Đại cương
Vẹo cột sống (VCS) là một rối loạn cong cột sống bất thường do biến dạng 3 chiều của cột sống và lồng ngực.
Có 2 loại VCS:
Vẹo không cấu trúc: thường gọi là vẹo tư thế hay vẹo chức năng: đốt sống lệch sang bên nhưng không xoay và vẹo biến mất khi bệnh nhân cúi xuống.
Vẹo cấu trúc: đốt sống không chỉ lệch sang bên nhưng còn xoay và vẹo không biến mất khi bệnh nhân cúi xuống.
VCS được định nghĩa dựa trên góc Cobb trên phim cột sống thẳng, tư thế đứng:
Góc Cobb O gọi là thân mất cân xứng.
Góc Cobb > 10O gọi là VCS cấu trúc.
VCS có thể đơn thuần hay còn kèm biến dạng trên mặt phẳng khác như còng quá mức (còng vẹo cột sống) hay ưỡn quá mức (ưỡn vẹo cột sống)
VCS có thể nằm trong 1 hội chứng hay 1 bệnh lý toàn thân.
Vẹo cấu trúc cần theo dõi đặc biệt trong giai đoạn tăng trưởng mạnh.
VCS cấu trúc do nhiều nguyên nhân:
Vô căn (80%)
Bẩm sinh do dị tật đốt sống hay cột sống (10%)
Bệnh lý thần kinh-cơ (bại não, gai đôi cột sống, bại liệt…)
Các hội chứng (Marfan, đa u sợi thần kinh, tạo xương bất toàn…), rối loạn chuyển hóa (hội chứng Hunter…)
Các nguyên nhân khác (chấn thương, nhiễm trùng, bướu…)
Ngoài ra còn phân biệt loại VCS khởi phát sớm (0-5 tuổi) hay khởi phát trễ (>5 tuổi) do tăng nguy cơ bệnh lý tim phổi trong VCS thể khởi phát sớm.
VCS vô căn ở trẻ em gồm 3 loại:
Ấu nhi (0-3 tuổi)
Thiếu nhi (3-10 tuổi) – Thiếu niên (>10 tuổi).
Loại VCS vô căn > 10 tuổi là loại phổ biến nhất của bệnh vẹo cột sống
Phát hiện và chẩn đoán
Chẩn đoán VCS được chẩn đoán dễ với khám lâm sàng. Quan sát trẻ khi đứng thẳng cởi bỏ quần áo, bỏ dép
Mất cân xứng: Lệch vai? Biến dạng lồng ngực? Cơ cạnh sống 2 bên? Góc cánh tay-thân không đều?
Da: có các đốm sắc tố, u da nghĩ đến bệnh đa u sợi thần kinh,…
Đường giữa sống: có chùm lông hay u máu, u mỡ, vùng lõm da hay rãnh xoang
Nghiệm pháp dây dọi từ C7 đến mông
Đo chiều cao đứng và chiều cao ngồi và cân nặng
Quan sát khi trẻ đứng bên
Có bị còng lưng hay ưỡn thắt lưng quá mức hay ngược lại
Quan sát khi trẻ cúi lưng ra trước và gối duỗi (nghiệm pháp cúi lưng- adam)
Người khám đứng từ phía sau hay từ phía đầu
Đo góc xoay thân từng đoạn gồ chênh lệch với dụng cụ đo vẹo đặt trên lưng: góc lệch 7O là VCS 20O
Còn thấy mất cân xứng hay vẹo đó là VCS cấu trúc. Ghi nhận gù vẹo bên nào? Vị trí ngực hay thắt lưng…?
Kiểm tra dáng đi, khập khiễng, hình dạng bàn chân, các dị tật xương đi kèm
Khám thần kinh
Bao gồm dáng đi bất thường, yếu hay có bất thường về cảm giác vận động và các phản xạ đặc biệt phản xạ gân xương tứ chi, phản xạ da bụng…
Tiền sử:
Tuổi khởi phát vẹo và tình trạng tiến triển
Đánh giá giai đoạn dậy thì dựa theo phân loại của Tanner: lông, vú, dương vật
Dấu hiệu dậy thì khi nào? Tuổi có kinh nguyệt đầu tiên…
Tiền sử gia đình: có thành viên bị vẹo
Cận lâm sàng:
Chẩn đoán hình ảnh cần thiết xác nhận VCS cấu trúc, X- quang thẳng (thấy 2 vai và khung chậu) và nghiêng tư thế đứng (Hiện nay phương pháp chụp EOS toàn bộ cột sống là phương pháp tốt và ít ăn tia xạ nhất khi chụp và theo dõi) Trẻ em có vẹo nhẹ nhưng còn tăng trưởng nên thường chụp định kỳ 4-6 tháng để theo dõi độ tiến triển của VCS.
Phim thẳng lớn tư thế đứng:
Xác định VCS loại: tự phát, bẩm sinh, hội chứng…
Xác định:
Vị trí đường cong, hướng đường cong, biên độ đường cong (Góc Cobb)
Đốt sống tận, đốt sống đỉnh, đốt sống trung gian, đốt sống vững
Độ lệch thân
Dấu Risser
Gồm bao nhiêu đường cong vẹo:
Đường cong không cấu trúc
Đường cong cấu trúc
Đường cong chính
Đường cong phụ
Vị trí đoạn vẹo cột sống
Tên của đường cong vẹo dựa vào vị trí đốt sống đỉnh
Vị trí đoạn vẹo |
Đốt đỉnh |
Cổ ngực |
C7 hay T1 |
Ngực |
Giữa T2 và đĩa T11-T12 |
Ngực thắt lưng |
T12 và L1 |
Thắt lưng Giữa đĩa |
L1- L2 và L4 |
Thắt lưng cùng |
L5 và S1 |
Hướng vẹo dựa vào đường cong lồi bên nào
Đo góc Cobb
Một số chú ý khác:
VCS mà đốt sống không xoay nên nghi ngờ có nguyên nhân khác (bướu xương, rỗng tủy hay bệnh lý rễ…)
Nếu có đau lưng phải tìm đốt sống bất thường (hủy eo đốt sống, trượt đốt sống, nhiễm trùng hay hủy xương)
Sự trưởng thành của xương trên phim dựa vào dấu Risser ở mào chậu, sụn chữ Y ở khớp háng, bàn tay…
Phim ngang lớn tư thế đứng
Đường cong sinh lý cột sống còng hay ưỡn
Bất thường như trượt đốt sống, huỷ eo…
Kiểu dáng
Phim uốn bẻ cột sống
Biết độ mềm dẻo cột sống cũng đo góc Cobb
Phân biệt đường cong cấu trúc hay đường cong bù trừ
Hình ảnh học đặc biệt khác phân biệt VCS do nguyên nhân khác
Xạ hình xương: tìm nguyên nhân viêm nhiễm, bướu…tình trạng chuyển hóa xương
CTscan : chi tiết hoá các chi tiết về xương, đặc biệt dị dạng xương
MRI: tìm kiếm các dị tật như Chiari hay bất thường về phần mềm và tuỷ sống.
Chỉ định làm MRI
Kiểu đường cong không điển hình (vẹo cột sống ngực trái, vẹo gập góc ngắn, còng vùng đỉnh)
Tiến triển nhanh
Còng nhiều
Có cấu trúc bất thường
Có triệu chứng thần kinh hay đau – Biến dạng bàn chân
Phản xạ da bụng không đối xứng
Rỗng tuỷ có thể kèm với phản xạ da bụng bất thường và vẹo mà không có xoay
Đo chức năng phổi: vẹo >600 làm giảm dung tích sống
Bệnh lý kèm theo
U cột sống
Dị dạng hệ TK trung ương như Arnold-Chiari, rỗng ống tủy
Bệnh lý hệ niệu, tim bẩm sinh kèm theo
Phân loại vẹo cột sống
Vẹo cột sống không cấu trúc: thường do tư thế sai hay do bệnh lý ở 2 chân như chân không đều, co rút khớp háng, hay bệnh lý khung chậu lệch, đau thần kinh tọa, viêm nhiễm…
VCS cấu trúc:
Phân loại King-Moe: 5 loại
Phân loại Lenke: 6 loại
Điều trị:
Mục đích điều trị:
Ngăn vẹo tiến triển ở tuổi dậy thì
Ngăn chặn hay điều trị rối loạn chức năng hô hấp
Ngăn chặn hay điều trị hội chứng đau cột sống
Cải thiện yếu tố thẩm mỹ khi nắn chỉnh tư thế
Theo dõi:
Được chỉ định cho Cobb O, nhằm ghi nhận sự tiến triển của đường cong
Nẹp thân:
Được chỉ định khi VCS vô căn góc Cobb từ 20O đến 40O, cột sống còn tăng trưởng.
Nẹp thân chỉ có hiệu quả khi đeo từ 16-23 giờ/ngày.
Các loại nẹp thân thường dùng:
CTLSO (Nẹp Milwaukee): khi đỉnh đường cong cao hơn N8
TLSO (Nẹp Boston): khi đỉnh đường cong từ N8 trở xuống
Nẹp uốn bẻ (Nẹp Charleston): thường chỉ mang lúc ngủ nhằm nắn chỉnh đường cong vẹo
Nẹp mềm dẻo (Nẹp SpineCor)
Phẫu thuật:
Được chỉ định khi VCS vô căn góc Cobb > 40O ở bệnh nhân chưa trưởng thành xương hoặc là trên 50 O ở bệnh nhân trưởng thành.
Các phương pháp phẫu thuật:
Đặt dụng cụ lối sau nắn chỉnh kèm hàn xương
Đặt dụng cụ lối trước nắn chỉnh kèm hàn xương lối trước
Hàn xương lối trước kèm đặt dụng cụ lối sau nắn chỉnh và hàn xương
Tạo hình lồng ngực: nhằm giảm biến dạng lớn của lồng ngực phía bên lồi.
Các biến chứng của phẫu thuật
Biến chứng gây mê
Biến chứng phẫu thuật: xuất huyết nhiều, nhiễm trùng, khớp giả, dụng cụ sai chỗ, cấu hình không chắc chắn, chỉnh thân mất cân xứng, tổn thương thần kinh…