. Do vậy ngay từ khi lập kế hoạch khoá đào tạo thì cơ sở đào tạo đã phải xây dựng được kế hoạch giám sát sau đào tạo. Kinh phí tổ chức khoá đào tạo phải bao gồm cả kinh phí giám sát sau đào tạo. Giám sát sau đào tạo thường được tiến hành 3 đến 6 tháng sau khi kết thúc khoá đào tạo.

Thiết kế chương trình và thời khoá biểu của khoá đào tạo

Phát triển chương trình đào tạo, thời khoá biểu và thử nghiệm chương trình đào tạo

Các cấu phần của chương trình:

Chương trình của một khoá đào tạo gồm 6 cấu phần sau:

Tiêu đề khoá đào tạo

Mục đích và mục tiêu đào tạo

Nội dung và phân bố thời lượng cho từng nội dung

Phương pháp dạy – học cho từng nội dung

Hoạt động của học viên trong từng nội dung

Lượng giá học viên

Một thí dụ về chương trình của một khoá đào tạo liên tục

Tiêu đề khoá đào tạo: Dạy-học tích cực

Đối tượng: Giảng viên đào tạo liên tục của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương

Mục đích (Mục tiêu chung): Cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về dạy-học tích cực trong đào tạo liên tục

Mục tiêu cụ thể: Sau khoá học, học viên có khả năng

*.Mục tiêu kiến thức

Trình bày được các đặc điểm của người lớn đi học

Phân tích được ba nguyên tắc dạy-học người lớn và 4 đặc điểm của phương pháp dạy-học tích cực

Trình bày được tầm quan trọng, các thành phần và phẩm chất của mục tiêu chuyên biệt

Trình bày được ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của 4 phương pháp dạy-học tích cực thường dùng trong đào tạo y khoa hiện nay ở nước ta

Nêu được các phẩm chất cần có của bộ công cụ lượng giá và ưu điểm, nhược điểm của một số phương pháp lượng giá kiến thức, thái độ, kỹ năng thường dùng hiện nay

Trình bày được các thành phần của một kế hoạch dạy – học

*.Mục tiêu kỹ năng

Viết được mục tiêu chuyên biệt cho một bài giảng

Thực hiện được một số kỹ năng hỗ trợ học viên học tập

Viết được 1 ví dụ cho mỗi trong số 4 loại test trắc nghiệm lượng giá kiến thức (Ngỏ-ngắn, đúng/sai, chọn lựa, câu hỏi tình huống)

 

Nội dung, thời lượng và lịch giảng ( ví dụ ngày đầu và ngày cuối)

Thời gian

Nội dung và người chịu trách nhiệm

Phương pháp dạy học

Hoạt động của học viên

 8:30 – 8:40

(Thứ

Ba

12/1)

Khai mạc

(Lãnh đạo Viện, Ban tổ chức)

 

 

8:40 –

9:30

Giới thiệu học viên

Giới thiệu mục tiêu, nội dung khoá học

Nội quy khoá học

Ôn bài, khởi động, phản ánh

(GS.Phạm Thị Minh Đức)

Thuyết trình ngắn kết hợp bài tập giới thiệu

HV

HV nghe và

cho ý kiến

Thực hiện bài tập giới thiệu

9:30 –

10:15

Đặc điểm người lớn đi học và nguyên tắc dạy người lớn (GS.Phạm Thị Minh Đức)

Thuyết trình ngắn kết hợp thảo luận nhóm

nhỏ

Nghe ghi, thảo luận trong nhóm, trình bày kết quả TLN

10:15 – 10:30  N ghỉ giải lao

10:30 –

12:00

Khái quát về dạy-học tích cực 

(GS.Phạm Thị Minh Đức)

Thuyết trình ngắn kết hợp thảo luận nhóm

lớn

Nghe ghi, thảo luận

chung tại lớp

12:00 – 13:30  Nghỉ trưa

 

13:30 –

13:40

Khởi động

(Nhóm HV trực nhật)

Trò chơi

Nghe

dẫn, hiện tậ p/trò

hướng thực bài

chơi

13:40 –

15:15

Dạy-học theo mục tiêu

(PGS.Đinh Hữ u Dung)

Thuyết             trình ngắn

Làm bài tập viết

MTHT

Nghe ghi

Thực hiện các bài tập

15:15 –

15:30

Nghỉ giải lao

 

 

15:30 –

16:50

Dạy-học theo mục tiêu (Tiếp)

Thuyết             trình ngắn

Làm bài tập viết

MTHT

 

Nghe ghi

Thực hiện các bài tập

16:50 –

17:00

Phản ánh

(Nhóm HV trực nhật)

Sử dụng các thẻ màu (Hồng,

xanh, vàng)

Ghi ý kiến phản hồi vào thẻ màu

 

 

 

8:30 – 8:40

(Thứ

13/1)

 

 

Ôn bài

(Nhóm HV trực nhật)

 

 

Sử dụng trò chơi kết hợp ôn bài

 

 

Nghe, động não và trả lời câu hỏi kết hợp với trò chơi

 

 

 

 

 

 

8:30 – 8:40

(Thứ

Bảy

16/1)

Ôn bài

(Nhóm HV trực nhật)

Kết hợp ôn bài với trò chơi

Nghe, động não và trả lời các câu hỏi

8:40 –

10:15

Thực hành viết 4 loại test lượng giá kiến thức 

(GS.Đào Văn Phan)

Bài tập cá

nhân/nhóm

Làm bài tập và trình bày bài tập

10:15 –

10:30

Nghỉ giải lao

 

 

10:30 –

12:00

Thực hành viết 4 loại test (Tiếp)

Bài tập cá

nhân/nhóm

Làm bài tập và trình bày bài tập

12:00 –

13:30

Nghỉ trưa

 

 

13:30

13:40

Khởi động

Trò chơi

Thực hiện trò chơi 

13:40 –

Soạn kế hoạch dạy- học

Thuyết trình 

Nghe ghi

15:15

(GS.Phạm Thị Minh Đức)

Bài tập bình luận một KHDH có sẵn

Động não và cho ý kiến nhận xét về

KHDH có

sẵn

15:15 –

15:30

Nghỉ giải lao

 

 

15:30 –

16:30

Soạn KHDH (Tiếp)

Thuyết trình 

Bài tập bình luận một KHDH có sẵn

Nghe ghi

Động não và cho ý kiến nhận xét về

KHDH có

sẵn

16:30 –

17:30

Thi cuối khoá

Tổng kết

( HV,GV, Ban tổ chức)

Bài thi bằng test trắc nghiệm Phiếu đánh giá khoá học

Làm bài thi

 

Điền phiếu đánh giá khoá học

 

Thông thường sau khi thiết kế chương trình, trước khi mở rộng quy mô đào tạo (Mở nhiều khoá) thì cần tiến hành đào tạo thử nghiệm chương trình với một số lượng học viên hạn chế. Tổ chức đào tạo thử nghiệm để thử nghiệm tất cả các khâu của quá trình đào tạo từ tiêu chuẩn chọn lựa học viên, chọn lựa giảng viên, mục tiêu đào tạo, nội dung và thời lượng ấn định cho từng nội dung, phương pháp đào tạo, tài liệu /vật liệu /phương tiện sử dụng cho đào tạo, phương pháp đánh giá cho đến việc tổ chức khoá học. Trong khoá đào tạo thử nghiệm cần có một thư ký theo dõi liên tục, ghi lại đầy đủ và chi tiết diễn biến của khoá đào tạo, thời lượng thực tế của từng nội dung, những vấn đề nẩy sinh và cách giải quyết trong quá trình tiến hành khoá đào tạo. Kết thúc khoá đào tạo thử nghiệm cần lấy ý kiến phản hồi của học viên, giảng viên, quan sát viên và những người tổ chức sau đó tổ chức rút kinh nghiệm và điều chỉnh những vấn đề chưa phù hợp.

Các bước triển khai một khoá đào tạo liên tục tại bệnh viện

Chuẩn bị nguồn lực

*. Địa điểm dạy-học

Phòng dạy lý thuyết cần đảm bảo các điều kiện sau đây:

  + Diện tích phù hợp với số lượng học viên, đủ chỗ để xếp bàn học theo hình chữ U/V/xếp bàn tròn theo nhóm, có chỗ cho các nhóm làm việc, có chỗ để thực hiện trò chơi, ôn bài và khởi động

 + Có các ổ cắm điện thuận tiện cho việc sử dụng các phương tiện dạy – học, có chỗ để treo hoặc dán tranh minh họa hoặc các sản phẩm làm việc của các nhóm

+ Có đủ các phương tiện dạy – học như bảng, bảng lật, máy tính, máy chiếu…       

+ Đủ sáng, thoáng và yên tĩnh

Phòng dạy thực hành: Tùy thuộc nội dung thực hành mà bố trí phòng thích hợp:

+ Dạy thái độ hoặc kỹ năng giao tiếp: Đủ diện tích để xếp bàn ghế cho nhóm học viên tham gia đóng vai và sắp xếp chỗ ngồi cho các học viên làm nhiệm vụ quan sát sao cho họ có thể nghe rõ những điều nhóm đóng vai nói và nhìn rõ các cử chỉ/động tác nhóm đóng vai thực hiện. Nếu trong phòng dạy có hệ thống camera để ghi lại lời nói/cử chỉ của người tham gia đóng vai giúp cho việc thảo luận rút kinh nghiệm sau đóng vai thì hiệu quả dạy – học sẽ tốt hơn nhiều.

+ Dạy thủ thuật/kỹ năng thao tác: Đủ diện tích và phương tiện để thủ thuật tiến hành thuận lợi, an toàn, đảm bảo đúng quy định chống nhiễm khuẩn, đủ chỗ để học viên quan sát rõ diễn biến khi thực hiện thủ thuật/kỹ năng. Trong một số trường hợp thủ thuật cần tiến hành trong điều kiện vô khuẩn không cho phép học viên quan sát trực tiếp thì cần có hệ thống truyền hình ảnh và lời nói của giảng viên ra một phòng khác nơi có học viên theo dõi.

+ Dạy lâm sàng trên bệnh nhân: Dạy lâm sàng trên bệnh nhân cần được tiến hành trong một phòng riêng, không nên dạy cho học viên trong phòng bệnh có vì sẽ ảnh hưởng đến các bệnh nhân khác. Phòng dạy lâm sàng cần có đủ diện tích cho bệnh nhân nằm/ngồi, cho học viên quan sát được các động tác thăm khám của giảng viên hoặc bạn học.

*. Tài liệu, vật liệu dạy – học, phương tiện và văn phòng phẩm – Tài liệu: Sách, tài liệu phát tay

Vật liệu: Tình huống, kịch bản đóng vai, tranh – ảnh minh họa, băng video/đĩa CD, công cụ lượng giá trước – trong và cuối khoá, các mẫu phiếu đánh giá khoá đào tạo…

Phương tiện và văn phòng phẩm: Bảng/phấn, bảng trắng/bút, bảng lật, máy tính, máy chiếu, giấy A0, giấy A4 các màu, giấy trắng A4, băng dính, dao, kéo, bút viết giấy A0/A4.

*. Học viên:

Thông báo về khoá đào tạo đăng trên trang Web của bệnh viện và gửi về các cơ sở y tế (3 tháng trước khoá đào tạo) bao gồm các thông tin: Chủ đề, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, địa điểm học, số lượng học viên, tiêu chuẩn lựa chọn học viên, học phí/quyền lợi của học viên, thời hạn đăng ký học.

Gửi thư mời đích danh những học viên được lựa chọn trong đó ghi rõ thời gian và địa điểm tập trung, những tài liệu cần mang theo, điều kiện sinh hoạt, tên và địa chỉ/số điện thoại của người tổ chức để liên lạc (2 tuần đến 1 tháng trước khoá học).

*. Giảng viên:

Chọn lựa giảng viên dựa trên nguyên tắc được viết ở mục

*.và gửi thư mời giảng viên. (2 tuần đến 1 tháng trước khoá học). Trong thư mời cần ghi rõ nội dung mời dạy, trách nhiệm và quyền lợi.

Giảng viên có thể là cán bộ của bệnh viện, có thể là người ngoài bệnh viện.

Số lượng giảng viên: Mỗi nội dung nên có một giảng viên chính và một người trợ giảng để hỗ trợ cho giảng viên chính đồng thời cùng theo dõi khi học viên làm việc nhóm.

Tổ chức họp giảng viên (1 tuần trước khoá học) để thảo luận và thống nhất mục tiêu, nội dung, lịch học, phương pháp dạy – học, phân công, tài liệu/vật liệu dạy – học, câu hỏi lượng giá học viên trước-trong-cuối khoá học, các mẫu phiếu đánh giá, các quy định của khoá đào tạo, chứng chỉ và tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ (Có ghi biên bản thảo luận về các nội dung trên).

*. Nhân lực phục vụ cho khoá đào tạo

Người chịu trách nhiệm chính, người phối hợp

Thư ký đánh máy tính và người ghi hình cho khoá đào tạo – Khách mời trong buổi khai mạc, người quan sát và cơ quan thông tin (Nếu cần) 

*. Thiết kế thời gian biểu: Cần ghi rõ ngày giờ tiến hành từng nội dung, tên giảng viên và trợ giảng chịu trách nhiệm, phương pháp dạy – học và hoạt động của học viên cho từng nội dung. Để gây hứng thú cho học viên và đa dạng các phong cách dạy – học, trong mỗi buổi học nên có ít nhất 2 giảng viên tham gia.

*. Chuẩn bị chứng chỉ: Thiết kế mẫu chứng chỉ, các điều kiện được cấp chứng chỉ cuối khoá học.

 tiến hành khoá đào tạo  

*. Những nội dung cần làm trong buổi đầu tiên của khoá đào tạo

Khai mạc khoá đào tạo

+ Phát biểu khai mạc của lãnh đạo bệnh viện             

+ Phát biểu của nhà tài trợ

Lượng giá ngay trước khoá học: Nội dung của phiếu lượng giá thường gồm 2 phần:

 + Một số câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm của học viên về chủ đề đào tạo và nhu cầu của học viên

 + Một bài kiểm tra liên quan đến các nội dung của khoá học dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Bài kiểm tra này sẽ được lặp lại vào cuối khoá học để đánh giá sự tiến bộ của học viên và kết quả của khoá đào tạo.

Giới thiệu giảng viên và học viên: Có thể có nhiều cách, thí dụ một vài cách giới thiệu học viên

+ Chia học viên thành các nhóm theo tháng sinh trong từng quý, theo đặc điểm hình thức…Mỗi nhóm tìm những đặc điểm chung của nhóm, thí dụ cùng đã có gia đình/cùng có con trai/cùng thích nghe nhạc/cùng thích đi du lịch/cùng không thích sự giả dối…

+ Chia học viên theo từng cặp 2 người phỏng vấn lẫn nhau theo các câu hỏi như: Nói 3 điều thích và một điều không thích, mong muốn gì từ khoá đào tạo, có khó khăn gì khi tham dự khoá đào tạo. Sau 3 phút từng nhóm nêu ngắn gọn kết quả phỏng vấn bạn mình.

Mục đích của hoạt động giới thiệu học viên là để học viên và giảng viên làm quen với nhau, tạo không khí hiểu biết và hoà đồng, xóa bỏ sự ngăn cách và e dè ban đầu.

Giới thiệu mục đích, mục tiêu, nội dung, lịch học, tài liệu, phương pháp dạy – học sử dụng trong khoá đào tạo, trách nhiệm và quyền lợi của học viên. Mục đích của hoạt động này là để mọi học viên hiểu rõ tất cả những vấn đề liên quan đến khoá đào tạo để yên tâm và chủ động trong học tập.

Xây dựng nội quy khoá học nhằm tạo ra một môi trường học tập an toàn và hỗ trợ lẫn nhau. Nội quy do học viên tự xây dựng với những điều nên làm và không nên làm. Sau khi mọi học viên đã thống nhất, nội quy được viết lên giấy A0 và treo ở chỗ tất cả đều nhìn thấy trong suốt khoá đào tạo.

*. Tiến hành đào tạo theo thời gian biểu

Đào tạo lý thuyết

Bố trí phòng học

Phương pháp dạy – học: Thuyết trình có minh họa, thuyết trình ngắn kết hợp thảo luận nhóm lớn/thảo luận nhóm nhỏ dựa trên các vấn đề thực tế hoặc các tình huống.

Đào tạo thái độ/kỹ năng giao tiếp/kỹ năng tư vấn

Bố trí phòng học

Phương pháp dạy – học: Đóng vai dựa trên kịch bản hoặc tình huống (Tham khảo

Đào tạo kỹ năng thao tác/thủ thuật mới – Bố trí phòng họcPhương pháp dạy – học (Tham khảo sách giới thiệu về các phương pháp dạy – học trong đào tạo y khoa)

+ Với các kỹ năng/thủ thuật mới không quá phức tạp: Thường dùng phương pháp làm mẫu và thực hành lại.

+ Với các thủ thuật phức tạp: Xem băng ghi hình quay chậm để quan sát từng bước tiến hành sau đó chia nhóm nhỏ 2 người cùng làm với giảng viên.

Chuẩn hoá kỹ năng/thủ thuật mà học viên đã có trải nghiệm

Bố trí phòng học

Phương pháp: Cầm tay chỉ việc (Tham khảo sách giới thiệu về các phương pháp dạy – học trong đào tạo y khoa).

Đào tạo kỹ năng tiếp cận bệnh nhân và khám lâm sàng

Bố trí phòng học3.2.2.6. Đào tạo kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề

Bố trí phòng học

Phương pháp: Nghiên cứu tình huống (Tham khảo sách giới thiệu về các phương pháp dạy – học trong đào tạo y khoa)

Những hoạt động cần có trong buổi cuối cùng của khoá đào tạo

Thực hiện bài kiểm tra kiến thức cuối khoá (30 phút): Sử dụng đúng bài kiểm tra đầu khoá để có thể so sánh sự tiến bộ của học viên sau khi được đào tạo. Bài kiểm tra thực hành thường được tiến hành trước dựa trên cơ sở mục tiêu của khoá đào tạo. Kết thúc thời gian kiểm tra, giảng viên sẽ chấm bài của học viên trong thời học viên điền vào phiếu đánh giá. Điểm lượng giá cuối khoá học sẽ được đưa vào bảng so sánh kết quả giữa trước và cuối khoá học đồng thời phân loại học viên theo các mức độ.

Điền vào phiếu đánh giá khoá đào tạo (30 phút): Nội dung phiếu đánh giá khoá đào tạo cần bao gồm các câu hỏi về các khâu và các thành phần tham gia vào khoá đào tạo như: Đánh giá về tính phù hợp/cần thiết đối với từng nội dung và thời lượng dành cho từng nội dung, phương pháp đào tạo, mức độ đạt mục tiêu, tài liệu/vật liệu/phương tiện dùng cho dạy – học, cách thức tổ chức (Thời gian biểu, thời gian tổ chức và thời lượng của toàn khoá đào tạo, địa điểm học lý thuyết và thực hành, điều kiện sinh hoạt, thái độ phục vụ của người tổ chức), giảng viên, các nhân viên phục vụ cho các hoạt động thực hành, các ý kiến đóng góp với ban tổ chức. Kết thúc thời gian, ban tổ chức tổng kết các ý kiến phản hồi.

Tổng kết khoá học: Thường tiến hành sau giờ nghỉ giải lao để giảng viên và ban tổ chức có thời gian chấm bài kiểm tra và tổng kết số liệu.

+ Báo cáo kết quả lượng giá học viên so sánh với kết quả lượng giá đầu khoá học và phân loại học viên qua kết quả kiểm tra

+ Báo cáo kết quả phản hồi từ phía học viên qua tổng kết các phiếu đánh giá khoá học

+ Trao chứng chỉ cho các học viên đạt tiêu chuẩn của khoá đào tạo

+ Phát biểu ý kiến của đại diện học viên

+ Phát biểu của nhà tài trợ (Nếu có)

+ Phát biểu bế mạc của lãnh đạo bệnh viện

*. Tổ chức họp rút kinh nghiệm (1 tuần sau khi kết thúc khoá đào tạo)

Thành phần tham gia: Giảng viên, trợ giảng, người tổ chức, đại diện các khoa/phòng/labo thực hành, lãnh đạo bệnh viện/ nhà tài trợ (Nếu có)

Nội dung: Đánh giá toàn bộ khoá đào tạo dựa vào diễn biến toàn khoá đào tạo, kết quả kiểm tra học viên, kết quả phản hồi của học viên, ý kiến phản hồi của giảng viên và những người tham gia tổ chức, ý kiến nhận xét của lãnh đạo và nhà tài trợ. 

*. Viết báo cáo tổng kết khoá đào tạo và quyết toán kinh phí: 

Báo cáo tổng kết bao gồm các cấu phần sau đây:

Mô tả tóm tắt khoá đào tạo

Danh sách học viên

Danh sách giảng viên

Chương trình và thời gian biểu của khoá đào tạo

Thời gian và địa điểm tiến hành

Kết quả lượng giá học viên

Ý kiến phản hồi từ học viên và giảng viên

Những ưu điểm và hạn chế cần rút kinh nghiệm từ khoá đào tạo

Câu hỏi tự lượng giá

Điền những ý còn thiếu vào chỗ trống

Một bản kế hoạch đào tạo liên tục cần có các cấu phần sau đây:

Xác định tiêu đề khoá đào tạo                   

Chọn lựa học viên ……………………………………                                    

Xây dựng nội dung khoá đào tạo    

Chọn lựa phương pháp đào tạo                

Chọn lựa tài liệu/vật liệu phương tiện       

Quyết định địa điểm và thời gian

Chọn lựa giảng viên phù hợp

Dự toán kinh phí và tìm nguồn tài trợ

Cấu phần chính của một chương trình đào tạo liên tục gồm:

2.1. Tiêu đề khoá đào tạo

2.2………………………..

2.3. Nội dung và thời lượng cho từng nội dung

2.4……………………………………………..

2.5…………………………………………….

2.6. Phương pháp lượng giá

Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu một phương án mà bạn cho là đúng

Tiêu chí chọn lựa học viên

a.Có độ tuổi xấp xỉ nhau

b.Có thể tham gia đầy đủ khoá đào tạo

c.Đã kinh nghiệm liên quan lĩnh vực được đào tạo

d.Có chức giống nhau

e.Sẽ tiếp tục làm việc trong lĩnh vực được đào tạo

g.Cơ sở có đủ điều kiện để học viên thực hiện kỹ năng được đào tạo

A.a+b+c+d             C. b+c+e+g

B.b+c+d+e             D. c+d+e+g

Tiêu chí chọn lựa cơ sở thực hành lâm sàng

a.Có đông bệnh nhân và nhiều nhân viên giỏi

b.Nhân viên nhiệt tình và thực hiện kỹ thuật theo quy trình được dạy trong khoá đào tạo

c.Có nhiều phương tiện hiện đại và sử dụng nhiều kỹ thuật cao

d.Đa dạng thể bệnh và đủ lượng bệnh nhân liên quan đên chủ đề đào tạo

e.Đủ phương tiện, thuốc men liên quan đến chủ đề đào tạo

g.Có đủ nguồn lực để khoá đào tạo không ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ hàng ngày

A.a+b+c+d                 C. c+d+e+g

B.b+c+d+e                 D. b+d+e+g