Nội dung

Ung thư và điều trị theo y học cổ truyền

Đại cương ung thư theo yhhđ.

Ung thư là một nhóm tế bào phát triển vô tổ chức trở thành vật ngoại lai, ức chế và phá hủy tế bào bình thường của cơ thể. Ngày nay, nhờ những thành tựu nghiên cứu của miễn dịch học , của sinh học phân tử và kỹ nghệ sinh học, người ta hy vọng sẽ điều trị ung thư bằng miễn dịch trị liệu.

Sự phát sinh, phát triển ung thư thường đi đôi với suy giảm và thiếu hụt miễn dịch. Khả năng miễn dịch của cơ thể suy sụp còn có thể do dùng các thuốc ức chế miễn dịch quá lâu, hoặc do phản ứng qúa mẫn muộn. Số lượng tế bào tăng sinh nhưng chức năng của tế bào B và T đều bị rối loạn ( chủ yếu là tế bào T).

Kháng nguyên gây ung thư:

Kháng nguyên ghép  (Ludwig  – Gross, 1943).

Kháng nguyên bào thai: do các tế bào ác tính trưởng thành sản xuất ra (bản chất là protein do tế bào bào thai tiết ra).

AFP ( – feto – protein) do gan bào thai sản xuất. Trong K gan nguyên phát, lượng AFP rất cao (50mg/l ). Hiện nay, AFP được nhiều nước (Trung Quốc – Mỹ – Việt Nam) dùng để chẩn đoán đánh giá giai đoạn và tiên lượng của ung thư gan.

Kháng nguyên vi rút.

Ngoài ra, gần đây người ta phát hiện 1 số kháng nguyên do gen qui định, kháng nguyên tự phát, kháng nguyên là glycolipid gặp ở u melanoma, carcinoma bàng quang và một số kháng nguyên là nhóm máu bị biến chất.

Kháng thể:

Tương ứng với kháng nguyên có các kháng thể đặc hiệu do limphoT gây độc và limphoB tiết ra.

Các chất không đặc hiệu do limpho K (Killer: diệt) tiết ra như tế bào NK (Natural Killer).

Đại thực bào, lympho T gây độc (TC) xuất hiện trong miễn dịch tế bào. Đồng thời có sự hiện diện của một chất hòa tan interleukin 2 do lympho cảm ứng tiết ra. Lympho T có hai loại dưới nhóm, liên quan với nhau:

Nhóm 1: lympho T giúp đỡ, cảm ứng (giúp tế bào B sản xuất kháng thể và cảm ứng tế bào ức chế).

Nhóm 2: lympho T ức chế, gây độc (ức chế tế bào B sản xuất kháng thể và trung gian cho gây độc tế bào).

Nhóm 1/nhóm 2 là CD4 /CD8 tạo thành thế cân bằng và điều hoà miễn dịch.

Lym pho B được gọi là miễn dịch dịch thể. Trên thực nghiệm của Ge’rald (973 ) tìm thấy 3 típ với cơ chế hủy hoại K:

Phá vỡ tế bào đích bằng bổ thể làm tan CDL (complement dependent lysis).

Kháng thể gây độc tế bào.

Bất động tế bào.

Lympho K còn gọi là tế bào Null, kháng thể đóng vai trò trung gian giữa tế bào K và tế bào đích.

Tế bào NK tự nhiên là tế bào diệt tự nhiên có trong miễn dịch tự nhiên; nó phản ứng với nhiều loại tế bào K, tiêu diệt tế bào đích, chịu ảnh hưởng của interferon gamma và prostaglandin E2. NK được coi như cơ chế đề kháng rất quan trọng.

Đại thực bào là loại tế bào đơn nhân từ tủy xương trưởng thành tung vào máu, có ở nhiều tổ chức cơ quan khác nhau. Đại thực bào diệt tế bào đích bằng cách tiết các men tiêu đạm (phosphataza axit, tetaglycoronidaza).

Điều trị k bằng miễn dịch trị liệu:

Người ta dùng kháng thể đơn (clôn), interferon, interleukin 2 và một số lymphokin khác.

Interferon là protein do đáp ứng miễn dịch vi rút tiết ra, có interferon tự nhiên và tái tổ hợp 3 loại , và nhưng interferon được áp dụng nhiều hơn.

Interleukin 2 là loại lymphokin do limpho bào T tiết ra, là yếu tố tăng trưởng tế bào T (T – cell growth factor), loại kháng thể này có vai trò quan trọng là:

Công kích tế bào đích.

Kích thích lympho B.

Kích thích tế bào NK, tế bào diệt tự nhiên. Cả hai loại interleukin 2 tự nhiên và tái tổ hợp đều đã được dùng trong điều trị AIDS nhưng chưa thấy hiệu qủa.

Quan niệm ung thư theo yhct:

Y học cổ truyền thường mô tả ung thư trong các phạm trù “ nham chứng, nhú thạch, thạch thư”. Người xưa cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh lý “nham chứng” là do sự uất kết – tích tụ của 4 yếu tố: khí, huyết, đàm và thực. Trong đó, khí huyết uất kết là nguyên nhân chủ yếu. Bốn yếu tố trên có thể phối hợp có thể xen kẽ hoặc riêng lẻ. Ví dụ: tử cung nham chủ yếu là liên quan đến nguyên nhân huyết ứ; phế nham chủ yếu là liên quan đến khí trệ; hạch nham chủ yếu liên quan đến “đàm”; phúc nham chủ yếu liên quan đến thực tích – huyết ứ. Vì vậy trên lâm sàng điều trị nham chứng thường tập trung điều trị bản chất của bệnh: huyết ứ thì hoạt huyết tiêu ứ, khí trệ thì hành khí kiện tỳ, đàm uất thì trừ đàm giải uất, thực tích thì tiêu thực đạo trệ. Nếu có bội nhiễm là nhiệt độc thì phải thêm thuốc thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên, vấn đề căn bản là nâng cao chính khí tức là tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra tùy thuộc vào trạng thái cơ thể của người bệnh mà kết hợp các thuốc nhuyễn kiên – tán kết.

Gần đây các nhà YHCT Trung Quốc đều cho rằng: điều trị nham chứng cần phải kết hợp giữa Đông y với Tây y theo nguyên tắc chung như sau:

Phải điều trị sớm và tích cực.

Phải kết hợp hoá học trị liệu hoặc phóng xạ trị liệu hoặc phẫu thuật trị liệu.

Tùy theo tạng phủ bị bệnh và thời gian mắc bệnh dài hay ngắn mà quyết định điều trị phẫu thuật sớm và triệt để, sau phẫu thuật thì kết hợp dùng thuốc thảo mộc hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.