Nội dung

Giun chỉ brugia malayi

Là loài giun chỉ Brugia malayi phân bố chủ yếu là ở châu Á và vùng Thái Bình Dương. Ở nước ta giun chỉ B.malayi chiếm tỉ lệ 77 – 95% trong số bệnh nhân giun chỉ.

Đặc điểm hình thể.

Giun chỉ trưởng thành:

Hình thể gần giống W.bancrofti, giun đực: 22,8 x 0,088 mm, giun cái 55 x 0,16 mm.

Hình 10.28: Giun chỉ B.malayi trưởng thành

Ấu trùng giun chỉ:

Có kích thước  0,22 – 0,26 x 0,005 – 0,006 mm.

Hình 10.29: Ấu trùng giun chỉ B.malayi.

Phân biệt với ấu trùng giun chỉ W.bancrofti theo bảng:

Đặc điểm

W.bancrofti

B.malayi

Kích thước:

Hình dạng:

Màng bao (áo):

Đầu:

0,23-0,32 x 0,007-0,01mm.

Cong ít, cứng.

Dài hơn thân ít.

Có một gai.

0,17- 0,22 x 0,005- 0,006 mm.

Cong nhiều, mềm như dải lụa.

Dài hơn thân nhiều.

Có hai gai.

Hạt nhiễm sắc:

Hạch phía cuối đuôi:

ít và rõ, ở gần sát đầu.

Không đi tới cuối thân.

Không rõ, cách xa đầu.

Đi tới cuối thân, có 1 hoặc 2 hạch tách riêng nằm ở tận cùng đuôi.

Chủng phụ: giun chỉ B.malayi có 2 chủng phụ:

Chủng phụ có chu kì: ATGC xuất hiện ở máu ngoại vi vào ban đêm. Chỉ truyền từ người sang người (không có ổ bệnh thiên nhiên). Muỗi truyền bệnh giun chỉ này: Mansonia anulifera, M.uniformis, M.indiana. Có thể có vai trò của muỗi Anopheles.

Chủng phụ bán chu kì: ATGC xuất hiện ở máu ngoại vi cả ngày lẫn đêm, nhưng đỉnh cao vào ban đêm. Có vật chủ dự trữ là mèo, khỉ… hình thành ổ bệnh thiên nhiên. Hướng lây truyền có thể từ súc vật sang người. Muỗi truyền bệnh: Mansonia…

Ấu trùng giun chỉ B.malayi chủng phụ có chu kì, có khuynh hướng mất vỏ trên các tiêu bản máu để khô bình thường. Đây là đặc điểm để phân biệt với chủng phụ bán chu kì.

Đặc điểm sinh học.

Vòng đời sinh học của B.malayi tương tự như W.bancrofti cả về vị trí kí sinh, dinh dưỡng, phát triển, tuổi thọ của giun. 

Vai trò y học.

Biểu hiện lâm sàng của giun chỉ B.malayi tương tự như giun chỉ W.bancrofti

Nhưng chủ yếu gây viêm tắc bạch mạch hạch bạch huyết ở chi dưới, biểu hiện phù voi (chân voi), có thể thấy ở cả chi trên, ít thấy phù voi ở bộ phận sinh dục và các nơi khác.

Chẩn đoán và điều trị.

Tương tự như đối với giun chỉ W.bancrofti.

Dịch tễ học và phòng chống.

Giống như đối với giun chỉ W.bancrofti.

Bệnh giun chỉ B.malayi có ổ bệnh thiên nhiên. Nguồn bệnh là người và có thể là mèo, dê, khỉ…

Phòng bệnh giun chỉ

B.malayi phức tạp hơn, phải có các biện pháp như đối với các  bệnh kí sinh trùng có ổ bệnh thiên nhiên.