Nội dung

Xét nghiệm ammoniac

AMMONIAC MÁU (Ammonia blood)

 

*NHẮC LẠI SINH LÝ

– Ammoniac là một sản phẩm phế thải được hình thành như hậu quả của sự thoái giáng nitrogen trong quá trình chuyển hóa protein tại ruột và tù quá trình tiêu hóa máu có mặt trong đường tiêu hóa (Vd: trong chảy máu đường tiêu hóa). Một nguổn sản xuất ammoniac quan trọng khác là từ sự sinh tổng hợp và chuyển đổi của glutamin bởi các ống thận. Ở thận, ammoniac có vai trò như một chất đệm quan trọng.

– Trong điểu kiện bình thường, ammoniac được chuyển đổi thành urê tại gan và sau đó được thận bài xuất. Nếu một rối loạn thực thể ngăn không cho quá trình chuyển đổi nói trên xảy ra, ammoniac sẽ tích tụ trong dòng tuần hoàn. Khi tích tụ trong máu tới một nồng độ gây độc, ammoniac sẽ gây ra một tình trạng được biết dưới tên: bệnh não gan (hepatic encephalopathy). Trong tình trạng bệnh não gan, chức năng hoạt động bình thường của não bị tác động bởi nồng độ ammoniac máu cao, song không thấy có mối tương quan rõ rệt giữa mức độ nặng của bệnh não gan và nồng độ ammoniac trong huyết tương.

 

*MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM

– Để chẩn đoán bệnh não cửa chủ, tình trạng tiền hôn mê gan, hội chứng Reye và các bệnh lý thiếu hụt enzym (enzymopathies) thuộc chu trình chuyển hóa ure.

 

*CÁCH LẤY BỆNH PHẨM

– Xét nghiệm được thực hiện trên huyết tương. Máu được chống đông bằng EDTA.

– Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn 8h trước khi lấy máu xét nghiệm, song vẫn có thể được uống nước bình thường. Bệnh nhân tránh hoạt động thể lực quá mức và hút thuốc ngay trước khi lấy máu xét nghiệm.

– Ống máu cần được bảo quản trong đá lạnh và được chuyển nhanh tới phòng xét nghiệm để định lượng nồng độ ammoniac trong huyết tương.

 

*GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG

– Người lớn: 15 – 45 μg/dl hay 11 – 32 μmol/L.

– Trẻ em:  40 – 80 μg/dL hay 28 – 57 pmol/L.

– Trẻ sơ sinh: 90 – 150 μg/dl hay 64 – 1072 pmol/L.

 

*TĂNG NỒNG ĐỘ AMMONIAC MÁU

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Viêm phế quản cấp.

– Tăng nitơ máu.

– Xơ gan.

– Bệnh tâm phế cấp (Cor pulmonale).

– Chảy máu tiêu hóa.

– Suy tim.

– Bệnh lý tan máu của trẻ sơ sinh.

– Bệnh não gan (Hepatic encephalopathy).

– Suy gan.

– Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch (hyperalimentation).

– Bệnh lơ xê mi (Leucemie).

– Viêm màng ngoài tim.

– Khí thũng phổi  (pulmonary emphysema).

– Suy thận.

– Hội chứng Reye.

 

*GIẢM NỒNG ĐỘ AMMONIAC MÁU

Các nguỵên nhân chính thường gặp là:

– Tăng huyết áp vô căn (essential hypertension).

– Tăng huyết áp ác tính.

 

*CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ ammoniac máu là: heparin, một số thuốc lợi tiểu (Vd: furosemld, acetazolamsd) và axit valproic.

– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ ammoniac máu là: neomycin,tetracyclin, diphenyl hydramln, isocarboxazid, phenelzin, tranylcypromln, heparin và lactulose.

– Hút thuốc lá.

– Gắng sức quá mạnh.

– Chế độ ăn chứa quá nhiểu hay quá ít protein.

 

*LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG AMMONIAC MÁU

– Xét nghiệm rất hữu ích trong chẩn đoán: bệnh não cửa chủ (encephalopathieporto-cave), hội chứng Reye và các bệnh lý enzym của chu trình tạo urê.

– Xét nghiệm này có thể được sử dụng để xác định liệu tình trạng rối loạn chức năng gan có phải là nguyên nhân gây nên các triệu chứng như lú lẫn, ngủ quá mức, hôn mê và dấu hiệu bàn tay kiểu chim vỗ cánh run (flapping tremors). Do có nhiều tình trạng lâm sàng khác có thể gần giống như hôn mê gan hay bị nặng thêm ở bệnh nhân có tình trạng xơ gan (Vd: chảy máu tiêu hóa, dùng một số thuốc như barbituric, thuốc giảm đau, opỉat, lợi tiểu…).

– XN cũng có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả của điều trị đối với bệnh gan (Vd: xơ gan).