Nội dung

Kỹ thuật cắt tuyến cận giáp trong  cường tcg nguyên phát do quá sản hoặc u hoặc ung thư tcg

 

Đại cương

Định nghĩa

Hormon tuyến cận giáp có tác dụng điều hòa lượng calcium và phosphor  trong cơ thể. Cường tuyến cận giáp (CTCG) là tình trạng cơ thể sản xuất ra quá nhiều hormon tuyến cận giáp. Tình trạng này xảy ra ở quá sản tuyến, u tuyến hay hiếm gặp hơn là ung thư tuyến cận giáp.

Triệu chứng

Đa số người bệnh CTCG không có triệu chứng đặc hiệu. Triệu chứng thường xuất hiện chậm và rất kín đáo: cảm giác yếu mệt hoặc đau nhức mơ hồ. Khi bệnh tiến triển xa, triệu chứng sẽ nặng hơn: 

Khát nước và tiểu nhiều do tăng bài tiết calcium qua nước tiểu (hypercalciuria) 

Sỏi thận, sỏi niệu quản có thể tái phát nhiều lần

Đau bụng hoặc đau thắt lưng, đau dọc theo các xương dài, đau các khớp 

Buồn nôn, nôn hoặc chán ăn, rối loạn tiêu hóa

Loãng xương (osteoporosis), dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương. Có thể gãy xương

Lú lẫn hoặc giảm trí nhớ

Yếu cơ, mệt mỏi  

Chẩn đoán 

Do bệnh CTCG thường ít có triệu chứng, đa số người bệnh không biết mình có bệnh cho đến khi phát hiện lượng calcium trong máu cao khi đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ hoặc đến khám vì một lý do khác. 

Một số bệnh lý và thuốc khác có thể làm tăng lượng calcium máu, do đó chỉ  được phép chẩn đoán CTCG khi có đồng thời lượng calcium và hormon PTH trong máu tăng cao. 

Siêu âm: thường là khối nằm ngoài tuyến giáp, tương ứng với vị trí của các tuyến cận giáp, sỏi tiết niệu.

Chụp Xquang: hình ảnh viêm xương đặc hiệu xơ nang kiểu von Reckinghause. Tại thận có thể thấy nhu mô thận bị canxi hóa hay canxi hóa ở những nơi quanh khớp, thành động mạch

Xạ hình bằng Technetium có thể xác định được vị trí của u tuyến cận giáp

Điều trị

Nguyên tắc: Phẫu thuật lấy bỏ u của các tuyến cận giáp

Chỉ định

Các trường hợp quá sản hoặc u hoặc ung thư tuyến cận giáp 

Chống chỉ định

Các bệnh nội khoa nặng không có khả năng gây mê nội khí quản.

Chuẩn bị

Người thực hiện

1 bác sĩ phẫu thuật 

1 bác sĩ gây mê    

2 bác sĩ phụ mổ 

1 kỹ thuật viên gây mê 

1 điều dưỡng dụng cụ    

1 điều dưỡng ngoài 

1 hộ lý

Phương tiện 

Máy gây mê

Dao điện

Dụng cụ mổ 

Người bệnh 

Chuẩn bị người bệnh trước mổ: vào viện trước, tối dùng thuốc an thần, giải thích và ký cam kết trước mổ, vẽ cổ trước khi mổ.

Khám và giải thích về bệnh tình cho người bệnh và người nhà người bệnh

Làm các xét nghiệm cơ bản trước mổ

Hồ sơ bệnh án:

Làm hồ sơ bệnh án theo mẫu qui định chung của Bộ Y tế 

Các bước tiến hành  

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra người bệnh 

Thực hiện kỹ thuật

Gây mê:

Gây mê toàn thân có đặt nội khí quản.

Tư thế người bệnh:

Nằm ngửa

Hai tay để dạng 

Cổ ưỡn

Độn gối dưới 2 vai 

Vị trí phẫu thuật viên và phụ: 

Phẫu thuật viên đứng cùng bên với thùy cần phẫu thuật  

Phụ 1: Đứng đối diện với phẫu thuật viên 

Phụ 2 đứng cùng phía với phụ 1 

Dụng cụ viên: đứng phía sau phẫu thuật viên 

Đường rạch da: 

Được xác định khi người bệnh ở tư thế ngồi.

Vị trí ở trên hõm ức 1 cm, tốt nhất là trùng với nếp da.

Hướng đường mổ cong lên trên. 

Các thì trong phẫu thuật: 

Thì 1 – Rạch da và bộc lộ tuyến: 

Rạch da qua lớp cơ bám da cổ, ngay phía trên của tĩnh mạch cổ trước trên lớp nông của cân cổ sau.

Tách vạt da: theo lớp vô mạch

Lên trên tới sụn giáp 

Xuống dưới tới hõm ức.

Đi vào tuyến giáp theo đường bên (không đi theo đường giữa) là đường dọc theo bờ trước của cơ ức đòn chũm. 

Tách cơ vai – móng

Tách dọc cơ ức giáp

Bộc lộ tuyến giáp (cả 2 thùy), nâng thùy tuyến giáp ra trước, vào trong

Bóc tách vào vị trí các tuyến cận giáp tìm các tuyến cận giáp: có 4 tuyến cận giáp mỗi bên 2 tuyến, nhỏ như hạt gạo, màu vàng xà cừ 

Thì 2 – Xử lý thương tổn:

Kiểm tra cả 4 tuyến cận giáp để phát hiện u tuyến cận giáp

Dùng dao điện tách u tuyến cận giáp ra và lấy bỏ

Tiến hành xét nghiệm PTH trước, trong và sau khi cắt bỏ tuyến cận giáp

Đưa các tổ chức về vị trí giải phẫu

Thì 3 – Đóng vết mổ khâu da:

Không cần khâu lại các cơ. Tổ chức dưới da khâu lại mũi rời bằng chỉ tiêu (vicryle 3/0). Da khâu bằng chỉ luồn tự tiêu dưới da.

Theo dõi sau mổ 

Chảy máu

Nói khàn

Tê tay chân – Cơn tetani: Sau mổ tiến hành theo dõi PTH, Ure, Creatinin, Điện giải đồ hàng ngày. Lượng calci huyết thanh có thể  sẽ giảm đột ngột gây ra cơn tetani cấp, vì vậy cần theo dõi và bổ sung calci kịp thời.

Khó thở 

Nhiễm trùng

Xử trí tai biến 

Chảy máu :

Mở vết mổ cầm máu lại 

Nói khàn:

Chống phù nề – corticoid – vitamin 3B

Tê tay chân – cơn tetani:

Calciclorid tiêm tĩnh mạch

Khó thở: 

Thở ôxy

Mở khí quản

Nhiễm trùng:

Kháng sinh, chống phù nề