Nội dung

Xét nghiệm t4 toàn phần

 

TTOÀN PHẦN

( Thyroxine totale sérique; Ttotale/ Thyroxine, total [T4]; Total [T4])

NHẮC LẠI SINH LÝ

     Khi nồng độ hormon giáp trong vòng tuần hoàn giảm xuống hay khi cơ thể phải đương đầu với tình trạng stress thực thể hay tâm thần, vùng dưới đồi bị kích thích để giải phóng ra hormon gây giải phóng hormon hướng tuyến giáp (TRH). Khi được tiết ra, TRH (thyrotropin – releasing hormon) sẽ kích thích thùy trước tuyến yên sản xuất hormon kích thích tuyến giáp (TSH). Sau đó TSH (Thyroid Stimulating Hormon) kích thích sản xuất và giải phóng tri – iodothyronin (T3)  và thyroxin (T4). Như vậy, thyroxin (tetra – iodothyronin [T4]) lưu hành trong vòng tuần hoàn có nguồn gốc duy nhất do tuyến giáp bài tiết và quá trình này phụ thuộc vào TSH của tuyến yên.

Hình 1. Cơ chế kiểm soát tiết các hormon giáp

     Tại tuyến giáp, idod được bắt giữ và gắn chặt vào các cặn dư thyroxin của thyroglobulin(1). Quá trình trên sẽ tạo nên các nhóm chất monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT), sau đó chúng kết hợp với nhau để tạo nên T3 (ghép đôi MIT + DIT) và T(ghép đôi DIT + DIT). Hai hormon T3 và T4 sau đó được giải phóng vào dòng tuần hoàn nhờ quá trình thủy phân thyroglobulin (Hình 2).

Hình 2. Sơ đồ tóm tắt quá trình sinh tổng hợp thyroxin

     Trong máu, T4 lưu hành dưới 2 thể:

1. Thể tự do, có hoạt tính sinh học, chiếm 0,02% T4 toàn phần.

2. Thể liên kết với protein không có hoạt tính sinh học chiếm 99,98% T4 toàn phần. Các protein vận chuyển hormon tuyến giáp bao gồm TBG (50%), TBPA (Thyroxin Binding PreAlbumin [Tiền albumin gắn thyroxin]) và albumin.

     Ở các mô, một số cơ quan như gan, thận và tuyến yên có khả năng chuyển T4 thành T3 là hormone có hoạt tính sinh học mạnh hơn.

     Nồng độ T4 tự do và T4 toàn phần có thể được định lượng trực tiếp trong huyết thanh bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ.

GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG

     45, 2 – 110 ng/L hay 58 – 141 nmol/L

    Giá trị bình thường có thể thay đổi tùy theo phòng XN.

GIẢM NỒNG ĐỘ T4 TOÀN PHẦN

     Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1. Thiểu năng giáp tiên phát (nguồn gốc tuyến giáp).

2. Thiểu năng giáp thứ phát (nguồn gốc tuyến yên hay dướu đồi).

– Suy chức năng vùng dưới đồi.

– Suy tuyến yên.

3. Giảm nồng độ các protein vận chuyển hormon giáp

– Các bệnh toàn thân nặng.

– Hội chứng thận hư.

– Thiếu hụt bẩm sinh TBG.

– Do thuốc

·        Androgen

·        Steroid chuyển hóa

·        Corticoid liều cao

·        Diphenylhydantoin

·        Salicylat

·        Chlorpropamid

·        Diazepam

·        Giảm albumin máu.

TĂNG NỒNG ĐỘ T4 TOÀN PHẦN

     Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1. Cường giáp loại T4 nguồn gốc tuyến giáp (nội sinh): bệnh Graves – Basedow.

2. Cường giáp nguồn gốc tuyến yên (hiếm gặp).

3. Dùng quá liều T4 (ngoại sinh).

4. Tăng nồng độ protein vận chuyển hormone giáp:

– Có thai.

– Bão hòa oestrogen.

– Viêm gan, xơ gan mật.

– Bệnh đa u tủy xương (myeloma).

– Bệnh chất tạo keo.

– Dùng clofibrat, phenothiazin, heroin.

– Giai đoạn sơ sinh (trong vòng 2 tháng đầu).

– Rối loạn chuyển hóa porphyin cấp từng cơn.

5. Tăng ái lực của albumin với T4

6. Bệnh Hashimoto giai đoạn sớm.

7. Bướu đa nhân độc của tuyến giáp (toxic multinodular goiter).

CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu hay BN dùng chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình trong vòng 1 tuần trước đó có thể làm thay đổi kết quả XN.

– Một số thuốc có thể có tác dụng giao thoa đối với chức năng tuyến giáp (Vd: thuốc kháng giáp trạng, lugol, lithium) hay làm biến đổi kết quả định lượng nồng độ hormone giáp (heparin, calciparin, dùng aspirin hay thuốc chống đông với liều cao, propranol).

– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ T4 toàn phần là: Amiodaron, amphetamin, clofibrat, estrogen, heparin, levodopa, methandon, thuốc viên ngừa thai, propranolol, thyroxin.

– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ T4 toàn phần là: Các steroid chuyển hóa, asparaginase, aspirin, barbiturat, carbamazepin, chlorpromazin, corticosteroid, danazol, dopamin, furosemid, muối vàng, iodide, isoniazid, lithium, methimazol, penicillin, phenylbutazon, phenytoin, kali iodur, prednision, propylthiouracil, salicycat, sulfonamid, testosteron.

LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG TTOÀN PHẦN

     1. XN đặc biệt hữu ích để chẩn đoán tình trạng cường giáp hay suy giáp nhất là khi được phân tích đồng thời với XN định lượng nồng độ T4 tự do và TSH.

     2. Xác định Ttoàn phần cho phép tính toán chỉ số T4 tự do (Thyroxin free Index [FTI]).

     3. XN có thể được sử dụng để theo dõi kết quả điều trị đối với tình trạng cường giáp. Nếu nồng độ T4 trong giới hạn bình thường, chứng tỏ thuốc điều trị có hiệu quả kiểm soát tình trạng cường giáp.

CÁC CẢNH BÁO LÂM SÀNG

     Do việc định lượng T4 toàn phần có thể bị ảnh hưởng bởi tất cả các nguyên nhân làm biến đổi nồng độ protein vận chuyển hormon, vì vậy cần định hướng đồng thời nồng độ T4 tự do, TSH và các kháng thể kháng thyrold để đánh giá chức năng tuyến giáp của bệnh nhân.

     Ghi chú:

     Cần nhắc lại là:

1. Các chế phẩm hormon tuyến giáp chứa T3 làm thay đổi nồng độ T3 mà không làm thay đổi nồng độ T4.

2. Các chế phẩm hormon tuyến giáp chứa T4 làm thay đổi nồng độ T4 và nồng độ T3 (do chuyển T4 thành Tở ngoại vi).

     Chú thích:

(1): Mặc dù phân tử thyroglobulin rất lớn, nhưng chỉ có 100 – 600 mẩu dư axit cuối chuỗi

có chứa tyrosin (được gọi là cặn dư tyrosine) và sẽ tạo ra Tvà T4 sau khi kết hợp với iod.

Một phân tử thyroglobulin ở ngoài chứa khoảng 110 mẩu dư tyrosine vào khi gắn với iod sẽ tạo được 10 MIT, 6 DIT, 5 T4 và ít hơn 1 T3.