Nội dung

Phẫu thuật đóng rõ trực tràng – niệu đạo

PHẪU THUẬT ĐÓNG RÕ TRỰC TRÀNG – NIỆU ĐẠO

 

Đại cương

 Rò trực tràng – niệu đạo (RTTNĐ) là một thông thương bất thường giữa trực tràng và niệu đạo, nó làm cho khí hoặc phân từ trực tràng vào niệu đạo cũng như nước tiểu chảy qua lỗ hậu môn. RTTNĐ thường là do các chấn thương hoặc các can thiệp phẫu thuật, thủ thuật niệu đạo, một số là do biến chứng của sỏi kẹt niệu đạo. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giớMột số ít RTTNĐ có thể tự đóng lại, nhưng hầu hết cần phải được điều trị bằng phẫu thuật.

Chỉ định

Rò trực tràng niệu đạo điều trị bảo tồn thất bại (điều trị bảo tồn bằng đặt sonde niệu đạo, mở thông bàng quang)

Chống chỉ định

Toàn trạng không cho phép can thiệp phẫu thuật.

Chuẩn bị

Người thực hiện: Phẫu thuật viên tiêu hoá hoặc tiết niệu hoặc phối hợp cả 2 chuyên khoa

Người bệnh: Người bệnh cần đượcchuẩn bị đại tràng trước mổ như một phẫu thuật cắt đoạn trực tràng.

Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu

Dự kiến thời gian phẫu thuật: 180 phút

Các bước tiến hành

Tư thế: Sản khoa

Vô cảm: Tê tuỷ sống hoặc mê nội khí quản

Kỹ thuật:

Đường mổ: Đường trắng giữa dưới rốn kết hợp đường tầng sinh môn

Tìm niệu đạo

Rạch da đường ngang phía trước lỗ hậu môn, bóc tách các lớp để tìm đường rò niệu đạo trực tràng. *Về tiết niệu:

Tìm thấy lỗ rò, đặt sonde bàng quang, khâu lại niệu đạo hoặc cắt đoạn nối tận tận trên sonde bàng quang

Mở thông bàng quang *Về trực tràng:

Khâu lại lỗ rò trực tràng

Làm hậu môn nhân tạo trong trường hợp tổ chức thành trực tràng mủn, nguy cơ bục cao

 

Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi

– Nhu mọi truờng hợp phẫu thuạt đuờng tiêu hóa nói chung.

Sau phẫu thuạt phối hợp 2 loại kháng sinh từ 5 đến 7 ngày, dùng 1 loại kháng sinh đường tiết niệu

– Bồi phụ đủ nuớc – điẹn giải, nang luợng hàng ngày, protein máu.

Lưu sonde tiểu 2- 3 tuần, cấy nước tiểu khi có nghi ngờ nhiễm trùng tiết niệu. Khi BN tiểu được, không còn rò thì có thể rút mở thông bàng quang

Xử trí tai biến

Chảy máu vùng tầng sinh môn, chảy máu tiền liệt tuyến: khâu cầm máu

Chảy máu bàng quang, chảy máu niệu đạo: Bơm rửa bàng quang liên tục như trong mổ u phì đại TLT

Nhiễm trùng TSM: Dùng kháng sinh liều cao, mở rộng vết thương, làm HMNT đại tràng sigma.