Đại cương
Định nghĩa
U tân sinh phát triển từ trong lòng hoặc chèn ép từ ngoài vào ống sống gây chèn ép tủy sống, rễ thần kinh.
Phôi thai
Đa phần u tủy ở trẻ em là u tân sinh, một số u tủy được xem là bẩm sinh: u mỡ, u xoang bì…do bất thường trong quá trình tạo ống thần kinh tạo nên.
Tần xuất:
5 – 10% u hệ TKTW
Phân loại
Vị trí |
Loại u |
Tỉ lệ |
U nội tủy |
U sao bào U tế bào nội mô U mỡ |
35% |
U trong màng cứng – ngoài tủy |
U xoang bì U sợi thần kinh U bao thần kinh U màng não U ngoại bì thần kinh nguyên phát |
30% |
U ngoài màng cứng tủy |
Sarcoma Erwing U nguyên bào thần kinh U quái U tế bào lympho U tế bào hạch thần kinh U di căn |
35% |
Nguyên nhân:
Bẩm sinh hoặc mắc phải
Chẩn đoán
Bệnh sử
Thường diễn tiến âm thầm nhiều tháng, đôi khi vài năm với đau âm ĩ một vùng cột sống. Sau đó xuất hiện triệu chứng chèn ép rễ, tủy khi khối u đã rất lớn. Một số trường hợp khởi phát cấp tính sau chấn thương với triệu chứng thần kinh diễn tiến nhanh. Tùy vào từng loại u mà biểu hiện lâm sàng rất khác nhau.
Triệu chứng lâm sàng:
Có 3 hội chứng chính
Hội chứng cột sống:
Đau tại cột sống là dấu hiệu sớm rất quan trọng
Cứng cổ
Sờ có khối u cạnh sống
Vẹo cột sống xuất hiện rất trễ
Hội chứng chèn ép rễ:
Đau lan theo rễ thần kinh ra 2 tay hay chân
Tê, dị cảm theo rễ
Giảm phản xạ gân xương
Yếu cơ
Hội chứng chèn ép tủy
Liệt 2 chi dưới hoặc tứ chi
Mất cảm giác từ dưới mức tổn thương
Tăng phản xạ gân xương
Dấu bệnh lí tháp (+)
Rối loạn cơ vòng
Cận lâm sàng
XQ cột sống đánh giá tình trạng chung của cột sống, có thể gợi ý vị trí thương tổn
CT scan cột sống có ích trong trường hợp u có nguồn gốc từ xương
MRI cột sống là xét nghiệm tốt nhất
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định: lâm sàng (hội chứng cột sống + chèn ép rễ + chèn ép tủy) + hình ảnh học
Chẩn đoán phân biệt:
Máu tụ ngoài màng tủy
Áp xe ngoài màng tủy
Viêm tủy
Lao cột sống
Điều trị
Nguyên tắc điều trị
Phẫu thuật lấy toàn bộ u hoặc phần lớn khối u nhưng vẫn bảo tồn chức năng thần kinh là chọn lựa tốt nhất.
Phẫu thuật giải ép tủy và sinh thiết u trong những trường hợp u xâm lấn nhiều, lan rộng, dính với mô xung quanh, khó bảo tồn chức năng thần kinh sau mổ.
Cân nhắc trong chỉ định xạ trị cột sống ở trẻ em do nguy cơ gù, vẹo thứ phát
Cố định cột sống sau gù, vẹo thứ phát.
Phương pháp phẫu thuật
Rạch da dọc theo đường giữa mỏm gai
Bộc lộ bản sống, mỏm gai trên và dưới tổn thương
Dùng craniotome cắt dọc hai bên bản sống (không gặm bỏ bản sống)
Lật nguyên khối bản sống lên trên hoặc xuống dưới
Tùy khối u là trong hay ngoài màng cứng mà có phải mở màng cứng hay không
Dùng CUSA hút một phần trong khối u giải ép
Dùng vi phẫu bóc tách khối u ra khỏi mô tủy hoặc các rễ thần kinh nếu có thể
Không cần thiết phải lấy toàn bộ khối u nếu u xâm lấn và dính nhiều
Đặt lại và cố định bản sống lại vị trí cũ
Cân nhắc việc cố định cột sống nếu nguy cơ mất vững cao
Chăm sóc sau mổ
Mang nẹp cổ nếu phẫu thuật cột sống cổ đoạn dài
Thay băng vết mổ hàng ngày, theo dõi tình trạng vết mổ
Theo dõi
Theo dõi và điều trị biến chứng
Biến chứng sớm
Máu tụ: chụp MRI khẩn, mổ cấp cứu
Dò dịch não tủy: khâu tăng cường hay dẫn lưu thắt lưng liên tục
Liệt tiến triển: thường do phù tủy sau mổ, sử dụng corticoide liều cao
Nhiễm trùng vết mổ: cắt lọc
Biến chứng muộn
Mất vững cột sống: mang nẹp cột sống 3 – 6 tháng hoặc cố định cột sống
Tái khám:
Mỗi tháng/6 tháng đầu, mỗi 3 – 6 tháng tiếp theo.
Chụp XQ cột sống kiểm tra mỗi 3 – 6 tháng.
Chụp MRI kiểm tra sau 6 – 12 tháng
Hình ảnh
a: U nội tủy, b: U trong màng cứng – ngoài tủy, c: U ngoài màng tủy
(Nguồn: Anne Osbon, Diagnostic Neuroimaging)