Đại cương
Những phản ứng khi tiêm truyền là những dấu hiệu hay những triệu chứng xảy ra trên người bệnh đang được tiêm truyền các thuốc hóa chất hay một sản phẩm sinh học. Biểu hiện lâm sàng của những phản ứng này cũng rất khác nhau, được xếp theo mức độ nghiêm trọng từ ngứa ít và đỏ da đến đe dọa tính mạng như hạ huyết áp và co thắt phế quản (sốc phản vệ). Phản ứng tiêm truyền có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nhưng thường ngay sau khi thuốc được đưa vào cơ thể lần đầu hoặc trong vòng giờ đầu, có thể xảy ra trong đợt truyền đầu hoặc bất kỳ đợt điều trị tiếp theo.
Nguyên nhân của các phản ứng tức thì được cho là sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể, của các cytokin được giải phóng ra…
Vì tính chất bất ngờ và mức độ nghiêm trọng nên tất cả những người bệnh trước khi được hóa trị hay tiêm truyền các sản phẩm sinh học (các thuốc điều trị đích) cần được chuẩn bị kỹ càng, nhân viên y tế cần phải năm r để phát hiện các dấu hiệu, các triệu chứng sớm, cách đề phòng và xử trí các phản ứng.
Chuẩn bị
Người thực hiện
Người bệnh được hóa trị phải được giám sát bởi bác sĩ nội khoa ung thư. Bác sĩ phải hiểu rõ cơ chế tác dụng, hiệu quả, các độc tính của các thuốc trong công thức hóa trị sắp được chỉ định cho người bệnh
Điều dưỡng phải thực hiện Y lệnh tiêm truyền do bác sĩ chuyên khoa u bướu chỉ định (tên thuốc, liều lượng, dung dịch pha loãng thuốc, lượng dịch, tốc độ truyền…) phải hiểu những tác dụng phụ của hóa trị, cùng với bác sĩ xử trí và hướng dẫn người bệnh. Cùng với bác sĩ giải thích để người bệnh yên tâm, không quá lo lắng, hốt hoảng và thông báo sớm cho bác sĩ, điều dưỡng khi có triệu chứng khác thường xảy ra.
Người bệnh
Được giải thích rõ hiệu quả cũng như các tác dụng phụ không mong muốn có thể sẽ xảy ra trong suốt quá trình điều trị, thông báo sớm cho bác sĩ hoặc điều dưỡng khi có triệu chứng khác thường xảy ra.
Người bệnh hóa trị có thể nằm hoặc ngồi tùy theo điều kiện của bệnh viện và theo ý kiến của người bệnh, tránh di chuyển nhiều, tránh những nơi gió lùa.
Tuân thủ theo đúng hướng dẫn về cách sử dụng thuốc, các thuốc hỗ trợ cũng như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi…
Phòng điều trị
Phòng điều trị nên thoáng, kín gió, đủ ánh sáng… người bệnh hóa trị có thể nằm hoặc ngồi tùy theo sức khỏe và nguyện vọng của mỗi người bệnh
Phương tiện, thuốc
Chuẩn bị hộp chống sốc phản vệ bao gồm:
Adrenaline 1mg – 1mL 2 ống
Thuốc kháng histamin H1 (ví dụ, 50 mg diphenhydramine) và kháng histamin-H2 (ví dụ, 50 mg ranitidine)
Glucocorticoid (Methyprednisolon hoÆc Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30mg 02 ống).
Nước cất 10 mL 2 ống
Bơm tiêm vô khuẩn (dùng một lần): 10mL 2 cái; 1mL 2 cái
Phương tiện khử trùng(bông, băng, gạc, cồn)
Dây garo
Oxy
Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ
Triệu chứng
Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện:
Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…), tiếp đó có các biểu hiện sau:
Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke.
Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được.
Khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở.
Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ.
Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.
Choáng váng…, vật vã, giẫy giụa, co giật.
Xử trí
Điều trị dự phòng
Thuốc dự phòng có thể giúp ngăn ngừa và/hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng tiêm truyền, mặc dù nó ít hiệu quả trong việc ngăn ngừa sốc phản vệ. Thuốc dự phòng được dùng đặc hiệu cho từng hóa chất.
Xử trí khi có phản ứng tiêm truyền mức độ nhẹ và vừa
Nếu phản ứng giới hạn ở các triệu chứng nhẹ và trung bình, không nghi ngờ dẫn đến sốc phản vệ, nên ngừng truyền, đánh giá đường thở, sự hô hấp, tuần hoàn, tinh thần ngay. Tiêm tĩnh mạch 50 mg diphenhydramine có thể làm giảm triệu chứng. Sau khi hết triệu chứng có thể truyền thuốc lại vơi tốc độ chậm và theo d i chặt.
Xử trí khi có phản ứng tiêm truyền mức độ nặng và sốc phản vệ
Ngừng tiêm truyền thuốc ngay lập tức
Đánh giá đường thở, hơi thở, tuần hoàn và tinh thần
Cho người bệnh nằm tại chỗ, hai chân nâng cao
Thuốc: Adrenaline thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.
Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml =1mg, tiêm dưới da ngay sau khi với liều như sau:
1/2-> 1 ống ở người lớn, không quá 0.3ml ở trẻ em (ống (1ml) + 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0.1ml/kg) hoặc Adrenaline 0.01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn.
Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 – 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 – 15phút/ lần (nằm nghiêng nếu có nôn).
Nếu sốc quá nặng đe doạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quảnhoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.
Xử trí suy hô hấp
Thở ôxy mũi, thổi ngạt.
Bóp bóng Ambu có oxy.
Đặp nội khí quản, thông khí nhân tạo -> Mở khí quản nếu có phù thanh môn.
Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc Terbutaline 0,2 microgam/kg/phút.
Có thể dùng: Terbutaline 0.5mg, 01 ống dưới da cho người lớn và 0,2ml/10kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.
Thiết lập đường truyền tĩnh mạch
Adrenaline để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0.1microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2mg Adrenaline/giờ cho người lớn 55kg).
Các thuốc khác
Methylprednisolon 1- 2mg/kg/4giờ hoặc Hydrocortisone.
Hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở cấp cơ sở).
Dùng liều cao nếu sốc nặng (gấp 2- 5 lần).
Natriclorua 0.9% 1- 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.
Diphenhydramine 1- 2mg tiêm bắp hay tĩnh mạch.
Tiêm tĩnh mạch các thuốc kháng histamin H1 (ví dụ: 50 mg diphenhydramine) và kháng histamin-H2 (ví dụ: 50 mg ranitidine) .
Theo dõi
Theo dõi người bệnh ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định.
Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi.
Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenaline, thì có thể truyền thêm huyết tương, albumin (hoặc máu nếu mất máu) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.
Điều dưỡng có thể dùng Adrenaline dưới da theo phác đồ chống sốc phản vệ khi bác sỹ không có mặt.
Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dung thuốc cần thiết.
Điều trị tiếp
Khi các triệu chứng phản ứng tiêm truyền giảm bớt hoặc hết thì cân nhắc điều trị tiếp là cân thiết. Quyết định điều trị lại phụ thuộc vào thuốc, mức độ phản ứng, bệnh ung thư đang được điều trị và mục đích điều trị (ví dụ, có khả năng điều trị triệt căn hoặc chỉ căm sóc giảm nhẹ).
Nếu phản ứng nhẹ hoặc không có triệu chứng báo hiệu sốc phản vệ thị điều trị lại thường được chỉ định cùng với thuốc dự phòng (glucocorticoid và kháng histamin).
Trường hợp nặng (độ 3, 4) theo SIRs và bất kỳ phản ứng với các triệu chứng của sốc phản vệ không nên cố gắng điều trị tiếp. Thay vào đó, chúng tôi đề nghị giới thiệu đến một trung tâm dị ứng hoặc ung thư có kinh nghiệm trong giải mẫn cảm. Test da có ý nghĩa trong việc đánh giá phản ứng nghiêm trọng với thuốc nhóm muối bạch kim. Nếu test da dương tính thì không nên tiếp tục điều trị. Nếu không có thuốc thay thế tương đương thì những người bệnh này nên được điều trị giải mẫn cảm.