Nội dung

Viêm v.a ở trẻ em

Đại cương

VA là mô lympho nằm ở vòm họng, phía sau mũi, là một thành phần thuộc vòng bạch huyết Waldeyer, còn gọi là amiđan Luschka.

Viêm V.A cấp tính là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở amiđan Lushka. Viêm V.A mạn tính là tình trạng V.A quá phát hoặc xơ hoá sau viêm nhiễm cấp tính nhiều lần.

Nguyên nhân:

Virus: adenovirus, rhinovirus và paramyxovirus − Vi khuẩn: Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumonia, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus sp

Tần suất:

VA có từ lúc sau sinh, phát triển mạnh từ 3-5 tuổi, bắt đầu thoái triển sau 5 tuổi, teo nhỏ lại vào khoảng 7 tuổi

Chẩn đoán

Bệnh sử:

Trẻ thường đến khám vì nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài

Lâm sàng:

Chảy mũi thò lò ra cửa mũi trước, chảy mũi sau, ho

Thở bằng miệng, thở to

Nói giọng mũi kín

Ngáy, ngủ giật mình

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Đau tai, nghe kém, ù tai do tắc vòi nhĩ

Bộ mặt V.A : da xanh, miệng há, răng vẩu, răng mọc lệch, môi trên bị kéo xếch lên, môi dưới dài thõng, hai mắt mở to, người ngây ngô.

Cận lâm sàng:

X quang sàn sọ trước nghiêng

Nội soi mũi

Điều trị

Sử dụng kháng sinh khi nghi ngờ viêm VA do vi trùng, kháng sinh đề nghị Amoxicillin-clavulanic acid hoặc Cephalosporin

Corticoidexịt mũi có thể làm giảm kích thuớc VA (tối đa 10%)

Điều trị ngoại khoa:

Thường tiến hành nạo V.A cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thời gian hợp lý nhất là từ 18-36 tháng tuổi.

Chỉ định nạo va:

V.A bị nhiều đợt viêm cấp tính, tái đi tái lại (5 – 6 lần /1 năm). 

V.A gây các biến chứng gần: viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm hạch. 

V.A gây biến chứng xa: viêm khớp cấp tính, viêm cầu thận cấp tính… 

V.A quá phát, ảnh hưởng đến đường thở. 

VA quá phát gây tắc nghẽn đường thở qua mũi, có thể dẫn tới hội chứng ngưng thở lúc ngủ, thở miệng kéo dài gây bất thường răng miệng

Các phương pháp nạo va

Gây tê hoặc gây mê phối hợp nội soi mũi

Phương pháp cổ điển: dùng bàn nạo La Force hoặc bằng thìa nạo La Moure

Coblator

Microdebrider

Dao Plasma

Theo dõi và tái khám sau nạo va

Theo dõi các biến chứng của nạo VA

Chảy máu

Suy màn hầu: 0.03-0.06% trường hợp, xảy ra do sự đóng không chặt của khẩu cái mềm vào thành họng sau-bên.

Cứng cổ, co thắt sau phẫu thuật

Trật khớp đội-trục do nhiễm trùng

Gãy lồi cầu xương hàm duới

Tổn thương vòi eustach

Tái khám sau mổ từ 5-10 ngày để theo dõi tình trạng nhiễm trùng, các biến chứng khác