Nội dung

Bọ xít hút máu và vai trò truyền bệnh

Bọ xít hút máu có tên khoa học Triatoma rubrofasciata, là vector truyền bệnh Chagas lưu hành phổ biến ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Loài bọ xít này có xu hướng đốt máu trên mặt người, nên chúng còn được gọi là “kissing bugs”.

Vị trí phân loại

Giới: Động vật Animalia

Ngành: Chân khớp Arthropoda

Lớp: Côn trùng Insecta

Bộ: Cánh nửa Hemiptera

Họ: Bọ xít bắt mồi Reduviidae

Phân họ: Bọ xít hút máu Triatominae

Giống: Bọ xít hút máu Triatoma

Loài: Bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata De Geer 1773

Số loài của phân họ triatominae là: 142 loài

Tất cả các loài trên đều hiện diện ở khu vực Mỹ La Tinh, ngoại trừ có 14 loài hiện diện tại khu vực châu Á (13 loài đặc hữu chỉ hiện diện tại khu vực Châu Á và một loài hiện diện trên toàn thế giới: Triatoma. rubrofasciata).

Có 3 loài là vector chính quan trọng truyền ký sinh trùng Tripanosoma cruzi là: Triatoma infestants. Triatoma. dimidiata và Rhodnius prodnius. Ngoài ra còn có 17 loài bọ xít hút máu là vector phụ truyền ký sinh trùng Tripanosoma cruzi, trong đó có loài Triatoma. Rubrofasciata (Theo tài liệu Lent et al. 1979. Revition of the Triatominae and their significance as vectors of chagas disease).

Các giai đoạn phát triển

Vòng đời phát triển của bọ xít hút máu Triatominae khoảng trên, dưới 300 ngày (tùy thuộc vào điều kiện môi trường).

Trứng: màu trắng, chuyển sang màu đỏ nhót thì nở.

Thời gian phát triển: 13 – 16 ngày, tỉ lệ nở con đạt: 85,7% – 95,2%

Thiếu trùng: 1 – 5 giai đoạn

Giai đoạn trưởng thành: Bọ xít đẻ trứng rời rạc, đẻ làm nhiều lần khác nhau, trung bình mỗi con cái đẻ 200 trứng.

Trứng → Thiếu trùng 1,2,3,4,5 → Trưởng thành

Giai đoạn bọ xít trưởng thành, cơ thể có màu nâu tối phớt màu đỏ nhạt. Phần đầu hơi kéo dài. Râu đầu có 4 đốt, đốt thứ hai dài nhất, đốt 3 và đốt 4 vuốt nhỏ lại giống như lông cứng, đốt 4 màu trắng sáng. Phụ miệng kiểu chích hút gọi là vòi, có 3 đốt.

Tập tính và sinh thái hoạt động của bọ xít thuộc phân họ triatominae

Ban ngày bọ xít thường ẩn mình trong các kẻ hở trong tường vách, các kho tối chứa đồ trong nhà, đặc biệt của các loài bọ xít này là ưa thích sống trong các vật liệu bằng gỗ, lá…ở những nơi ít người qua lại. Bọ xít thường xuất hiện vào ban đêm lúc người đang ngủ (nghiên cứu tại Hà Nội năm 2012 do PGS. TS Nguyễn Văn Châu đứng đầu cho thấy, 98,96% bọ xít hút máu hoạt động vào ban đêm). Do chúng có xu hướng đốt máu trên mặt người, nên còn gọi loài bọ xít này là kissing bugs.

Khu vực bọ xít hút máu phát triển

Các loài bọ xít Triatominae phát triển phổ biến ở các vùng quê nghèo ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Tại những khu vực này người dân sống trong những ngôi nhà có điều kiện kinh tế, vệ sinh thấp. Ở Việt Nam, loài bọ xít này thường xuất hiện và làm ổ tại những ụ gỗ để lâu ngày không sử dụng và ít người qua lại.

Cách thức lây truyền bệnh

Ở những vùng lưu hành bệnh Chagas, kiểu lan truyền chủ yếu là do một loài vector côn trùng được gọi là bọ xít triatomine. Bọ xít bị nhiễm Trypanosoma. cruzi do đốt máu của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh. Ký sinh trùng T. cruzi phát triển qua 2 vật chủ. Thông qua vector trung gian là bọ xít khi hút máu người và ký sinh trùng trong người sẽ được truyền qua bọ xít. Trong cơ thể bọ xít các ký sinh trùng sẽ phát triển nhanh thành dạng có roi dài. Bọ xít không truyền thẳng mầm bệnh vào người và động vật khi hút máu. Mầm bệnh Trypanosoma cruzi ở phân, nước tiểu của bọ xít thải ra khi đang hút máu sẽ xâm nhập vào cơ thể người qua vết đốt hoặc vết trầy xước da do ngứa và gãi. Khi đã ở bên trong cơ thể chúng sẽ xâm chiếm tế bào, ở đây chúng biệt hóa thành dạng không roi (amastigotes) nội bào. Các trùng không roi sẽ nhân lên bằng cách phân đôi và biệt hóa thành trùng có roi (Trypanosoma cruzi), và sau đó được phóng thích vào máu. Chu kỳ này được lập lại ở từng tế bào bị nhiễm. Sự sao chép lại tiếp tục chỉ khi ký sinh trùng vào một tế bào khác hoặc được một côn trùng truyền bệnh khác ăn vào.

Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng Trypanosoma cruzi qua vật chủ người và bọ xít

Các triệu chứng của bệnh chagas

Các bệnh nhân xuất hiện trong hai giai đoạn: một cấp tính giai đoạn, trong đó xảy ra không lâu sau khi một ban đầu bị nhiễm trùng, và một mãn tính giai đoạn đó phát triển qua nhiều năm.

Trong giai đoạn thể cấp tính, sau thời gian ủ bệnh âm thầm từ 1 – 3 tuần đầu, bệnh có phản ứng tại chỗ vết đốt, nơi ký sinh trùng xâm nhập như bị phù nề do viêm, hạch bạch huyết trong vùng gần chỗ vết đốt sưng lên; thường nếu bị đốt ở vùng mặt thì bị viêm mí mắt một bên. Các dấu hiệu này kéo dài khoảng một tháng. Sau đó, ký sinh trùng theo máu phát tán khắp cơ thể với biểu hiện sốt cao từ 38 – 40oC, sốt không đều, sốt kéo dài khoảng hai tuần. Ngoài ra, có các dấu hiệu đi kèm như phù mặt, chi, điển hình là phù một bên mí mắt; viêm cơ tim cấp với triệu chứng nhịp tim nhanh, tiếng tim nhỏ, huyết áp hạ, tim to; gan, lách, hạch bạch huyết sưng to; đồng thời có những biểu hiện viêm não. Tuy nhiên, giai đoạn này thường hay bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác không phải là duy nhất cho bệnh Chagas.

Giai đoạn thể mạn tính kéo dài nếu người bệnh vượt qua được giai đoạn cấp tính. Trong giai đoạn này, các triệu chứng lâm sàng giảm dần nhưng không khỏi hẳn. Bệnh chuyển qua thể mạn tính, tiến triển âm thầm và kéo dài. Bệnh có thể tái xuất hiện với những biến chứng, di chứng ở não, tim và hệ tiêu hóa. Di chứng ở tim thường gặp là biểu hiện hồi hộp, đau vùng trước tim, to tim toàn bộ gây nên sự bất thường về nhịp tim và có thể dẫn đến tử vong đột ngột. Di chứng ở ruột thường thấy là thực quản và đại tràng bị phì đại.

Tài liệu tham khảo:

Schofield C.J. & Galvao C. (2009). Classification, evolution, and species groups within the triatominae. Acta Tropica 110,88-100 (special issue doi 10:1016/j.Acta Tropica. 2009.01.010).
Schuh R.T.& Slater J.A. True Buys of the world (Hemiptera: Heteroptera). Classification and Natural History. Cornell University press, New York. 336pp.
Ambrose, D. P., 1999. Assassin buys. Science publishers, Inc., Enfield, new Hampshire: 337p.
WHO (2008). Report WHO on Reduviidae 5 – 7 May 2008.
Rozedaal J,A. 1997. Triatominae Buys. Vector control. Who, Geneva: Chapter: 210 – 237.
Rassi A, Rassi A Marin-Neto JA (April 2010). “Chagas disease”. Lancet 375 (9723): 1388-402.
Theo tài liệu Lent et al. 1979. Revition of the Triatominae (Hemiptera, Reduviidae), and their significance as vectors of chagas disease, Bull. Am. Mus. Nat. Hist. (1979) 163:127 -520p).
http://Vi.wikipedia.org/wiki/Triatomine