Các loài giun chỉ gây bệnh cho người.
Hiện nay đã xác định có 8 loài giun chỉ gây bệnh cho người, trong đó có 3 loài kí sinh ở hệ bạch huyết, số còn lại kí sinh ở các mô khác.
Đặc điểm sinh học, bệnh học, dịch học của các loài giun chỉ khác nhau tùy thuộc vào vật môi giới trung gian truyền bệnh.
Giun chỉ do muỗi truyền:
Là giun chỉ kí sinh ở hệ bạch huyết:
Giun chỉ Wuchereria bancrofti (W. bancrofti).
Giun chỉ Brugia malayi (B. malayi).
Giun chỉ Brugia timori B. timori).
Giun chỉ do ruồi vàng truyền:
Giun chỉ Onchocerca volvulus. Giun trưởng thành kí sinh ở tổ chức dưới da, có thể gây mù mắt.
Giun chỉ do ruồi trâu (chrysops) truyền:
Giun chỉ Loa – Loa, giun trưởng thành kí sinh ở tổ chức dưới da, cũng có thể gây mù.
Giun chỉ do dĩn (culicoides) truyền:
Giun chỉ Ancanthocheilonema perstans (Dipetalonema perstans) và Mansonellaozzardi. Giun trưởng thành ở xoang bụng.
Giun chỉ do cyclops truyền:
Giun chỉ Dracunculus medineesis. Giun trưởng thành kí sinh ở mô liên kết.
Người bị nhiễm bệnh do uống phải nước lã có nhiễm cyclops.
Sự phân bố địa lí chung các giun chỉ bạch huyết người do muỗi truyền.
Giun chỉ wuchereria bancrofti:
Thường gặp ở hầu hết các nước vùng châu Phi – xích đạo, từ vĩ tuyến 20 độ Bắc đến vĩ tuyến 20 độ Nam: Madagaxca, Xaysen, Pakitan, Ấn Độ… Nhật Bản, Việt Nam.
Giun chỉ brugia malayi:
Thường gặp ở châu Á: Indonexia, Malaysia, Campuchia, Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.
Giun chỉ brugia timori:
Thường gặp ở một số đảo Thái Bình Dương và Indonesia…
Chủng loại giun chỉ bạch huyết ở người.
Giun chỉ wuchereria bancrofti:
Có 2 chủng phụ:
Chủng phụ có chu kì đêm: ấu trùng giun chỉ xuất hiện ở máu ngoại vi vào ban đêm, khoảng từ 20 đến 2 giờ sáng. Ban ngày tập trung ở các mạch máu nhỏ ở phổi. Chưa có đủ cơ sở khoa học để giải thích hiện tượng này. Chủng phụ có chu kì đêm là chủng phụ phổ biến nhất của giun chỉ Wuchereria bancrofti, do muỗi Culex, Anopheles, Aedes truyền bệnh.
Chủng phụ bán chu kì: ấu trùng chỉ xuất hiện ở máu ngoại vi cả ngày và đêm, nhưng đỉnh cao vào ban ngày. Chủng phụ này phân bố chủ yếu ở đông Thái
Bình Dương gồm các ổ nhỏ ở đảo Nicorba, Thái Lan, Việt Nam, do muỗi
Anopheles truyền.
Giun chỉ brugia malayi:
Có 2 chủng phụ:
Chủng phụ có chu kì đêm: là chủng phụ phổ biến nhất của giun chỉ B.malayi, chỉ lây truyền từ người sang người. Do muỗi Mansoni, Anopheles truyền.
Chủng phụ bán chu kì: ít phổ biến hơn, có vật chủ dự trữ mầm bệnh là súc vật. Đây là chủng có ổ bệnh thiên nhiên. Do muỗi Mansoni truyền.
Giun chỉ brugia timori:
Giun chỉ này có chu kì đêm, là loại giun chỉ có các ổ lưu hành nhỏ ở Indonesia và một số đảo ở Thái Bình Dương; do muỗi Anopheles truyền.
Động vật mang mầm bệnh giun chỉ của người.
Các loài khỉ ở đông nam á:
Phổ biến là khỉ Macaques (macaca, spp) và khỉ lá Presbytis cristatas,
Presbytis sp…. Đây là vật mang mầm bệnh quan trọng của giun chỉ truyền bệnh từ động vật sang người.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy chúng có vai trò rất có ý nghĩa trong dịch học bệnh giun chỉ ở người, tại những vùng có dịch.
Phân bố của khỉ mang mầm bệnh có liên quan đến phân bố giun chỉ B.malayi ở Indonesia, nơi có các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tương tự Việt Nam.
Các gia súc mang mầm bệnh giun chỉ b.malayi:
Nghiên cứu ở Malaysia – vùng lưu hành giun chỉ B.malayi bán chu kì, thấy tỉ lệ ấu trùng giun chỉ (ATGC) ở người tăng tương ứng với tỉ lệ tăng ATGC ở mèo. Xét nghiệm 447 mèo, 68 chó thấy 6,9% mèo nhiễm giun chỉ, trong khi không thấy chó nhiễm giun chỉ.
Tỉ lệ nhiễm giun chỉ mèo phản ánh tình hình dịch học bệnh giun chỉ của người trong vùng.
Ở Việt Nam, xét nghiệm 64 mèo ở các vùng khác nhau, đã phát hiện có 2 mèo mang ấu trùng giun chỉ.
Ở Malaysia, tỉ lệ ATGC ở khỉ 76,3%, cao hơn ở người rất nhiều, hướng lây truyền có thể từ khỉ sang người và mèo, nếu tiến hành các biện pháp phòng chống bệnh giun chỉ ở người như điều trị hàng loạt thì mật độ ấu trùng giun chỉ sẽ giảm nhanh chóng ở người. Khi đó hướng lan truyền sẽ đảo ngược từ mèo sang người.
Dịch tễ học của bệnh giun chỉ.
Tình hình phân bố bệnh giun chỉ ở việt nam:
Theo điều tra từ năm 1960 đến năm 1975 tại 127 điểm thuộc 45 huyện của 15 tỉnh miền Bắc Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy Toàn cho thấy:
TT |
Tỉnh |
Số người xét nghiệm |
Số người có ấu trùng |
Tỉ lệ% |
1 |
Hà Nam |
11.400 |
1.515 |
13,37 |
2 |
Hưng Yên |
20.996 |
2.087 |
9,94 |
3 |
Quảng Bình |
2.087 |
328 |
11,70 |
4 |
Hà Nội |
10.104 |
546 |
5,40 |
5 |
Thái Bình |
10.296 |
513 |
4,90 |
6 |
Quảng Ninh |
1.657 |
41 |
2,50 |
7 |
Bắc Giang |
4.522 |
108 |
2,50 |
8 |
Hoà Bình |
10.963 |
221 |
2,01 |
9 |
Thái Nguyên |
192 |
3 |
1,50 |
10 |
Nghệ An |
4.107 |
47 |
1,10 |
11 |
Hải Phòng |
715 |
0 |
0,00 |
12 |
Vĩnh Phúc |
8.023 |
24 |
0,30 |
13 |
Sơn La |
2.758 |
0 |
0,00 |
14 |
Cao Bằng |
1.149 |
0 |
0,00 |
15 |
Hà Giang |
856 |
1 |
0,13 |
|
Tổng số |
89.825 |
5.434 |
6,04 |
Từ năm 1976 đến năm 1983, các điều tra ở miền Bắc chủ yếu tập trung vào 5 tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng:
TT |
Tỉnh |
Số người xét nghiệm |
Số người có ấu trùng |
Tỉ lệ % |
1 |
Hà Nam |
2.588 |
142 |
5,49 |
2 |
Hưng Yên |
27.417 |
464 |
1,69 |
3 |
Hà Nội |
2.891 |
26 |
0,89 |
4 |
Thái Bình |
894 |
19 |
1,12 |
5 |
Hoà Bình |
5.508 |
141 |
2,56 |
|
Tổng cộng |
39.298 |
792 |
2,01 |
Ngoài 15 tỉnh trên người ta cũng tiến hành điều tra một số tỉnh phía Nam nhưng cho đến nay vẫn chưa phát hiện được bệnh nhân giun chỉ. Do vậy bệnh giun chỉ có thể chỉ coi là chỉ tập trung ở các tỉnh phía Bắc từ Quảng Bình trở ra.
Một đặc điểm mà các tác giả cũng nhận thấy là bệnh giun chỉ thường khu trú thành từng điểm nhỏ, thành từng thôn, từng xã, chứ không có tỉ lệ đồng đều như các bệnh giun khác. Nhìn chung sự phân bố giun chỉ ở miền Bắc Việt Nam có thể chia làm 3 vùng:
Vùng đồng bằng: bệnh lưu hành với tỉ lệ nhiễm cao trên 5%.
Vùng trung du và ven biển tỉ lệ nhiễm 1 – 5%.
Vùng núi: bệnh hiếm gặp 0 – 1%.
Tuy nhiên từ năm 2000 trở lại đây, dự án Quốc gia phòng chống giun sán đã điều tra tại một số vùng ven biển hoặc miền núi đã phát hiện những ổ bệnh khu trú và có tỉ lệ nhiễm rất cao: Nghĩa Sơn (Nghĩa Đàn – Nghệ An): 31,77%. Gia Ninh (Quảng Ninh – Quảng Bình) 19,37%, Khánh Nam (Khánh Vĩnh – Khánh Hoà) 13,2%, Khánh Trung (Khánh Vĩnh – Khánh Hoà) 9,29%.
Chủng loại giun chỉ:
Ở đồng bằng Bắc Bộ tuyệt đại đa số các trường hợp nhiễm giun chỉ đều là B.malayi (80 – 95%).
B.malayi là chủng loại giun chỉ thường gặp ở vùng lúa nước (theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới) W.bancrofti gặp ở các điểm điều tra Sơn Tây, Hoà Bình; đây là những vùng bán sơn địa.
Chu kì của ấu trùng giun chỉ:
B.malayi đều xuất hiện chu kì đêm, mật độ ấu trùng xuất hiện máu ngoại vi vào hai đỉnh 22 giờ và 4 giờ sáng.
Ở Việt Nam chưa gặp B.malayi chủng bán chu kì. Chủng này có thể gặp ở Malaysia, Xrilanca, Indonesia, Thái Lan và một số đảo Thái Bình Dương.
W.bancrofti cũng chủ yếu là chủng chu kì đêm. Mật độ ấu trùng xuất hiện máu ngoại vi 2 – 4 giờ sáng.
Ở Việt Nam không gặp chủng bán chu kì ngày như ở vùng các đảo Thái Bình Dương.
Tỉ lệ nhiễm bệnh theo giới, tuổi:
Không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Bệnh tăng dần từ lứa tuổi 16 – 20 tuổi và bệnh nhiễm cao ở lứa tuổi 30 – 40.
Vật chủ trung gian:
Muỗi truyền bệnh giun chỉ ở nước ta thuộc giống Mansonia, đây là loài muỗi hút máu về đêm, sinh sống ở các hồ ao có bèo Nhật Bản. Vì vậy B.malayi do Mansonia cũng là loài giun chỉ chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ.
Ngoài ra, muỗi Culex là muỗi phổ biến ở đồng bằng và trung du, vùng bán sơn địa, hút máu về đêm. Loài muỗi này có khả năng phát triển trong các vũng nước quanh nhà, các dụng cụ chứa nước gia đình, loài muỗi này truyền giun chỉ W.bancrofti.
Mật độ ấu trùng:
Mật độ ấu trùng trong máu có ảnh hưởng tới sự lan truyền của bệnh giun chỉ. Nhiều tác giả cho rằng: với mật độ 3 ấu trùng/ml máu là thuận tiện nhất cho muỗi truyền bệnh giun chỉ. Nếu mật độ thấp hơn hay cao hơn đều hạn chế sự lan tràn của bệnh.
Ở Việt Nam theo điều tra Viện Sốt rét – KST – CT Trung ương, năm 1980 mật độ ấu trùng trung bình là 7 – 8 ấu trùng/ 60ml, mật độ này thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây của Tsiua San và Phan Đình Luyện, 1960. Điều này chứng tỏ mức độ bệnh giun chỉ ở nước ta giảm so với thời gian trước 1960.