Nội dung

Nội soi siêu âm trực tràng

Định nghĩa

Siêu âm nội soi trực tràng là thủ thuật mà đầu dò siêu âm có tần số cao được đưa vào trong trực tràng.

Chỉ định

Phân loại ung thư đại trực tràng theo TNM.

Theo dõi tái phát sau điều trị hóa chất, tia xạ.

Chẩn đoán các tổn thương dưới niêm mạc ép vào thành trực tràng.

Tổn thương thâm nhiễm trực tràng.

Phát hiện tổn thương cơ thắt hậu môn.

Áp xe quanh hậu môn, rò hậu môn.

Hướng dẫn chọc hút áp xe quanh hậu môn.

Chống chỉ định

Thận trọng người già, hen phế quản, bệnh nhồi máu cơ tim.

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa sâu Tiêu hóa.

Phương tiện, thuốc

Dụng cụ

Máy soi siêu âm nội soi. Đầu dò siêu âm nội soi trực tràng.

Máy hút, máy theo dõi mạch, huyết áp, SpO2.

Thuốc

Seduxen, buscopan, midazolam, fentanyl.

Người bệnh

Giải thích, đồng ý làm thủ thuật.

Các bước tiến hành

Tư thế người bệnh

Tư thế nằm nghiêng trái hoặc nằm ngửa.

Tiền mê bằng seduxen hoặc midazolam/ fentanyl gây mê tĩnh mạch hoặc nội khí quản tùy trường hợp. Phải theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.

Kỹ thuật

Thụt tháo như soi trực tràng, đại tràng sigma.

Tiến hành soi đại tràng sigma bằng ống mềm trước siêu âm nội soi đại trực tràng để đảm bảo đại tràng sạch không có dị vật gây nhiễu hình ảnh siêu âm.

Thụt thêm 100 ml nước vào trực tràng để làm thẳng giữa phần trên và giữa của trực tràng.

Cố gắng theo đường cong trực tràng đưa đầu dò vào đại tràng sigma đoạn xa và chú ý không bơm hơi.

Bóng ở đỉnh đầu dò được bơm căng tạo nên một cửa sổ âm giữa trực tràng và đầu dò.

Dù loại đầu dò nào cũng cho hình ảnh giải phẫu trực tràng tương tự nhau cũng như các tổn thương.

Rút dần đầu dò ra đánh giá trực tràng trên, giữa và các vùng xung quanh cũng như cơ thắt hậu môn.

Nếu đánh giá cơ thắt hậu môn, đầu dò được rút ra quan sát hình ảnh cơ thắt trong và cơ thắt ngoài.

Theo dõi và xử trí tai biến

Ít tai biến: chảy máu, thủng trực tràng

Tài liệu tham khảo

Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Tiêu hóa (2001) “Ứng dụng nội soi trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa” trang 127-142.

Gress.F, Savides.T (2007) “Endoscopic Ultrasonography” page 160-171.