Nội dung

Ứng dụng buồng ion hóa hình trụ đo liều chùm electron (điện tử) từ máy gia tốc xạ trị

Đại cương

Đối với bức xạ electron, liều hấp thụ có thể được đo bằng một vài phương pháp. Một trong những cách đo trực tiếp là phương pháp đo nhiệt lượng Fricker, bằng nhiệt huỳnh quang – TLD v.v.. 

Loại phantom dùng trong đo liều electron. Mục đích đo liều lượng dùng trong lâm sàng là để xác định liều lượng phân bố trong những loại tế bào khác nhau. Thực tế rất khó thực hiện, nên người ta chỉ có thể tập trung vào những phép đo trên loại phantom hay vật liêu tương đương mô. Thông thường, nước là môi trường được sử dụng cho mục đích này. Hầu hết mọi phép đo liều đều được quy về việc chuẩn liều hấp thụ trong nước. Tuy nhiên, phantom nước cũng không phải luôn thuận tiện cho triển khai các phép đo. Hơn nữa, với chùm photon năng lượng thấp, liều cực đại ở gần bề mặt thì rất khó bố trí thí nghiệm. Để khác phục những trở ngại này, người ta đã sử dụng loại phantom bằng chất dẻo, tương đương mô rất tiện ích. Khi sử dụng loại phantom này, điều cần phải hết sức lưu ý đến sự hấp thụ và tán xạ electron. Mặc dù là môi trường tương đương mô nhưng không phải hoàn toàn giống nhau nên trong thực tế phải có sự hiệu chỉnh nhất định. Hệ số hiệu chỉnh tùy thuộc vào thành phần nguyên tử cấu tạo của vật liệu. 

Mặc dù có sự khác nhau giữa loại phantom chất dẻo so với nước nhưng thực nghiệm cho thấy độ chênh lệch chỉ là nhỏ. Chẳng hạn, loại phantom PMMA (Polymethyl Methacrylate) và phantom nước có kết quả gần như nhau, sai khác chỉ vài phần trăm. Loại perspex (acrylic) khá thích hợp đối với chùm electron và dường như không cần phải hiệu chỉnh gì thêm. 

Việc lựa chọn máy đo liều cũng như loại buồng ion hoá cũng hết sức quan trọng. Đối với chùm electron, việc đo liều được khuyến cáo là cần phải tiến hành tại độ sâu của liều lượng cực đại. Điều đó có nghĩa là điểm đo liều phụ thuộc vào  năng lượng chùm tia.

Theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật TEC-DOC 277-398 của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA, buồng ion hóa hình trụ (Cylindrical Ion Chamber) có thể sử dụng đo liều hấp thụ của các chùm electron từ máy gia tốc xạ trị có mức năng lượng 10 MeV trở nên.

Chỉ định

Áp dụng cho tất cả các cơ sở xạ trị trang bị máy gia tốc đa năng từ trung ương đến cơ sở

Áp dụng cho những cơ sở xạ trị được trang bị đồng bộ hệ thống máy đo liều, trong đó bao gồm cả buồng ion hóa song song và hình trụ cho để liều hấp thụ electron.

Chuẩn bị

Người thực hiện

Kỹ sư vật lý

Kỹ thuật viên xạ trị

Phương tiện, dụng cụ

Hệ thống máy đo liều, bao gồm máy đo (dosimeter), đầu đo loại buồng ion hóa hình trụ (Cylindrycal Ion Chamber), phantom chuyên dụng (nước hoặc chất dẻo tương đương mô), nhiệt độ kế, áp kế v.v..

Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật TEC DOC 277-398 IAEA

Hệ số chuẩn thiết bị đo cấp II, cấp quốc gia (VAEI), hoặc cấp I, cấp quốc tế (IAEA).

Các bước tiến hành

Bố trí, kết nối hệ máy đo

Nối cáp nguồn với máy đo và đầu đo (tại buồng đặt máy điều trị)

Sử dụng applicator 15cmx15cm

Bố trí phantom tương ứng theo vị trí detector tại độ sâu liều cực đại của từng mức năng lượng tương ứng (10 MeV, 12 MeV, 14 MeV v.v..) -Đặt máy áp kế và nhiệt độ kế trong buồng máy gia tốc. 

Bật máy đo và chờ tín hiệu sẵn sàng cho phép cài đặt, nhận diện dectector.

Cài đặt các thông số của đầu đo tương thích và các giá trị hiện tại của áp suất và nhiệt độ.

Thiết lập thông số vật lý của máy điều trị, bao gồm kích thước trường chiếu, khoảng cách từ nguồn đến đầu đo (Source Chamber Distance- SCD).

Tiến hành các phép đo thử.

Đo thực tế suất liều lối ra (out-put) của applicator 15cmx15cm.

Lặp lại quy trình cho các mức năng lượng 10 MeV, 12 MeV, 14 MeV v.v..).

Đọc kết quả

Kết trung bình các phép đo với applicator 15cmx15cm cho toàn bộ dải năng lượng 10 MeV, 12 MeV, 14 MeV …).

Đánh giá kết quả và sai số

So sánh kết quả đo và tính toán 

Đánh giá sai số theo chuẩn IAEA

So sánh kết quả và đánh giá sai số với hệ số chuẩn (cấp I hoặc cấp II).