Đại cương
Là bệnh thường gặp, gặp nhiều ờ người lao động tĩnh tại, táo bón kéo dài.
Trĩ là hiện tượng các mạch máu ống môn căng to dễ chảy máu.
Chẩn đoán
Lâm sàng
Đi ngoài ra máu đỏ tươi: thành giọt hay thành tia.
Cảm giác khó chịu ở hậu môn: đau, rát căng tức khó chịu, sưng đau hậu môn, ngứa ngáy khó chịu, có thể chảy dịch.
Thăm khám hậu môn trực tràng:
Nhìn ngoài: có thể thấy búi trĩ to sa ra ngoài ống hậu mòn hoặc bậo bệnh nhân rặn thấy búi trĩ to lòi ra ngoài.
Biến chứng: chảy máu kéo dài gây nên tình trạng thiếu máu, nghẹt búi trĩ, huyết khối búi trĩ.
Cận lâm sàng
Soi hậu môn trực tràng: soi bằng ống soi hậu môn (soi bằng ống soi mềm chẩn đoán bệnh lý hậu môn trực tràng không chính xác bằng ống soi hậu môn). Khi soi giúp xác định số lượng các búi trĩ, phân độ các búi trĩ, xác định biến chứng. Xác định trĩ nội, trĩ ngoại.
Trĩ ngoại: là búi trĩ dưới đường lược, lòi ra khỏi ống hậu môn. Nhìn ngoài thấy búi trĩ.
Trĩ nội: các búi trĩ nằm trên đường lược, thường có 3 búi trĩ vị trí 11 giờ, 5 giờ và 2 giờ. Khi có nhiều búi trĩ và các búi trĩ liên tục với nhau được gọi là trĩ vòng.
Trĩ hỗn hợp: trĩ nội và trĩ ngoại kết hợp.
Phân độ trĩ:
Trĩ nội độ I: các tĩnh mạch giãn cương tụ, đội niêm mạc phồng lên vào trong lòng trực tràng, khi rặn không lòi ra ngoài.
Trĩ nội độ II: các tĩnh mạch trĩ giãn nhiều hơn và tạo thành các búi rõ rệt. Khi rặn các búi trĩ sa ra ờ hậu môn và tự co lên được.
Trĩ nội độ III: khi rặn nhẹ là sa ra ngoài không tự co lên được phải đẩy lên.
Trĩ độ IV: búi trĩ to luôn sa ra ngoài không đẩy lên được.
Công thức máu: thiếu máu khi trĩ chảy máu kéo dài.
Đông máu: thường là bình thường.
Chẩn đoán phân biệt
Ung thư ống hậu môn: phân máu đỏ tươi, đau rát hậu môn đau liên tục, đau tăng khi đại tiện, luôn có cám giác mót rặn. Soi ống hậu môn: phát hiện khối u sùi loét ống hậu môn.
Sa trực tràng: niêm mạc trực tràng hay đoạn trực tràng sa ra ngoài không có mạc máu căng giãn.
Điều trị
Điều trị nội khoa
Thay đổi lối sống:
Tránh lao động thường xuyên ở tư thế ngồi hay đứng lâu.
Không ăn các chất kích thích chua cay, không rượu bia thuốc lá.
Ăn nhiều rau quả tươi và chất xơ tránh táo bón. uống nhiều nước.
Các thuốc nhuận tràng nếu có táo bón: nhuận tràng nhóm tăng tạo khối lượng phân, nhuận tràng thẩm thấu. Hạn chế dùng nhóm nhuận tràng kích thích.
Tập luyện thói quen đi đại tiện vào giờ nhất định.
Các phương pháp can thiệp điều trị trĩ nội:
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: đơn giản được áp dụng nhiều, giá thành rẻ. Có hiệu quả đối với trĩ nội độ I – II chảy máu, trĩ độ III có thể chỉ định khi búi đơn độc. Tác dụng không mong muốn: đau hậu môn, chảy máu sau thắt, loét (do thắt vào cả vùng da lành), đau.
Dụng cụ thắt trĩ súng với đầu súng lắp sẵn vòng cao su, trên tay cầm có kênh để hút. Khi đưa dụng cụ thắt trĩ sát vào búi trĩ và hút bằng máy hút đề búi trĩ chui vào trong sau đó bấm để vòng cao su tụt ra bám sát chân búi trĩ.
Sau thắt khoảng 2-3 ngày búi trĩ tự rụng, các đợt điều trị tiếp nên thực hiện sau 10-14 ngày để cho vết thương lành sẹo.
Laser: ít được áp dụng, hiệu quả không cao, có nguy cơ gây trĩ hoại tử, áp xe hóa.
Điều trị bằng thuốc:
Thuốc có tác dụng tăng cường hệ tĩnh mạch: thuốc có tác dụng tăng cường sức bền mạch máu, làm giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch: Daílon, Ginkotort.
Cách dùng: trĩ cấp, đang chảy máu: Daílon viên 500mg liều 6 viên – 4 ngày rồi 4 viên – 4 ngày tiếp và giảm xuống 2 viên trong 6 ngày.
Đường tại chỗ: thuốc bôi hay viên đặt: là thuốc hỗ trợ giúp tăng trương lực tĩnh mạch và giảm đau do một số thuốc có bổ sung thêm lidocain: Titanorein, Proctoloc, …
Chú ý: các phương pháp điều trị trĩ nội bằng thuốc hay can thiệp có thể dùng đơn độc hay kết hợp điều trị.
Điều trị biến chứng:
Huyết khối trĩ: rạch búi trĩ lấy cục máu đông. Điều trị trĩ bằng thuốc hay phẫu thuật.
Trĩ nghẹt: đẩy búi trĩ lên, không nên cố nếu cố nhiều có thể làm bệnh nhân đau.
Trĩ chảy máu: điều trị thắt vòng cao su đối với trĩ độ I – trĩ nội độ III. Truyền máu khi có thiếu máu nhiều.
Điều trị ngoại khoa
Chỉ định:
Trĩ chảy máu nhiều.
Trĩ ngoại.
Trĩ nội ngoại kết hợp.
Khi các phương pháp điều trị nội khoa không kết quả.
Trĩ có một số biến chứng: huyết khối trĩ, trĩ nghẹt.
Trĩ ờ mức độ 3 -4.
Các biện pháp phẫu thuật: Phẫu thuật Longo, Miligan Morgan.
Tài liệu tham khảo
Mark Feldman et all. “Gastrointestinal and liver diease — Pathologỵ/diagnosis/management”.
Sauders Elsevier, 8th edition. –
C.Haslett et all. “Davison – medecine interne Principes etpratique”, 19 eme edition. Maloine.