Đại cương
Khi bị bệnh sức đề kháng của cơ thể giảm, việc vệ sinh răng miệng cho người bệnh nhằm mục đích:
Giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ đề phòng nhiễm khuẩn răng miệng.
Tránh nhiễm khuẩn khi có tổn thương ở miệng.
Giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu.
Chỉ định
Người bệnh tỉnh táo nhưng không tự làm được.
Người bệnh nặng, hôn mê, sốt cao, tổn thương ở miệng như gãy xương hàm, vết thương ở miệng.
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định tuyệt đối.
Chuẩn bị
Người thực hiện
01 điều dưỡng viên.
Phương tiện, dụng cụ, thuốc
Dụng cụ vô khuẩn
Gói chăm sóc (1 khay hạt đậu, 1 bát kền, gạc củ ấu, gạc miếng, kẹp Kose, kẹp phẫu tích).
Gạc, bông cầu, canun mayo hoặc đè lưỡi (nếu cần).
Dụng cụ khác
Khay chữ nhật, kem đánh răng, bàn chải đánh răng (loại dùng cho trẻ em).
Cốc sạch 02 chiếc.
Ống thông hút, máy hút, găng tay sạch.
Khăn bông nhỏ, tấm nilon nhỏ.
Túi nilon đựng gạc bẩn.
Thuốc và các dung dịch
Dung dịch Natriclorua 0,9%.
Dung dịch để súc miệng hoặc bơm rửa (có thể dùng có thể dùng Natriclorua 0,9%).
Glycerin (nếu cần).
Người bệnh
Điều dưỡng: tiếp xúc, thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình.
Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà biết về kỹ thuật sắp làm.
Hồ sơ bệnh án
Có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Đối chiếu với hồ sơ bệnh án.
Nhận định người bệnh:
Nếu người bệnh có răng giả nên tháo ra và vệ sinh hàm giả riêng.
Nếu môi khô nứt nẻ, lưỡi trắng thì bôi glycerin 15 phút trước khi chăm sóc.
Thực hiện kỹ thuật
Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh
Đặt người bệnh nằm, mặt nghiêng về một bên (quay về phía Điều dưỡng) Choàng nilon và khăn qua cổ người bệnh.
Điều dưỡng sát khuẩn tay, mở gói dụng cụ, rót nước muối ra bát kền. Đặt khay quả đậu dưới má người bệnh, đi găng, bôi glycerin nếu lưỡi trắng và môi khô nứt, tháo răng giả (nếu có).
Lấy kem đánh răng ra bàn chải, làm ướt bàn chải. Mở miệng người bệnh.
Tiến hành đánh răng cho người bệnh theo thứ tự: mặt ngoài → mặt trong → mặt nhai (chải hàm trên trước, hàm dưới sau), mỗi vị trí chải từ 6 đến 10 lần.
Dùng kẹp cặp gạc củ ấu thấm và lau hết bọt kem đánh răng. Sau đó, cặp gạc củ ấu nhúng nước muối sinh lý rửa hàm răng nhiều lần theo thứ tự như trên (bước 3.6) cho đến khi sạch.
Rửa sạch lưỡi người bệnh, vòm họng, 2 góc hàm phía trong má lợi, môi
Cho người bệnh súc miệng (nếu người bệnh tỉnh), dùng máy hút sạch (nếu người bệnh hôn mê).
Lau khô miệng bằng gạc, bôi glycerin vào lưỡi, lợi, môi (nếu cần)
Bỏ khay hạt đậu, tháo bỏ khăn, tấm nilon trước ngực người bệnh
Đặt người bệnh về tư thế thoải mái
Thu dọn dụng cụ
Ghi phiếu chăm sóc và theo dõi: ngày giờ chăm sóc, tình trạng răng miệng của người bệnh, các dung dịch đã dùng, tên điều dưỡng chăm sóc.
Theo dõi
Theo dõi sắc mặt, diễn biến của người bệnh trong và sau khi tiến hành kỹ thuật.
Tai biến và xử trí
Xây xước, chảy máu niêm mạc miệngDo kỹ thuật thô bạo.
Xử trí: điều chỉnh lại kỹ thuật. Dùng bông, gạc khô cầm máu cho người bệnh.
Người bệnh bị sặc
Do gạc dùng để vệ sinh răng miệng thấm nhiều dung dịch nước muối sinh lý hoặc bơm rửa nhiều nhưng hút không hết.
Xử trí:
Dùng máy hút để hút sạch dịch. Cho người bệnh nằm đầu cao 300 – 450.
Theo dõi SpO2 và toàn trạng của người bệnh để có hướng xử trí phù hợp, kịp thời.
Lưu ý: để chải răng đúng kỹ thuật cần:
Luôn giữ lông bàn chải tiếp xúc với mặt răng.
Khi chải mặt ngoài: để nghiêng bàn chải một góc 300 – 450 so với mặt ngoài của răng, ép nhẹ lông bàn chải một phần lên nướu, một phần lên cổ răng sao cho lông bàn chải chui vào rãnh nướu và kẽ răng. Sau đó làm động tác rung nhẹ tại chỗ, để lông bàn chải vừa xoa nắn nướu vừa làm sạch mảng bám, lấy sạch thức ăn giắt ở cổ răng và kẽ răng.
Tài liệu tham khảo
Kỹ thuật chăm sóc răng miệng đặc biệt.Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh, tập II, trang 53 – 55. Nhà xuất bản Y học 2004.
“Mount care”. Stroke Northumbria: Stroke care guide-Professional version, p 64-74. May 2003.
“Basic Personal Care Skills: Mount Care – Resident Who is Unconscious”. Long – Term Care Companion: Skills for the Certified Nursing Assistant. First Edition, p 217 – 220. 1995.
“Basic physiological Needs”. Fundamentals of nursing: concepts, process, and practice, p 844 – 845. Jul 1, 1999.