Đại cương
Xoắn dạ dày là tình trạng xoay xoắn bất thường của một phần dạ dày quanh phần còn lại của nó,từ 1800 đến 3600
Bé trai và bé gái có tỉ lệ mắc phải ngang nhau. Độ tuổi trung bình là 2,5 tuổi. , có thể xoắn nguyên phát hoặc thứ phát.
Xoắn nguyên phát thường do tình trạng lỏng lẻo của các phương tiện cố định dạ dày ( khúc nối thực quản dạ dày, khúc nối hang vị tá tràng, dây chằng gan vị, dây chằng vị tràng, dây chằng vị lách, dây chằng hoành vị).
Xoắn thứ phát thường xảy ra cùng với bệnh cảnh thoát vị trượt qua khe thực quản hay bệnh cảnh thoát vị hoành khác. Một số nguyên nhân hiếm gặp khác có thể gây ra xoắn dạ dày như thiểu sản hay cắt thùy gan trái, thiểu sản lách, lách lạc chỗ.
Xoắn dạ dày có thể là một biến chứng hậu phẫu vd Phẫu thuật Nissen.
Xoắn dạ dày được phân loại dựa vào trục xoay của nó: xoắn quanh trục mạc treo hay xoắn quanh trục tạng
Hình 1: Trục tạng của dạ dày |
Hình 2: Xoắn dạ dày theo trục tạng |
Hình 3: Trục mạc treo |
Hình 4: Xoắn dạ dày theo trục mạc treo |
Chẩn đoán
Lâm sàng:
Bệnh cảnh lâm sàng phụ thuộc vào độ xoắn và độ tắc nghẽn.
Tam chứng Borchardt gợi ý tình trạng xoắn dạ dày cấp:
Buồn nôn, nôn khan
Đau bụng thượng vị cấp Đặt sond dạ dày vướng
Tam chứng thường xảy ra ở trẻ lớn, trẻ sơ sinh thường không có đủ các triệu chứng
Triệu chứng nôn ra dịch xanh,vàng (dịch mật) phụ thuộc vào sự tắc nghẽn của môn vị. Có thể có triệu chứng nôn ra máu, nôn vọt kèm thiếu máu.
Đau thượng vị thường là triệu chứng gợi ý ở trẻ lớn, tuy nhiên nếu trong bệnh cảnh thoát vị hoành, dạ dày ở lồng ngực thường triệu chứng suy hô hấp và thở nhanh
Cận lâm sàng
Chẩn đoán dựa vào X-quang bụng đứng không sửa soạn,
X-quang ngực thẳng và X-quang cản quang đường tiêu hóa trên
Xoắn theo trục mạc treo
X-quang bụng không sửa soạn
Hình ảnh dạ dày căng kèm theo vị trí bất thường gợi ý xoắn dạ dày
Bóng hơi dạ dày tròn trên phim Xquang bụng nằm ngửa
Bóng khí lớn ở lồng ngực làm mất bờ cơ hoành trái
Hai mức khí dịch trên phim Xquang bụng đứng ( một của hang vị,một của đáy vị)
X quang bụng có cản quang: vị trí dạ dày bất thường, dấu mỏ chim
Hình 5. Hình ảnh bóng hơi dạ dày dãn to với chỉ 1 mức khí dịch
Hình 6. Hình ảnh mỏ chim,gợi ý xoắn dạ dày trục mạc treo
Xoắn theo trục tạng:
Thường khó phát hiện trên phim X quang thông thường, cần thiết chụp phim có thuốc cản quang: vị trí chỗ nối thực quản tâm vị thấp hơn bình thường, bờ cong lớn và bờ cong nhỏ dạ dày đổi vị trí, vùng môn vị và tá tràng bị xoắn vặn.
Nếu xoắn kèm theo tình trạng thiểu sản cơ hoành ví dụ như thoát vị hòanh , môn vị có thể thoát vị vào lồng ngực tạo thành hình ảnh một mức khí dịch phía trên tâm vị, và có thể tạo thành hình ảnh của 2 mức khí dịch
Hình 7. Hình ảnh xoắn dạ dày theo trục tạng
Điều trị:
Xoắn dạ dày là một cấp cứu ngoại khoa khẩn, nếu trễ có thể dẫn đến hoại tử và thủng dạ dày.
Hồi sức trước mổ:
Nhịn ăn, đặt sond dạ dày hút liên tục để giải áp bớt cho dạ dày, tuy nhiên không nên cố gắng đặt sâu vì động tác này có thể dẫn đến thủng dạ dày
Hỗ trợ hô hấp
Truyền dịch, điều chỉnh rối loạn nước điện giải, toan kiềm
Phẫu thuật:
Mục đích của cuộc phẫu phuật để giải phóng và cố định dạ dày, sửa chữa khiếm khuyết cơ hoành kèm theo nếu có. Có thể mổ nội soi hoặc mổ hở
Giải phóng dạ dày, cố định vào thành bụng trước
Nếu dạ dày quá căng có thể tiến hành chọc hút dạ dày trước khi cố định dạ dày
Phục hồi cơ hoành nếu kèm theo thiểu sản cơ hoành.
Có thể tiến hành mở dạ dày ra da như một phương tiện cố định dạ dày kèm theo nuôi ăn hậu phẫu
Đối với xoắn dạ dày do lách lạc chỗ, chỉ cần cố định lách là đủ
Hồi sức sau mổ:
Nằm đầu cao
Hỗ trợ hô hấp: thở máy từ 1-3 ngày tùy thuộc dị tật cơ hoành kèm theo.
Duy trì thân nhiệt
Nhịn, dẫn lưu dạ dày 1-3 ngày
Nuôi ăn tĩnh mạch
Kháng sinh đường tĩnh mạch ngừa nhiễm trùng
Điều trị chống trào ngược nếu có
Tiên lượng:
Xoắn dạ dày là một cấp cứu ngoại khoa cần xử lý kịp thời.
Hoại tử dạ dày, thủng dạ dày hoặc cố định dạ dày không đúng có thể dẫn tới tử vong
Hiếm có biến chứng xảy ra sau phẫu thuật và hầu như không tái phát