Nội dung

Định lượng t-uptake

ĐỊNH LƯỢNG T-UPTAKE

 

NGUYÊN LÝ

Thyroxine (T4) là hormon có tác động trên chuyển hóa chung. Định lượng T4 quan trọng trong việc chẩn đoán phân biệt giữa bình giáp, cường giáp và nhược giáp. Phần lớn thyroxine gắn với protein vận chuyển (TBG, prealbumin và albumin), do vậy việc xác định thyroxine toàn phần chỉ cung cấp thông tin chính xác khi khả năng gắn kết thyroxine trong huyết thanh là bình thường. Nội tiết tố tuyến giáp tự do trong trạng thái cân bằng với nội tiết tố gắn với protein mang. Một thay đổi trong nồng độ TBG có thể dẫn tới nồng độ T4 toàn phần đo được tăng hoặc giảm mặc dù nồng độ

T4 tự do vẫn nằm trong khoảng bình giáp. Xét nghiệm T-uptake (chỉ số gắn kết thyroxine) cung cấp một phép đo cho các vị trí gắn kết thyroxine còn trống.

T-uptake (Chỉ số gắn kết T4) được đinh lượng theo nguyên lý miễn dịch cạnh tranh sử dụng phương pháp miễn dịch hóa phát quang hay điện hóa phát quang.

Đầu tiên: Mẫu bệnh phẩm, T4 ngoại sinh, và T4-polyhapten đánh dấu biotin cho tiếp xúc với nhau. T4 chiếm giữ các vị trí gắn kết tự do trong mẫu huyết thanh.

Sau khi thêm kháng thể đặc hiệu kháng T4 đánh dấu phức hợp ruthenium, polyhapten và dẫn xuất kháng thể phản ứng với nhau tạo thành một phức hợp, nồng độ của phức hợp tỷ lệ nghịch với nồng độ của T4 ngoại sinh dư thừa. Phức hợp miễn dịch này trở nên gắn kết với vi hạt phủ streptavidin thông qua sự tương tác giữa biotin và streptavidin.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

01 cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh

Phương tiện, hóa chất

Dụng cụ lấy máu: Bông cồn, bơm tiêm, ống đựng máu, găng tay.

Hóa chất: Hóa chất định lượng T-uptake, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng Tuptake.

Máy móc: Có thể sử dụng các máy như Cobas e411, e170, e601, rchitect…

Người bệnh

Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.

Phiếu xét nghiệm

Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Lấy bệnh phẩm

Lấy 3ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc có chất chống đông là Heparin, K3-EDTA, Natri Citrate, Kali Oxalat, Natri Floride.

Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hay huyết tương.

Bệnh phẩm ổn định 8 ngày ở 2-8°C, 3 tháng ở -20°C.

Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2giờ.

Sau khi lấy máu, đem ly tâm ở 4000 vòng trong 5 phút tách lấy huyết thanh.

Tiến hành kỹ thuật

Sau khi tách được huyết thanh, bệnh phẩm được chuyển đến máy phân tích

Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm T-uptake. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm T-uptake. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm T-uptake đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.

Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).

Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích

Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm

Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy

Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Bình thường T-uptake: 0.8-1.3

T- uptake

T- uptake >1.3 có thể suy giáp hay nồng độ TBG cao.

NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng khi:

Huyết thanh vàng: Bilirubin

Tán huyết: Hemoglobin

Huyết thanh đục: Triglyceride

Biotin 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối. + RF

Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).