Nội dung

Nội soi siêu âm dẫn lưu nang tụy

Định nghĩa

Là phương pháp dẫn lưu dịch, tổ chức hoại tử, mủ ở tụy dưới sự hướng dẫn siêu âm nội soi, thường gặp trong viêm tụy cấp.

Chỉ định

Đau do nang giả tụy.

Nang dịch chèn ép gây triệu chứng: nôn, gầy sút cân, vàng da.

Nhiễm trùng nang, áp xe tụy, nhiễm khuẩn hoại tử.

Chảy máu trong nang, nguy cơ nang gây vỡ phình mạch.

Nang giả tụy to > 6 cm (chỉ định tương đối).

Chọc hút nang tụy qua da, qua nội soi thất bại.

Chống chỉ định

Người bệnh bệnh tim phổi nặng, mới bị nhồi máu cơ tim.

Rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu.

Chống chỉ định khác:

Giả phình động mạch.

Khoảng cách từ nang tới thành dạ dày, tá tràng > 1cm. Nang dịch chưa khu trú.

Chuẩn bị

Người thực hiện

01 bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, 02 điều dưỡng (01 giữ canuyn, 01 phụ thủ thuật dẫn lưu).

Dụng cụ làm thủ thuật

Màn tăng sáng

Máy siêu âm nội soi với kênh sinh thiết có ĐK ≥ 3,7 mm.

Kim chọc hút qua SANS 19 G.

Guide wire 0,035 inch (1 inch = 2,54cm).

Dụng cụ nong đường thông:

ERCP cannula 4-5 F

Cathetern Soehendra 10 F

Cystotome.10 F

Bóng nong đường mật (6-8 mm) hoặc bóng CRE 12 mm. double pigtail stents 7 hoặc 10 F.

Stent dẫn lưu: Catheter nasocystic nếu nghi ngờ có hoại tử.

Thuốc: seduxen, buscopan, midazolam, fentanyl.

Người bệnh

Người bệnh ngoại trú nên nằm lưu tại bệnh viện vài ngày sau làm thủ thuật.

Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, ít chất xơ và sau đó dùng thuốc tăng co bóp ruột hoặc đặt ống thông dạ dày.

Mắc monitor theo dõi tình trạng hô hấp, mạch, huyết áp, điện tim và có thể đặt nội khí quản.

Dùng kháng sinh dự phòng.

Các bước tiến hành

Người bệnh

Nằm tư thế nghiêng trái.

Tiền mê

Bằng seduxen hoặc midazolam/fentanyl gây mê tĩnh mạch hoặc nội khí quản tùy trường hợp. Phải theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.

Kỹ thuật

Siêu âm nội soi xác định vị trí nang tụy.

Chọc kim 19G vào nang dịch dưới hướng dẫn siêu âm nội soi và hút dịch để làm xét nghiệm.

Luồn 1 guide wire vào trong nang dịch (xác định trên màn tăng sáng).

Cắt rộng đường vào bằng dao cắt (250W) hoặc dùng cystotome 10F để làm thẳng và rộng đường (nguy cơ thủng) hoặc dùng bóng nong Soehendra hoặc ống trong ERCP để làm rộng đường vào.

Đặt stent dưới nội soi: để dẫn lưu được hết dịch hoại tử, có thể đặt nhiều stent hoặc đặt catheter nasocystic hoặc cắt bỏ tổn thương hoại tử qua nội soi (ETN) nên có thể đặt nhiều guide wire vào nang dịch. Hoặc có thể sử dụng loại dung cụ tích hợp ba lớp gồm 1 kim chọc hút và 2 catheter Teflon 8,5 và 5.

Nếu có nhiều tổ chức hoại tử, có thể tiến hành dẫn lưu qua nội soi.
01 tuần sau, cần soi lại và sử dụng bóng nóng để nong đường hầm rộng 15 – 20 mm. Sau đó, soi dạ dày vào ổ và các mảnh hoại tử có thể được lấy bằng rọ Dormia, hoặc snare. Lưu ý nguy cơ chảy máu hoặc thủng hoặc tắc mạch khí.

Bơm rửa nang hoại tử qua catheter dẫn lưu dưới nội soi với 100 ml dung dịch povidone-iodine 5%.

Theo dõi và xử trí tai biến

Biến chứng sớm

Sớm: thủng vào phúc mạc

Chảy máu

Thủng thành mạch tại vị trí chọc

Vỡ giả phình mạch

Tuột stent vào nang dịch

Biến chứng muộn

Chảy máu muộn sau chọc vào mạch máu.

Nhiễm trùng sau thủ thuật: tắc stent.

Dịch ổ bụng tăng có hoặc không viêm phúc mạc.

Tài liệu tham khảo

Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Tiêu hóa (2001) “Ứng dụng nội soi trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa” Trang 127-140.

Gress.F, Savides.T (2007) “Endoscopic Ultrasonography” Trang 174-175.