Nội dung

Ung thư phúc mạc nguyên phát

Đại cương

Ung thư nguyên phát ít gặp hơn ung thư phúc mạc thứ phát. Khối u này bắt nguồn từ biểu mô và trung biểu mô của phúc mạc. u trung biểu mô ác tính có thẻ xuất hiện ở phúc mạc thành hoặc phúc mạc tạng, di căn theo đường máu và bạch huyết.

Chẩn đoán

Lâm sàng

Giống như ung thư phúc mạc thứ phát như đau bụng, cổ trướng vô căn, khối u bụng, gây sút cân… nhưng không tìm thấy hoặc không có dấu hiệu chỉ điểm của tạng ung thư nguyên phát (buồng trứng, dạ dày, đại tràng,…).

Cận lâm sàng

Dịch ổ bụng

Có thể dịch máu hoặc màu vàng, thường là dịch tiết.

Khoảng 25% các trường hợp thấy tế bào ác tính trong dịch ổ bụng.

Nồng độ LDH trong dịch thường rất cao.

Sinh hóa máu

Calci, LDH máu tăng.

Làm một số marker giúp chẩn đoán loại trừ như:

CEA cao gặp trong ung thư đại tràng.

CA125 cao trong ung thư buồng trứng.

CA19-9 cao trong ung thư tụy.

CA72-4 cao trong ung thư dạ dày, …

Kháng thể đơn dòng, kháng thể đa dòng.

Siêu ẩm ổ bụng và chụp cắt lớp vi tính

Siêu âm đánh giá dịch cổ trướng là dịch tự do hay khu trú, thâm nhiễm phúc mạc, mạc treo phúc mạc dày lên, có thể đo độ dày của phúc mạc dưới siêu âm.

Soi ổ bụng

Đây là thủ thuật rất quan trọng giúp chẩn đoán xác định.

Qua soi ổ bụng nhằm 3 mục đích:

Đánh giá tổn thương phúc mạc.

Tìm cơ quan ung thư nguyên phát.

Sinh thiết làm mô bệnh học.

Qua soi ổ bụng có thể thấy:

Phúc mạc sung huyết, đỏ rực, có nhiều vi huyết quản.

Phúc mạc có các hạt: các hạt có màu trắng đục, kích thước to nhỏ khác nhau, có thẻ thấy các nụ sùi trên phúc mạc thành và trên các quai ruột, mạc nối.

Thâm nhiễm phúc mạc: hình ảnh mạc nối lớn dày cứng, xù xì, các mảng thâm nhiễm trên phúc mạc thành và phúc mạc tạng.

Mô bệnh học: loại tế bào trung biểu mô ác tính.

Tóm lại: để chẩn đoán quyết định ung thư phúc mạc nguyên phát phải dựa vào mô bệnh học sinh thiết màng bụng là tế bào ung thư trung biểu mô và không tìm thấy ung thư nguyên phát nào khác.

Chẩn đoán xác định

Dựa vào mô bệnh học: tế bào trung biểu mô ác tính.

Chẩn đoán phân biệt

Lao màng bụng: bệnh nhân sốt, sốt về chiều, PCR mảnh sinh thiết tìm lao, sinh thiết màng bụng có hình ảnh nang lao.

Ung thư màng bụng thứ phát: tìm thấy ổ nguyên phát, sinh thiết màng bụng không phải là ung thư trung biểu mô.

Điều trị

Hóa chất đơn độc: khi bệnh nhân không tiến hành phẫu thuật được.

Hóa chất kết hợp phẫu thuật.

Xạ trị: ít áp dụng.

Phương pháp hóa trị liệu

Mục đích của việc dùng hóa chất làm giảm hoặc ngăn các biến chứng. Các hóa chất ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư, tác động vào các giai đoạn khác nhau của tế bào ung thư. Đa hóa trị liều để điều trị. Các hóa chất có thể dùng: cisplatin hoặc carboplastin, doxorubuxin, 5 FU và hoặc paclitaxel.

Các thuốc

Cisplatin:

Liều dùng: người lớn: 90-270mg/m2 pha với nước muối sinh lí, dùng cho tiêm màng bụng.

Chống chỉ định: dị ứng với thuốc, suy thận, suy tủy xương, tổn thương thính giác.

Độc tính: với thận, ốc tai, tủy xương, nôn buồn, nôn, viêm đa dây, đa rễ thần kinh. Hoặc dùng carboplastin (ít độc hơn cisplatin) hoặc oxaliplatin. Liều dùng: 360mg/m2 tiêm tại chỗ hoặc 300mg/m2 phối hợp với hóa chất khác truyền tĩnh mạch hoặc tiêm tại chỗ.

Doxorubicin (Adriamycin, Rubex):

Liều dùng: 60-75mg/m2 truyền tĩnh mạch hoặc 20-30mg/m2/ngày truyền liên tục 2-3 ngày.

Chống chỉ định: dị ứng với thuốc, bệnh lí cơ tim, suy tim, suy tủy xương.

Độc tính: rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm mạch, nôn buồn nôn, suy tủy xương, …

5FU (Fluorouracil):

Liều dùng: 400-600mg/m2 X 2-5 ngày truyền tĩnh mạch.

Chống chỉ định: suy gan, suy thận, suy tủy, loét đường tiêu hóa.

Độc tính: suy tủy, rối loạn tiêu hóa, loét miệng họng, …

Paclitaxel (Taxol):

Liều dùng: 175mg/m2 truyền tĩnh mạch trong 3 giờ.

Tương tác thuốc: khi dùng phối hợp với cisplatin làm tăng độc tính tủy xương.

Chống chỉ định: viêm dây thần kinh ngoại biên, suy gan, thận, tủy xương và bệnh lí tim mạch.

Độc tính: viêm dây thần kinh ngoại biên, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tủy, huyết khối, …

Áp dụng cụ thể

Công thức:

Cisplatin hoặc carboplastin hoặc oxaliplatin + Doxorubicin + 5 FU.

Carboplastin hoặc cisplatin hoặc oxaliplatin ngày thứ nhát + paclitaxel.

Liệu trình:

3-4 tuần/đợt điều trị, thường điều trị 6 đợt.

Điều trị tiếp tục 3 đợt hóa chất khi cổ trướng đã hết.

Ngừng điều trị khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị.

Đường dùng:

Đường tại chỗ (tiêm vào màng bụng): dùng chế phẩm platin gồm: cisplatin, carboplastin, oxaliplatin thường dùng ngày thứ nhất.

Đường toàn thân (truyền tĩnh mạch): tất cả các hóa chất trên, tuy nhiên cisplatin và carboplastin truyền TM thì độc tính thận rất cao, thường truyền ngày thứ 2, 3, 4.

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật nhằm mục đích cắt bỏ mạc nối lớn, thậm trí cắt bỏ từ cung phần phụ. Trong quá trình phẫu thuật có thẻ kết hợp đổ hóa chất vào trong ổ bụng mục đích để loại bỏ sự phát tán tế bào ung thư.

Xạ trị và điều trị kháng thể đơn dòng: ít áp dụng.

Điều trị toàn thân và triệu chứng

Điều trị cổ trướng: chọc tháo dịch nếu cổ trướng căng to.

Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch khi bệnh nhân không ăn uống được hoặc thẻ trạng gầy.

Điều trị giảm đau: dùng theo bậc thang: nhóm paracetamol, chống viêm giảm đau không stesoid (NSAID), chế phẩm opiat.

Theo dõi khi điều trị

Theo dõi đáp ứng điều trị

Đáp ứng điều trị tốt: hết dịch cổ trướng sau 3 đợt điều trị hỏa chất, toàn trạng bệnh nhân tốt lên, bệnh nhân có khả năng sinh hoạbbình thường.

Đáp ứng điều trị một phần: dịch cổ trướng giảm hoặc cổ trướng không tăng lên, toàn trạng bệnh nhân tốt lên.

Không đáp ứng: cổ trướng vẫn tăng lên. Toàn trạng không thay đổi hoặc ngày càng xấu dần sau 3 lần điều trị hóa chất.

Theo dõi độc tính của hóa chất

Đánh giá chức năng thận, gan, công thức máu, điện tim sau khi dùng hóa chất và trước khi điều trị một đợt hóa chất tiếp theo.

Tài liệu tham khảo

Andersen M.K., Krarup – Hansen A., et al, (2000), “Perítoectomy combined with intraperitoneal chemotherapy in abdominal cancer with peritoneal carcinomatosis”, Anticancer Res. Jun; 19(3B) pp 2317-2321.

Christos A.P., Kiamouris c., et al., (2001)., “Doxorubicin, paclitaxel and Cisplatin fìrt-line chemotherapy in advanced, sub-optimally debunked epithelial ovarian cancer.,” American Cancer Society Oct 1. Vol 92 (7), pp 1856-1861.

Eltabbakh G.H., Piver M.S., et al, (2000), “Clinical picture, response to therapy and survival of women with diííuse malignant”, J Clin Oncol 3, pp 1222 – 1225.

Markman M., (1999), “Intra-peritoneal chemotherapy, Critical Revievvs in Oncology/Hemotology 31”, pp 239-246.